Cao tốc Dầu Giây Liên Khương dài bao nhiêu km?

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và du lịch địa phương mà còn đem lại tiềm năng đầu tư BĐS lớn cho các vùng địa phương nơi tuyến đường này đi qua. Việc triển khai các dự án BĐS tại các khu vực này đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và mang lại nhiều cơ hội tăng giá trị BĐS trong tương lai. Đây là một trong những khu vực đang được đánh giá cao về tiềm năng phát triển và đầu tư tại Việt Nam.

Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương nằm trong quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là dự án có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với tỉnh Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên. Ngày 20/11, Chính phủ trao quyết định đầu tư cao tốc Dầu Giây - Liên Khương cho tỉnh Lâm Đồng.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là dự án trọng điểm có quy mô lớn, có nhiều tác động theo hướng tích cực, tạo động lực cho các nhà đầu tư đầu tư nhiều dự án chiến lược, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong tương lai.

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là dự án có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên. Bảo Lộc là ví dụ điển hình cho điều này. Dự án có tổng vốn đầu tư 65000 tỷ đồng hiện đang thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn tới với Bảo Lộc. Vì sao dự án này có sức hút lớn như vậy? Hãy cùng Casland tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thông tin dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

  • Thời gian khởi công: Quý 4/2020 
  • Tổng chiều dài: 200,3 km
  • Làn xe: 4 làn đường tiêu chuẩn loại A, chiều rộng mặt đường là 25m.
  • Vận tốc thiết kế: Tối đa là 100km/ giờ.
  • Tổng vốn đầu tư: 65.000 tỷ đồng.

Vốn đầu tư của dự án được huy động từ nguồn vốn từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và hình thức BOT. Tổng vốn này đã bao gồm chi phí xây dựng và giải tỏa mặt bằng cho người dân ở tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.

  • Điểm bắt đầu: Nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai.
  • Điểm kết thúc: Chân đèo Prenn thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Bản đồ hướng tuyến của dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

  • Giai đoạn xây dựng:

Dự án được chia thành 3 giai đoạn: Dầu Giây – Tân Phú (khoảng 60m), Tân Phú – Bảo Lộc (66km), Bảo Lộc – Liên Khương (73km). Cụ thể như sau:

Đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú ( khởi công quý 4/2020 )

Đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có chiều dài khoảng 60km với vốn đầu tư hơn 7000 tỷ đồng theo hình thức BOT. Đoạn đường này sẽ chạy qua 4 huyện của tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất sử dụng là 460ha. Trong đó, ở huyện Thống Nhất là 64ha, ở huyện Xuân Lộc là 16ha, ở huyện Ðịnh Quán là 160 ha, ở huyện Tân Phú là 220 ha. 

Đoạn Dầu Giây – Tân Phú sẽ có một điểm giao với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Đoạn cao tốc này được mong đợi sẽ hoàn thành vào năm 2021 để kết nối 3 vùng kinh tế quan trọng là TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu với khu vực Tây Nguyên. 

Bản đồ tuyến các tuyến cao tốc quan trọng nối TPHCM với các vùng kinh tế quan trọng.

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

Đoạn đường này có chiều dài là 66km chạy qua địa bàn của cả Đồng Nai và Lâm Đồng. Chi phí xây dựng là 17.000 tỷ đồng. Ở giai đoạn này, vốn được huy động từ hình thức vay vốn của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, mà không có hình thức BOT như giai đoạn đầu. 

Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Bảo Lộc – Liên Khương có chiều dài 73km là giai đoạn cuối của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Tổng kinh phí cho đoạn này là 13.000 tỷ đồng. Trong đó, 3000 tỷ đồng được huy động từ ngân sách Nhà Nước. 

Những lợi ích của đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương khi hoàn thành sẽ thay đổi diện mạo tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể như sau:

Về giao thông

Hiện nay chỉ có hai tuyến giao thông chính từ TPHCM đến Lâm Đồng là đường hàng không và QL20. Do vậy, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ giúp giảm áp lực giao thông cho QL 20. Với một điểm giao với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, thời gian di chuyển từ TPHCM đến thành phố Bảo Lộc chỉ còn 2 tiếng, lên thành phố Đà Lạt là 3 tiếng.

Về du lịch

Khi hoàn thiện, đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Khu vực Tây Nguyên có rất nhiều yếu tố tiềm năng để phát triển du lịch như khí hậu ôn hòa, cảnh quan còn nhiều hoang sơ. Tuy nhiên, đa số mọi người mới chỉ biết đến thành phố Đà Lạt. 

Hay như ngay trong tỉnh Lâm Đồng, thành phố Bảo Lộc có khí hậu và nhiều cảnh đẹp như Đà Lạt, tuy nhiên du lịch cũng chưa phát triển. Tuyến cao tốc đi qua Bảo Lộc hứa hẹn mang tới triển vọng lớn cho du lịch của thành phố. 

Chùa Linh Quy Pháp Ấn – một địa điểm du lịch đẹp tại thành phố Bảo Lộc. 

Cao tốc Dầu Giây –  Liên Khương sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển lên các tỉnh khác ở Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông. Nhờ vậy, khả năng thu hút khách du lịch từ các tỉnh Nam Bộ đến với khu vực này hứa hẹn là sẽ tăng lên. 

Không chỉ Bảo Lộc hay Đà Lạt được hưởng lợi, một tam giác du lịch TPHCM – Đà Lạt – Nha Trang sẽ được hình thành nhờ tuyến cao tốc.

Về kinh tế

Với vai trò tăng kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được đánh giá là động lực phát triển kinh tế giao thương giữa hai khu vực này.

Đối với ngành nông nghiệp, khi mà chi phí vận chuyển giảm xuống, chất lượng nông sản được đảm bảo, nhu cầu cũng sẽ tăng lên.

Thị trường chính không chỉ là TPHCM nữa mà có thể mở rộng sang các tỉnh thành xung quanh.

Du lịch và dịch vụ cũng là những ngành được mong đợi sẽ giúp phát triển kinh tế cho khu vực. 

Về cơ sở hạ tầng

Khi du lịch và kinh tế phát triển, thì cơ sở hạ tầng cũng sẽ được quan tâm đầu tư. Nhờ đó mà người dân ở đây sẽ được hưởng nhiều tiện ích và giao thông tốt.

Chất lượng đời sống người dân cũng sẽ được tăng lên. Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và hiện đại sẽ là yếu tố thu hút nhiều nhà đầu tư tới với khu vực này. Bất động sản là một trong số đó. 

Hệ thống hạ tầng của thành phố đang được chú trọng xây dựng để thu hút đầu tư.

Ý nghĩa đối với lĩnh vực bất động sản 

Theo quy hoạch của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, Bảo Lộc sẽ trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh và thành phố hạt nhân khu vực Nam Tây Nguyên.

Để phát triển ngành du lịch, văn hóa, dịch vụ của địa phương. Thành phố Bảo Lộc đang đón nhận nhiều dự án lớn.

Ví dụ như: Dự án sân golf tiêu chuẩn quốc tế Lộc Phát – Lộc Thắng có diện tích lên tới 200ha; Dự án tổ hợp dịch vụ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao có diện tích khoảng 10.000m2. 

Khí hậu mát mẻ của Bảo Lộc rất thích hợp cho các chuyến nghỉ dưỡng.

Với khí hậu ôn hòa, cảnh quan đẹp chưa bị du lịch hóa, Bảo Lộc được đánh giá phù hợp với bất động sản nghỉ dưỡng.

Từ năm 2019, nhiều công ty, tập đoàn bất động sản lớn trong nước đã đến Bảo Lộc để tìm quỹ đất để triển khai các dự án nhà ở, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng,…

Một số cái tên tiêu biểu như: Vingroup, FLC, Novaland, Him Lam. Xu hướng sở hữu một ngôi nhà thứ 2 để nghỉ ngơi cuối tuần cũng là một yếu tố khiến bất động sản Bảo Lộc trở nên sôi động. 

Bất động sản gắn liền với phát triển của các con đường. Do vậy, khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đưa vào hoạt động. Bảo Lộc sẽ trở thành một điểm đến mới yêu thích của nhiều người. Nhu cầu nhà ở, khách sạn, resort vì vậy mà cũng sẽ tăng lên.

Hiện tại quỹ đất ở Bảo Lộc vẫn còn nhiều, giá cả phải chăng. Nếu bạn đang muốn đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, thì Bảo Lộc đang là một lựa chọn tốt cho bạn.

One thought on “【Thông Tin A – Z】Cao Tốc Dầu Giây – Liên Khương ( Đà Lạt ) 2020

  • Tuấn

    trên 6 Tháng Hai, 2021

    Ai mà thèm nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc, một vùng đất nông nghiệp, khí hậu nóng bức, dân chúng xô bồ? Nếu đã có cao tốc thì người ta chạy ráng thêm 1 tiếng đường cao tốc nữa là lên tới Đà Lạt ăn chơi cho đẳng cấp. Tại sao phải Bảo Lộc?

    Cao tốc Dầu Giây Liên Khương bao nhiêu km?

    Đoạn Dầu Giây – Liên Khương Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 200,3 km. Điểm đầu đường cao tốc nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, và điểm cuối nối với đoạn Liên Khương – Prenn tại nút giao sân bay Liên Khương.

    Cao tốc Dầu Giây Liên Khương khi nào xong?

    Đồng Nai - Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200 km đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Với phân đoạn Dầu Giây - Tân Phú đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai, tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư... đang được đẩy nhanh để phấn đấu khởi công vào năm 2023.

    Cao tốc Dầu Giây đi bao lâu?

    Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, khởi công tháng 9/2020, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng. Tuyến đường dự kiến thông xe ngày 30/4, giúp rút ngắn thời gian từ TP HCM đi TP Phan Thiết (Bình Thuận) từ 5-6 giờ, còn 2 giờ.

    Cao tốc Vĩnh Hào Dầu Giây dài bao nhiêu km?

    Dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết có tổng chiều dài 101 km tuyến chính đã được đưa vào khai thác vào ngày 19/5 và dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99 km cũng đã thông xe tuyến chính vào ngày 29/4 vừa qua.

Chủ đề