Cảnh sát giao thông được hưởng bao nhiêu tiền phạt năm 2024

Theo Điều 76 và khoản 2 Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm của cảnh sát giao thông được giới hạn như sau:

Cảnh sát giao thông được hưởng bao nhiêu tiền phạt năm 2024

Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ có quyền xử phạt tối đa 500 nghìn đồng đối với vi phạm của cá nhân và 1 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Đội trưởng đội cảnh sát giao thông có quyền xử phạt tối đa 1,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 3 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Trưởng đồn Công an có quyền xử phạt tối đa 2,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 5 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát Giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt tối đa 15 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 30 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt tối đa 37,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 75 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông có quyền xử phạt tối đa 75 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 75 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Cảnh sát giao thông được phạt tại chỗ tối đa bao nhiêu tiền?

Điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức vi phạm được nộp phạt trực tiếp cho Cảnh sát giao thông trong các trường hợp sau đây:

1. Lỗi vi phạm hành chính bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Trường hợp này cảnh sát giao thông sẽ không lập biên bản mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ và thu tiền luôn.

Lưu ý: Nếu lỗi vi phạm được phát hiện bởi phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì cảnh sát giao thông sẽ phải lập biên bản vi phạm giao thông.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn.

Với quy định nêu trên, thông thường, cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt tại chỗ chỉ được phạt tối đa 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, cảnh sát giao thông được thu tiền phạt tại chỗ với một số lỗi vi phạm như:

- Xe máy tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

- Xe máy không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt.

- Xe máy chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

- Xe máy không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau hoặc khi thời tiết có sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

- Máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

- Xe đạp không đi bên phải theo chiều đi của mình hoặc đi không đúng phần đường quy định.

- Xe đạp dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.

Cảnh sát giao thông được hưởng bao nhiêu tiền phạt năm 2024

Các lỗi vi phạm nghiêm trọng

  • Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, điều khiển xe bằng một bánh dùng chân điều khiển xe, ngồi một bên điều khiển xe, nằm trên yên xe điều khiển xe: Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng.

Để tránh mắc phải những lỗi trên khi tham gia giao thông, cá nhân mỗi người cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về luật giao thông đường bộ. Ngoài ra, mỗi các nhân nên ý thức được trách nhiệm của mình để bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác.

Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh T.Vương

Những ngày vừa qua, thông tin lực lượng công an được giữ lại 70% số tiền từ việc xử lý vi phạm giao thông đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. Thông tin này càng được chú ý hơn bởi từ 1.1.2020 khi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành với nhiều mức xử phạt hành chính tăng cao.

Liên quan tới việc này, chiều 7.1, trao đổi với phóng viên Lao Động, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Tuyên truyền, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông khẳng định: Thông tin 70% số tiền nộp phạt được chi cho lực lượng cảnh sát giao thông là không chính xác.

Theo Thượng tá Nhật, thông tin lực lượng công an được trích lại 70% tiền phạt vi phạm hành chính theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25.7.2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa. Tuy nhiên, thông tư này đã hết hiệu lực.

Trưởng phòng Tuyên truyền, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, quy định về việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông hiện nay được thực hiện theo Thông tư 01 ngày 2.1.2018 của Bộ Tài chính và Thông tư 28/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 theo quy định của Bộ Tài Chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an, tất cả số tiền lực lượng công an xử phạt đều nộp về Ngân sách Nhà nước và sẽ được phân bổ cụ thể trung ương là bao nhiêu, địa phương là bao nhiêu dựa theo quy định của luật pháp. Số tiền đó sử dụng vào việc mua sắm thiết bị hay sử dụng vào việc gì đều căn cứ vào danh mục cụ thể của Bộ Công an.

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Lương của cảnh sát giao thông là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định pháp luật, mức lương cơ sở của cảnh sát giao thông là 1,8 triệu đồng/ tháng (Mức lương cơ sở này được áp dụng thực hiện từ ngày 01/7/2023).nullLương Cảnh sát giao thông bao nhiêu mà dầm mưa dãi nắng?luatduonggia.vn › luong-canh-sat-giao-thong-bao-nhieu-ma-dam-mua-dai-...null

Đại úy cảnh sát giao thông lương bao nhiêu?

1.2 Bảng nâng lương Cảnh sát giao thông.

Cảnh sát giao thông được phát tối đa bao nhiêu?

CSGT được phạt tại chỗ tối đa 500 nghìn đồng.nullCảnh sát giao thông được phạt tại chỗ tối đa bao nhiêu tiền? - Báo Mớibaomoi.com › canh-sat-giao-thong-duoc-phat-tai-cho-toi-da-bao-nhieu-tie...null

Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông bao nhiêu tiền?

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định”.nullPhạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào? - VOVvov.vn › o-to-xe-may › phat-canh-cao-vi-pham-giao-thong-trong-truong-...null