Câu thơ nhà ai Pha Luông mưa xa khơi có gì đặc biệt

Ngày đó sau 7 năm trở lại Sơn La là vì một chuyến chạy trail vào cuối tháng 4 khi mà những quả mận bắt đầu vào mùa; và mình cũng tranh thủ ghé Pha Luông sau bao ngày mong chờ.

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Hen hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

                                   Trích Tây Tiến – Quang Dũng.

Lý do mình đi Pha Luông ai cũng ngỡ ngàng. Ngày đó nhưng người bạn mới quen cùng leo đều hỏi nhau nguyên nhân cho chuyến đi này. Ai cũng có một lý do, chỉ là lý do của mình có phần hơi ngộ. Ngoài việc thích đi leo núi thì Tây Tiến chính là động lực to lớn hơn cả thể. Bài thơ đó chính là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất với mình; về một hình ảnh Pha Luông hùng vĩ đầy thơ nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi lòng của người chiến sĩ thời bấy giờ.

Ngày còn đi học mình chưa động tâm nhiều mãi cho đến những ngày sau này hay đi. Bởi vì khi thực đến một nơi nào đó rồi nghiệm lại từng lời văn câu chữ mới thấy vô vàng các cung bậc cảm xúc. Nó cô đọng ở từng câu từ mà người nghe có thể nhắm mắt và hồi tưởng ra khung cảnh đó, con người đó thật quả khiến mình nể trọng không. Phải uốn nén mọi thứ vào một bài thơ thật hữu tình và thật nghệ thì quả thật không phải ai cũng có thể. Dần rồi mình đã không biết mình thích thơ từ lúc nào. Chỉ biết là thi thoảng tức cảnh sinh tình cũng tập tành vài bản.

Mình thắc mắc mà ai cũng bật cười; nhưng mình thắc mắc thật. Vậy căn nhà đó giờ còn không, mà những người lính đi từ con đường nào để thấy căng nhà đó? Nhưng càng về sau khi càng nghĩ sau khi đến Pha Luông, mình cũng tự cho bản thân một câu trả lời; một giả thuyết tự làm hài lòng thắc mắc của bản thân.

Phải chăng vì con đường hành quân từ Lào về Việt Nam đã quá khắc nghiệt và thấm mệt? Hình ảnh những ngôi nhà ở Pha Luông hiện ra lưng chừng sườn núi heo hút và hiểm trở như một sự vui mừng vì đã thấy được dân có nghĩa là sắp được dừng chân nghỉ ngơi, và vì về được với Tổ Quốc. Mình cũng không tỏ, chỉ là tự bản thân vừa leo và vừa nghĩ mãi. Ngôi nhà đó thật ra là những ngôi nhà, là nhìn thấy thứ gọi là hy vọng.

Những lời thơ hay có phải thường “có nỗi lòng”

Mình không rõ về điều này, chỉ là nhưng con chữ câu thơ mình in trong đầu đều mang vẻ đượm buồn và trắc ẩn. Thậm chí bản thân khi thành thơ cũng bảy tám phần có nỗi lòng. Có lẽ vì lúc đó đã vỡ òa, vì có gì đó chạm vào bỏ bọc vô hình trong tâm hồn đè nén bấy lâu; thiên thời hữu ý gặp nhau rồi lại vỡ ra thành chữ một cách mượt mà.

Có những lời thơ mà nghe tiếng lòng tan thương đau đớn nhưng cũng có những lời thơ đến tư tình cũng đẹp làm sao. Cứ đọc và tưởng tượng càng khiến người ta phải thốt nên lời ôi sao mà đau thương thế. Đặc biệt là tưởng tượng ở một khung cảnh càng chân thật thì càng thấu cảm; mà càng thấu cảm thì lại càng có trắc ẩn. Quả thật con người ta tài năng làm sao.

Mong sao đi thật nhiều để cảm được nhiều, hiểu được bản thân hơn

Mình tự hứa sao này có con sẽ cho con đi thật nhiều. Như cái cách ở trong từng điều nhỏ nhoi trên đường đi đã cân bằng cảm xúc và ngộ nhận của bản thân. Mình từng nghĩ nếu ngày đó mình đi Pha Luông sớm hơn thì có lẽ bài kiểm tra phân tích Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng mình đã làm tốt hơn một tí. (cười lớn).

Didauchillout

Nhận xét nàođúngvề tác dụng của cách tổ chức thanh điệu, cách ngắt nhịp của các câu thơ sau?
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
(Quang Dũng,Tây Tiến).

A.

Bốn câu thơ có sự đan xen về thanh bằng và thanh trắc, sự chuyển đổi linh hoạt về nhịp điệu diễn tả những khó khăn, vất vả mà các chiến sĩ gặp phải trên những chặng đường hành quân gian khổ.

B.

Ba câu trên ngắt nhịp 4/3, sử dụng nhiều thanh trắc gợi lên nhịp hành quân của đoàn quân Tây Tiến, câu thơ cuối dùng toàn thanh bằng gợi nhắc khoảng thư thái sau những chặng đường hành quân không nghỉ của các chiến sĩ.

C.

Hai câu trên ngắt nhịp 4/3, sử dụng nhiều từ láy gợi cảm giác về sự gập ghềnh, khúc khuỷu của chặng đường hành quân của chiến sĩ Tây Tiến. Hai câu thơ sau dùng nhiều thanh bằng, sử dụng thủ pháp đối gợi lên giây phút nghỉ ngơi, thư thái của những người lính Tây Tiến xen giữa các cuộc hành quân vất vả.

D.

Ba câu trên ngắt nhịp 4/3, sử dụng nhiều thanh trắc gợi hình về không gian hiểm trở, khắc nghiệt. Câu thơ cuối nhịp trải dài, liền mạch, sử dụng toàn thanh bằng gợi lên một không gian xa rộng, thoáng đãng, êm đềm.

Đáp án và lời giải

Đáp án:D

Lời giải:

Ba câu trên ngắt nhịp 4/3, sử dụng nhiều thanh trắc gợi hình về không gian hiểm trở, khắc nghiệt. Câu thơ cuối nhịp trải dài, liền mạch, sử dụng toàn thanh bằng gợi lên một không gian xa rộng, thoáng đãng, êm đềm.

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Xem thêm

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì”, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào dưới đây?

  • Một ứng dụng khá quen thuộc của hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi là:

  • Nguyên nhân khách quan quan trọng nhất dẫn đến nền kinh tế Tây Âu nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  • Một sóng dừng xuất hiện trên một sợi dây đàn hồi. Sóng tới và sóng phản xạ tại một điểm:

  • Mục tiêu nào dưới đây không thuộc chiến lược ‘Cam kết và mở rộng” của Mĩ?

  • Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là:

  • Giai đoạn kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ vào

  • Xét một sóng ngang truyền trên một sợi dây đàn hồi có bước sóng bằng chiều dài dây. Trên dây có sóng dừng nếu:

  • Các nước thành viên đầu tiên của liên minh châu Âu (EU):

  • Cho phương trình sóng dừng: u = 2cos

    x.cos(10πt)(cm) (trong đó x tính bằng cm, t tính bằng s). Điểm M dao động với biên độ 1 (cm) cách bụng gần nó nhất 8 (cm). Tốc độ truyền sóng là:

Video liên quan

Chủ đề