cây ...không sợ chết đứng là gì

Có những người sinh ra đã mang bản chất ngay thẳng, vạn vật đều không thể làm họ mảy may lung lay. Người sống ngay thẳng chẳng sợ bất kì điều gì trên đời vì niềm tin của họ rất lớn. Họ luôn cho rằng, bản thân làm việc không trái với đạo lý, không thẹn với lương tâm thì có gì cũng không sợ. Như tục ngữ Việt Nam ta có câu “Cây ngay không sợ chết đứng”.

“Cây ngay không sợ chết đứng”

Câu tục ngữ này bắt nguồn từ một điển tích, từ đó rút ra bài học và lưu truyền lại cho lớp con cháu sau này. Chuyện kể rằng, có một người tú tài đi ngang qua núi thấy một bác tiều phu đang đốn củi mà lại chọn cây thẳng nên anh ta liền hỏi. Người tiều phu đó cũng trả lời ngay với anh ta rằng: “Đốn cây thẳng thì mới có giá trị, có thể làm cột nhà, hay các thứ quan trọng khác. Còn cây cong thì chỉ dùng để làm củi mà thôi”.

cây ...không sợ chết đứng là gì

Cây ngay không sợ chết đứng

Sau đó, anh ta đỗ tú tài và làm quan thì gặp ngay một vụ án nọ, dù bị thẩm tra nhiều lần những người tù tội quyết không nhận tội. Bất giác lúc đó, quan nhớ lại câu chuyện mà mình đã từng gặp năm xưa nên liền nói: “Đúng là cây ngay không sợ chết đứng”. Ý là trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được lập trường của mình, không bị ngoại cảnh thay đổi. Chỉ cần tin rằng bản thân mình làm đúng thì dù có chuyện gì cũng không thể tác động làm mình thay đổi.

Dù là xưa hay nay, hiếm có ai giữ được tính tình ngay thẳng vì môi trường sống ngày càng trở nên phức tạp. Khi những cái xấu bủa vây, con người đôi khi nhỏ bé nên khó có thể chống lại vận mệnh. Nhưng tin chắc rằng, bản thân không làm gì sai thì không có gì để sợ.

Không làm sai thì không sợ

Những anh hùng dựng nước và giữ nước thời xa xưa, ông bà tổ tiên của chúng ta cũng đã trải qua một thời oanh liệt. Trước sự tàn bạo của kẻ thù, họ nhất quyết không tiết lộ cơ mật, không khai ra đồng đội. Cuộc đời người chiến sĩ sinh ra trong thời chiến tranh đã định sẵn mạng sống của mình dành cho tổ quốc. Dù đi qua bao nhiêu năm tháng nữa, họ vẫn ở đó và sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

Xem thêm bài viết tham khảo “Gần mực thì đen, người đèn thì sáng”

Cái chết thật sự không đáng sợ, đáng sợ là sống mà như đã chết. Chúng ta sống khác với những gì mình từng nghĩ, sống sai với ý muốn ban đầu. Cho dù hoàn cảnh xung quanh có khắc nghiệt hơn thì đã sao? Bạn để hoàn cảnh tác động chứng tỏ là bạn chưa đủ bản lĩnh. Như những cái cây ngoài kia, sống thẳng tắp và không ngừng vươn lên. Đến khi bị “chết” đi, nó vẫn tự hào vì mình đã giúp ích được cho cuộc đời.

Con người chúng ta cũng nên như vậy, để lại tiếng thơm cho muôn đời dù thân xác đã rã rời. Sống là người trung thực, khảng khái thì có làm ma cũng không phải xấu hổ. Dẫu biết, làm người xấu thì dễ, làm người tốt rất khó nhưng khó khăn mới chính là thử thách. Nếu bạn cũng giống như những người xấu ở ngoài kia, cuộc sống còn gì cần phấn đấu nữa chứ?

Người ngay tiếng vang còn mãi

Mấy ai sống trên đời mà không muốn mình nhận lại sự tôn kính và yêu mến. Thế nhưng, con đường phấn đấu tới lý tưởng đó thật sự không dễ đi. Khi đứng trước oan ức, bản thân chúng ta thường mất kiểm soát, ra sức giải thích để mong vơi bớt sự khó chịu nhưng vô ích. Người không muốn tin thì cũng không muốn nghe bạn giải thích, còn người đã tin thì lời giải thích cũng không cần.

cây ...không sợ chết đứng là gì

Có lẽ rằng, chúng ta ở đây đều ít nhất một lần bị đổ oan, cảm giác đó đúng là không dễ chịu. Sự bất lực tràn đầy trong đáy mắt và tâm hồn khi mọi thứ xung quanh đều quay lưng, còn đau đớn nào hơn khi tất cả đều không tin mình? Chúng ta buộc phải đắn đo và đấu tranh. Hoặc là tiếp tục chống trả, hoặc là nhận bừa cho qua chuyện? Thế nhưng, cây ngay nào có sợ chết đứng bao giờ. Bạn không làm thì nhất quyết không nhận.

Những người cảnh sát nằm vùng, ẩn mình trong lòng địch. Họ phải đối mặt với sợ chỉ trích của đồng đội, ghét bỏ của đồng bào và sự xa lánh của người thân. Tất cả vì một nhiệm vụ nhất định phải hoàn thành. Chưa kể gần kẻ xấu như gần hổ, tính mạng có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Ngay cả khi bị chết đi, bị người đời phỉ nhổ và ghét bỏ thì họ vẫn luôn tự hào về nhiệm vụ cao cả của mình.

Sống chỉ cần không thẹn với lòng

Người tốt ở trên đời không thiếu mặc dù kẻ xấu cũng rất nhiều. Chúng ta phải hiểu mình sống như thế nào cho hiện tại và những ngày sau này? Bạn có sợ người có thế lực hay không, gặp chuyện bất bình liệu bạn có dám ra tay tương trợ. Thật ra, cuộc sống nhiều lúc khó như ý mình muốn. Bởi người ta mới có câu “Thân bất do kỷ”. Đôi khi, bạn có lòng nhưng sức lại không đủ. Giúp một người nhiều lúc chính là hại bản thân mình.

Xem thêm bài viết tham khảo “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”

Nhưng cuối cùng, bạn vẫn chọn đối mặt, lương tâm không cho phép mình thấy chuyện sai mà ngó lơ. Dù kết quả có thể nào, chúng ta cũng sẽ không hối hận về những gì mình đã làm. Chỉ cần làm việc đúng đạo lý, tin rằng người ngay sẽ luôn gặp chuyện suôn sẻ. Vậy nên, chúng ta càng phải mạnh mẽ hơn. Sự nhu nhược yếu đuối chỉ khiến cho xã hội thêm thụt lùi và ngày càng có nhiều người phải chịu oan ức hơn. Chỉ cần mình không sai, mình sẽ không cần phải sợ ai cả.

Lời kết

“Cây ngay không sợ chết đứng” là một câu tục ngữ đánh mạnh vào lương tri của những con người hiện đại ngày nay. Rằng chúng ta đừng quá sợ hãi những thế lực sai trái, lòng người mới chính là thứ đáng quý. Một tấm lòng tốt khi được chia sẻ rộng rãi sẽ tạo ra một hiệu ứng lớn mạnh. Khi bạn hiểu rõ được đạo lý đó, chuyện đúng sai của miệng đời đã không còn là vấn đề quan trọng nữa.

cây ...không sợ chết đứng là gì
Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Học cách sống là chính mình, thẳng thắn, trung thực qua câu tục ngữ ‘Cây ngay không sợ chết đứng’

(VOH) - Ông cha ta thường khuyên răn, dạy bảo con cháu hãy luôn sống ngay thẳng, trung thực để mang đến cho mình sự tự tin, đường hoàng như câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng”.

Sự ngay thẳng, chính trực là nền tảng giúp con người thành công trong cuộc sống. Bàn về đức tính tốt đẹp này, cha ông ta có câu “Cây ngay không sợ chết đứng”. Do đó, muốn tạo dựng lòng tin với mọi người, chúng ta cần sống trung thực với chính mình và người khác, không lọc lừa, dối trá.

1. Ý nghĩa của câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” là gì?

cây ...không sợ chết đứng là gì
 

Trong đời sống hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe câu “Cây ngay không sợ chết đứng”, vậy câu nói ấy khuyên răn chúng ta điều gì? Liệu đằng sau câu tục ngữ ấy ẩn giấu bài học quý giá nào của người xưa không?

Theo nghĩa đen, “cây ngay” là cây mọc thẳng. Những loài cây mọc thẳng chẳng ngại bão táp mưa sa, vẫn đứng hiên ngang giữa trời đất, phát triển tươi tốt theo thời gian. 

“Chết đứng” là chỉ trạng thái quá bất ngờ, khiến bản thân lặng người đi và không biết xử lý ra sao. Nhưng khi ứng dụng vào câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” thì nghĩa đen của từ “chết đứng” là cây không còn sự sống ngay khi nó vẫn tồn tại ở nơi mà nó từng sinh sôi và phát triển. 

Với nghĩa bóng, “cây ngay” ám chỉ những người có lối sống trung thực, ngay thẳng, liêm khiết. Họ luôn sống, làm việc có trách nhiệm với bản thân và người khác, biết trên dưới, trước sau, không làm điều sai trái với chuẩn mực đạo đức con người. Còn “chết đứng” là chỉ cái chết oan khuất, không rõ ràng, minh bạch. Hiểu rộng ra là những hiểu lầm đáng tiếc gây nên hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến danh dự và nhân cách của mỗi cá nhân.

Vậy ý nghĩa trọn vẹn của câu “Cây ngay không sợ chết đứng” là nói đến người sống minh bạch, không làm việc trái lương tâm, không thẹn với lòng thì không cần phải sợ những tin đồn thất thiệt. Họ sẽ chẳng màng đến những lời vu khống, hãm hại của người có lòng dạ bất chính. 

Chỉ có những kẻ sống gian dối, làm điều xấu mới cảm thấy chột dạ. Những người như thế thường không nhận được niềm tin từ người khác và đánh mất luôn uy tín, danh dự của bản thân. 

Xem thêm: Người ta là hoa đất – câu tục ngữ thể hiện giá trị của con người

2. Điển tích của người xưa cùng bài học - “Cây ngay không sợ chết đứng”

cây ...không sợ chết đứng là gì
 

Khi nhắc đến câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng”, người ta lại nhớ về một điển tích ngày xưa. Vào một ngày nọ, có anh tú tài đi ngang qua núi thì thấy bác tiều phu đốn củi. Anh chàng rất đỗi ngạc nhiên khi thấy bác chỉ đốn những cây thẳng nên bèn hỏi. Bác tiều phu lý giải rằng cây thẳng mới có giá trị, làm được nhiều việc quan trọng như làm cột nhà, còn cây cong chỉ có thể dùng làm củi đốt. 

Cuộc gặp gỡ ấy cứ thế trôi qua dường như sắp chìm vào quên lãng. Nhưng khi anh chàng thi đỗ tú tài và làm quan thì gặp một vụ án khó. Dù tra khảo thế nào, người tù nhân vẫn kiên quyết không nhận tội. Chính sự kiên cường ấy đã làm anh ta nhớ đến nhớ đến câu chuyện năm xưa với bác tiều phu. Thế rồi anh ta đã rút ra được chân lý: Đúng là “Cây ngay không sợ chết đứng”. 

Thật vậy, con người dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để ngoại cảnh tác động làm thay đổi, phải giữ vững lập trường. Chỉ cần chúng ta sống ngay thẳng, trung thực, không thẹn với lương tâm cho dù cả thế giới có quay lưng lại, có nói mình sai thì bản thân cũng sẽ giữ mình và không để xã hội thay đổi.

Điển tích xưa như một lời nhắc nhở con người rằng chỉ cần sống trung thực, ngay thẳng thì không cần sợ những việc làm vu oan giá họa, những lời gièm pha ác ý của kẻ xấu. Khi chúng ta sống tốt, làm việc gì cũng biết phải trái, đúng sai thì cuộc sống cũng trở nên thanh thản, nhẹ nhàng. 

Bài học về tục ngữ “cây ngay không sợ chết đứng” chính là muốn hướng con người đến một lối sống ngay thẳng, chính trực, đây cũng là lý tưởng sống cao đẹp mà mỗi người cần noi theo.

Xem thêm: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ‘Nước chảy đá mòn’

3. Trung thực - Đức tính đáng quý của con người trong thời đại 4.0

cây ...không sợ chết đứng là gì
 

Chẳng phải tự nhiên câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” được lưu truyền đến tận ngày nay. Đây vốn là một quan điểm của người xưa muốn truyền đạt các thế hệ sau về lối sống chính trực, trung thực của con người. Nó mang một thông điệp quý giá, một bài học sâu sắc dạy chúng ta cách làm người sao cho trong sạch, thẳng ngay. 

Trong cuộc sống, khi sống trung thực và ngay thẳng sẽ mang đến cho chúng ta cảm giác thoải mái, an yên cho tâm hồn. Không những thế, chúng ta còn được mọi người tin tưởng, quý mến, tạo nên uy tín và khẳng định giá trị của bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ thấy cuộc sống này nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn rất nhiều vì mọi người đối đãi với nhau bằng một trái tim chân thành.

Thế nhưng, cuộc sống hiện đại ngày nay, mấy ai giữ được tấm lòng trong sạch, liêm khiết, chính trực của mình. Những kẻ sống giả dối, lọc lừa sẽ đánh mất niềm tin của những người xung quanh. Thậm chí là đánh mất uy tín và cả danh dự của bản thân. Họ sẽ trở nên tầm thường và thấp kém trong ánh mắt của người thân, bạn bè, đồng nghiệp,... Họ sẽ bị chột dạ, sẽ bị “tai bay vạ gió” bởi những lời gièm pha, lời đánh giá của mọi người.

Từ xưa đến nay, trung thực, ngay thẳng luôn là một đức tính tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết trung thực đúng lúc, đúng nơi, bởi chưa hẳn cứ “cây ngay” thì “không sợ chết đứng”. Đôi khi những lời nói thật lòng của chúng ta nếu không khéo léo, tinh tế cũng sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của mọi người.

Đặc biệt trong một vài trường hợp, thẳng thắn quá mức sẽ khiến chúng ta thua thiệt, thậm chí gây khó chịu cho người xung quanh. Do đó, trong giao tiếp giữa người với người hãy cư xử, ăn nói một cách tế nhị, khéo léo để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Tóm lại, với những triết lý sâu sắc ẩn giấu đằng sau câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” giúp chúng ta rất nhiều trong việc sống sao cho có ích để được mọi người quý mến và tin tưởng. Hãy luôn là chính mình, giữ vững lập trường, sống không thẹn với lòng để những giá trị tốt đẹp của bản thân luôn trường tồn mãi với thời gian.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet