Câu hỏi về luật hướng dẫn viên du lịch nội địa

Du lịch là một ngành dịch vụ. Chắc hẳn ai làm trong ngành dịch vụ cũng được nghe đến câu: “Khách hàng là thượng đế”. Điều này không chỉ là nghiệp vụ hành nghề, mà còn là nghĩa vụ của người làm nghề dịch vụ về mặt pháp lý. Tuy nhiên, trong quá trình hành nghề, hướng dẫn viên không thể tránh khỏi những tranh cãi, mất bình tĩnh; và có thể có thái độ thiếu tôn trọng khách du lịch; như văng tục, nói bậy với khách. Vậy hướng dẫn viên du lịch nói bậy với khách có bị phạt không? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có tham gia một chuyến du lịch tại Huế gần đây. Trong quá trình tham quan kinh thành Huế, khi hướng dẫn viên thuyết trình các công trình lịch sử, tôi với anh ta có xảy ra tranh cãi. Lúc đó, anh hướng dẫn viên dù đã sai nhưng không nhận lỗi, văng tục sau đó bỏ về. Vậy cho tôi hỏi hướng dẫn viên mà văng tục với khách thì có bị phạt gì không? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là người hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch; sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để trình bày, giới thiệu và giải thích những thông tin chính xác nhất về những địa điểm, những điển tích, điển cố, di sản văn hóa và thiên nhiên của một vùng; một khu vực liên quan đến mục đích du lịch của du khách.

Hướng dẫn viên du lịch còn có thể được hiểu là người thực hiện các điều khoản nội dung được ký kết, thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch lữ hành; mang lại doanh thu cho doanh nghiệp lữ hành; đồng thời cung cấp những thông tin liên quan đến các điểm đến, điểm tham quan du lịch trong suốt chuyến hành trình.

Mời bạn đọc xem thêm:

Phạm vi hoạt động của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

  • Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc; và đưa khách du lịch ra nước ngoài.
  • Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam; trong phạm vi toàn quốc;
  • Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch; trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

Nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau đây:

  • Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn.
  • Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam; pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương.
  • Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch; dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
  • Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch; có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu.
  • Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe; tài sản của khách du lịch.
  • Tham gia khóa cập nhật kiến thức.
  • Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
  • Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Vậy hướng dẫn viên du lịch phải đảm bảo những nghĩa vụ nhất định khi hành nghề. Ví dụ như đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề; tham gia các khóa cập nhật kiến thức; hỗ trợ khách hàng trong quá trình khám phá, du lịch. Và quan trọng nhất, đối với ngành dịch vụ, thì thái độ phục vụ là quan trọng nhất. Một người hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp phải có thái độ văn minh, tận tình, chu đáo với khách du lịch.

Như đã phân tích ở trên, việc hành xử văn minh, nhã nhặn, tận tình với khách không chỉ là nghiệp vụ, là kĩ năng hành nghề; mà còn là nghĩa vụ được pháp luật quy định. Mà đã là điều được pháp luật quy định, nếu làm trái thì sẽ bị trừng phạt. Việc hướng dẫn viên nói bậy với khách chính là một cách hành xử thiếu văn minh; và có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể theo Nghị định 45/2019/NĐ-CP:

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;

b) Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;

c) Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;

d) Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

Vậy theo quy định trên, việc hướng dẫn viên nói bậy với khách trong lúc hành nghề có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức xử phạt đối với cá nhân là mức trung bình của khung hình phạt theo luật định. Do đó, nếu hướng dẫn viên nói bậy với khách, có thể bị phạt tiền đến 4.000.000 đồng.

Câu hỏi thường gặp

Hướng dẫn viên mắng chửi khách có bị phạt không?

Câu trả lời là có. Như đã phân tích, hướng dẫn viên du lịch có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Việc hướng dẫn viên mắng chửi khách hoàn toàn là biểu hiện của thái độ thiếu văn minh, do đó sẽ bị xử phạt.

Hướng dẫn viên du lịch mắng chửi khách du lịch có bị tịch thu thẻ hướng dẫn viên không?

Câu trả lời là không. Trường hợp hướng dẫn viên du lịch có thái độ thiếu tôn trọng, văn minh với khách du lịch không thuộc vào trường hợp bị tịch thu thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch nói bậy với khách có thể bị tạm đình chỉ hành nghề không?

Câu trả lời là không. Hành vi thiếu tôn trọng, thiếu văn minh trong khi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch không thuộc trường hợp bị tước quyền sử dụng thẻ, do đó sẽ không bị tạm đình chỉ hành nghề.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về việc hướng dẫn viên du lịch nói bậy với khách có thể bị phạt. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

0 trên 5

Hướng dẫn viên du lịch là nghề vô cùng hot; tuy nhiên đòi hỏi về nghiệp vụ cũng rất cao. Trước đây, các hướng dẫn viên hoạt động tự do mà không cần doanh nghiệp đứng sau trợ giúp. Giờ đây, khi quy định mới ban hành, các hướng dẫn viên du lịch bắt buộc phải giao kết hợp đồng với doanh nghiệp mới có thể hoạt động. Tuy vậy, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng muốn giao kết hợp đồng với hướng dẫn viên du lịch. Vậy doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do bị phạt không? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi là một hướng dẫn viên du lịch hiện đang thất nghiệp. Tôi mới bị công ty cho nghỉ việc gần đây. Tôi có nghe nói người lao động mất việc có thể nhận hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi không ký hợp đồng lao động với công ty nên không được nhận. Vậy công ty của tôi có thể bị phạt không? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch

Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

  • Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
  • Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
  • Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

Như vậy, để có thể hành nghề hướng dẫn viên du lịch, ngoài việc phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch ra; còn phải giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Thuật ngữ “hướng dẫn viên du lịch tự do” dùng để chỉ những hướng dẫn viên không hoạt động theo hợp đồng lao động; tự chủ giao kết hợp đồng lữ hành với khách hàng; và đặc biệt là họ nhận việc theo ý muốn, không phải do sự phân công của doanh nghiệp lữ hành.

Mời bạn đọc xem thêm:

Kể từ khi Luật du lịch 2017 có hiệu lực, lực lượng hướng dẫn viên du lịch tự do vô tình trở thành đối tượng vi phạm pháp luật. Bởi họ đang thực hiện hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp lữ hành

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
  • Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
  • Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
  • Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
  • Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
  • Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  • Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

Sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do bị phạt

Theo quy định ở trên, doanh nghiệp lữ hành phải có nghĩa vụ phải sử dụng hướng dẫn viên du lịch theo hợp đồng. Tức là khi hướng dẫn viên làm việc tại doanh nghiệp sẽ phải làm hợp đồng lao động. Điều này là hoàn toàn phù hợp trong thời buổi kinh tế hiện nay. Nhất là thời điểm dịch bệnh,

Doanh nghiệp lữ hành không giao kết hợp đồng lao động với hướng dẫn viên du lịch là vi phạm pháp luật; và sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể theo Nghị định 45/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch theo quy định;

b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch;

c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo quy định;

d) Không viết hoặc không gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi không giao kết hợp đồng lao động với hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra, đây là mức phạt đối với cá nhân vi phạm. Mức hình phạt đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần mức hình phạt quy định.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do có phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không?

Câu trả lời là không. Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do tức là về mặt căn cứ tính bảo hiểm là hợp đồng lao động thì không có. Do đó, doanh nghiệp không cần phải mua bảo hiểm xã hội cho nhân viên tự do.

Doanh nghiệp dùng hướng dẫn viên tự do có phải chịu trách nhiệm về hoạt động của nhân viên không?

Câu trả lời là không. Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do thì tức là không có hợp đồng lao động. Mà không có hợp đồng lao động thì không có căn cứ để quy kết trách nhiệm của hướng dẫn viên cho doanh nghiệp. Khi đó, hướng dẫn viên phải tự chịu trách nhiệm.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do bị phạt. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

0 trên 5