Cây lưỡi hổ phát triển bao lâu

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh không chỉ có tác dụng làm đẹp cho không gian nhà bạn mà còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, lại dễ trồng và chăm sóc.

Trong số các cây cảnh nên trồng trong nhà, cây lưỡi hổ luôn được ưu tiên hàng đầu vì có nhiều lợi ích về phong thủy, sức khỏe và khiến gia chủ không mất công chăm sóc

Cây lưỡi hổ phát triển bao lâu

Cây Lưỡi Hổ

Cách nhân giống lưỡi hổ

Chuẩn bị đất

Bạn có thể trồng lưỡi hổ trong đất hoặc trong chậu tùy vào mục đích muốn sử dụng, nếu muốn trồng cây trong chậu, lưu ý nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với cây con. Đất trước khi trồng nên tiến hành trộn đất với xơ dưa, mùn trấu, vỏ thông, rơm mục, và phân chuồng ủ mục, sau đó đem ủ trong khoảng 1 – 2 tuần.

Hiện nay, lưỡi hổ có 2 cách cơ bản để nhân giống đó là: tách bụi và giâm cành

Tách bụi

Đây là phương pháp thực hiện khá đơn giản, nhưng hiệu quả mang lại rất cao, cây sinh trưởng nhanh, chất lượng cây con tốt. Đầu tiên chọn cây mẹ đang phát triển tốt, tách lấy 1 phần gốc có cây con đang mọc, lưu ý nên đợi cây con lớn có khoảng 2 lá xanh thì có thể tiến hành tách.

Nên thực hiện phương pháp này vào mùa hè, khi nhiệt độ bắt đầu tăng, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Giâm cành

Lựa chọn cây mẹ đang sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, lựa những lá non to khỏe, có màu sắc đẹp, cắt sát gốc.

Cắt đoạn lá đã cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5cm, để các khúc giống trong mát khoảng 4 – 5 giờ, cho khô bớt nước.

Giâm ½ chiều dài các đoạn ươm xuống đất đã chuẩn bị từ trước, đặt cây ở những có nắng nhẹ.

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Cây lưỡi hổ phát triển bao lâu

Cách chăm sóc cây Lưỡi hổ

Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt, tồn tại được trong những môi trường không thuận lợi, vậy nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đối dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Nhưng để cây luôn ở tình trạng tốt nhất, người trồng nên xác định sẽ cần đảm bảo các yếu tố căn bản để cây sinh trưởng khỏe mạnh

Nước tưới

Lưỡi hổ có thể chịu được khô hạn tốt, nhưng chịu ngập úng cực kỳ kém vì vậy tốt nên không nên tưới quá nhiều nước cho cây, tưới quá nhiều nước sẽ làm cây bị ngập úng, hư rễ, dần dần cây sẽ chết do dư nước. Thông thường cứ 1 tuần chỉ nên tưới 1 lần cho cây, khi tưới cũng chỉ nên tưới vừa đủ trên bề mặt đất.

Khi tưới chiên nên tưới phần đất xung quanh gốc, tránh tưới thẳng trực tiếp lên lá hoặc thân của lưỡi hổ.

Phân bón

Cứ 2 tháng 1 lần bạn tiến hành bón cho cây hàm lượng phân hữu cơ thích hợp, khi bón chỉ nên bón xung quanh về mặt gốc.

Nhiệt độ

Lưỡi hổ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 16 – 28 độc C, nếu ở môi trường phòng lạnh, thì cách 2 ngày bạn nên đem cây đi sưởi nắng 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Tưới quá nhiều nước hay để ngoài trời lạnh thường là nguyên nhân chính của các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ, các loại côn trùng, sâu, nhện sẽ nhân cơ hội này để tấn công cây, hút nhựa làm xuất hiện các đốm trên lá. Để khắc phục tình trạng này, có thể rửa sạch bằng cồn, lau sạch các bề mặt lá và tăng độ ẩm xung quanh cây.

Ngoài ra, cây còn mang lại các giá trị phong thuỷ nếu được trồng và đặt đúng hướng. Tuy nhiên trên hết, chọn và mua cây lưỡi hổ, cùng với việc chăm sóc đúng đắn mới là điều cốt lõi mà người trồng cần chú ý.

Lưỡi hổ thuộc nhóm cây mọng nước, không có thân, mọc thẳng đứng, chiều dài từ 30-80 cm. Lá lưỡi hổ dày, cứng, dạng giáo hẹp mọc thành bụi 5-6 lá. Cây lưỡi hổ có khả năng làm sạch không khí, giảm ô nhiễm. Cây lưỡi hổ Có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Do vậy, cây phù hợp để ở phòng khách, phòng làm việc và làm cây nội thất, nhất là nơi ường xuyên sử dụng máy tính. Lưỡi hổ còn được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác, với hàm ý chúc may mắn, cầu bình an và tài lộc cho người nhận.

Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ

Tập tính: Cây lưỡi hổ có khả năng chịu được khô hạn, ưa sáng và nhiệt độ ấm áp, tuy nhiên cây cũng có thể sống trong bóng râm. Cây sợ úng nước dư nước. Cây sinh trưởng khỏe mạnh khi được trồng trong loại đất pha cát có tính thoát nước tốt.

Ánh sáng: Cây lưỡi hổ trồng trong chậu không thích hợp đặt ở vị trí thiếu ánh sáng trong thời gian dài, nên thường xuyên để cây tiếp xúc với ánh nắng. Nếu không, lá cây sẽ trở nên tối màu và cây sẽ thiếu sức sống. Nhưng cũng không nên đột ngột chuyển cây từ vị trí lối ra ngoài nơi có ánh nắng, mà nên có quá trình quá độ.

Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ thích hợp với khí hậu ấm áp. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20-30°C. Cây không chịu được ré, nếu nhiệt độ thấp hơn 13 độ C, cây ngừng sinh trưởng. Để bảo vệ cây sống qua mùa đông, thì nhiệt độ không được thấp hơn 8°c. Khi nhiệt độ thấp, lá sẽ bị thối rữa bắt đầu từ phần cuống, khiến cho cây bi chết. Vì thế, vào mùa đông cần làm tốt công việc giữ ấm, chóng rét để giúp cho cây có thể sống sót qua mùa đông. Vào mùa hè, nên để cây ở nơi thoáng gió và tăng cường công tác hạ nhiệt.

Đất trồng: Cây lưỡi hổ có tính thích nghi rất tốt, sức sống bền bỉ không cần phải chăm sóc nhiều. Nếu trồng trong chậu có the pha trộn 3 phần đất vườn với 1 phần xi than để làm đất trồng. Sau đó bón lót bằng một ít bã đậu phụ trộn với phân gia cầm.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Tưới nước: Trồng cây lưỡi hổ, không nên tưới nhiều nước. Chỉ cần giữ cho đất trồng hơi ẩm ướt là được. Tưới nước nhiều sẽ khiến cho lá bị nhạt màu, thậm chí cây bị thối rễ mà chết. Việc tưới nước cần tuân thủ nguyên tắc “có lúc khô có lúc ướt, nhưng khô nhiều hơn ướt”. Đặc biệt vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí đều cao thì dễ khiến cho rễ và củ của cây bị thối. Mặc dù khô hạn trong thời gian dài không khiến cho cây bị khô héo, nhưng cây thiếu nước sẽ khiến cho lá trở nên mỏng và nhỏ lại, mất đi vẻ bóng mượt. Nếu trồng lưỡi hổ ngoài trời thì vào những ngày mưa cần phải kiểm tra xem nước có bị ứ đọng trong nhiều trong chậu hay không. Mùa đông chỉ nên tưới ít nước, việc giữ cho đất trong chậu khô ráo có tác dụng nâng cao khả năng chịu rét của cây.

Bón phân: Cây lưỡi hổ có thể sống trên đất cằn cỗi, lâu ngày bón phân một lần cũng được. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển tốt thì trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bạn cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali kết hợp bón thúc một lần. Bón phân đạm trong thời gian dài sẽ khiến cho vằn trên bề mặt lá trở nên nhạt đi. Đặc biệt là loại cây lưỡi hổ mà vằn có nhiều màu sắc khác nhau, thì cần chú ý tránh chỉ bón nguyên phân đạm. Nếu không, màu sắc sặc sỡ của vằn trên lá sẽ bị phai nhạt và trở thành màu xanh. Vào mùa thu, nên ngừng bón phân đạm, mà cần bón nhiều phân lân và phân kali hơn, để nâng cao khả năng chịu rét của cây. Mùa hè và mùa đông nên ngừng bón phân.

Cắt tía, tạo dạng: So với các loài thực vật xanh khác được nuôi trồng ở gia đình, thì cây lưỡi hổ có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Vì thế, khi cây đã mọc đầy chậu, cần phải tiến hành cắt tỉa thủ công, chủ yếu là tỉa bớt những chiếc lá già và lá ở những vị trí mọc quá dày, quá tốt để giúp cho cây có không gian sinh trưởng,

Nhân giống: Để nhân giống cây lưỡi hổ, bạn có thể sử dụng phương pháp giâm lá hoặc tách cây. Thời gian thích hợp cho việc giâm hom là từ mùa xuân đến mùa hè. Cắt lá thành từng khúc có chiều dài 15 cm, sau đó đem giâm vào trong đất cát hoặc mùn cưa, chú ý giữ ẩm. Khoảng 3 tháng sau, có thể mọc rễ. Khi giâm lá lưu ý, không được đặt ngược chiều. Đối với cây con có được bằng phương pháp giâm lá, thì những vằn trên bề mặt lá rất dễ biến mất. Lưu ý, cây lưỡi hồ sọc vàng khi giâm hom từ 1 lá cây mẹ, cây con rất dễ bị mất màu sọc vàng và chuyển thành màu xanh 100%. Để cây ươm giữ được màu sọc vàng từ cây mẹ, bạn nên chọn lá già và để nguyên lá rồi ươm xuống đất., cây con mọc lên sẽ giữ được màu sọc vàng từ cây mẹ.

Nhân giống bằng phương pháp tách cây có thể tiến hành quanh năm. Nhưng tốt nhất nên tiến hành tách cây vào mùa xuân và mùa hè. Khi ở phần gốc của cây trưởng thành mọc ra cây con, có thể cắt và trồng ở chỗ khác, để có được cây mới.

Phòng chống sâu bệnh: Khi chăm sóc cây lưỡi hổ, bạn có thể thấy một số dấu hiệu bệnh thường gặp như:

  • Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: dư nước.
  • Lá bị thâm đen và mềm: nhiệt độ quá thấp.
  • Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.
  • Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: thiếu ánh sáng.
  • Lá con quá mềm: bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian.

Để phòng tránh cần có biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải theo sự hướng dẫn.