Cây rừng có thể nhân giống bằng cách nào

VietJack

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Có nhiều phương pháp nhân giống cây trồng, các phương pháp này được chia thành nhân giống hữu tính, nhân giống vô tính, nuôi cấy mô và nhân giống bào tử. Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính là hai phương pháp nhân giống cây cảnh thường được sử dụng ở gia đình. Trong khi đó phương pháp nhân giống bào tử và nuôi cấy mô đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao, nên rất ít được sử dụng trong nuôi trồng cây cảnh ở nhà. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ giới thiệu và giải thích về một số phương pháp nhân giống thường sử dụng tại nhà gồm gieo hạt, giâm hom, tách cây, chiết cành và ghép cây, để bạn có thêm nhiều lựa chọn trong việc nhân giống cây trồng tại nhà.

1. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp gieo hạt

Phương pháp nhân giống bằng gieo hạt thích hợp với phần lớn các loại cây cảnh. Thường có hai phương pháp là gieo hạt ngoài trời và gieo hạt ở trong chậu cảnh.

Nếu gieo hạt ngoài trời, thì nên lựa chọn nơi gieo hạt có địa thế cao ráo, bằng phẳng, khuất gió, hướng về phía mặt trời, đất phải tơi xốp, thoát nước tốt. Làm đất trước khi gieo hạt cần phải chọn ngày nắng và khi đất khô. Cần phải cày cuốc thật sâu, thật kỹ để cho đất tơi xốp. Đồng thời phảỉ tiến hành khử trùng và bón lót trước khi gieo hạt.

Gieo hạt vào chậu cảnh cần phải tiến hành các bước sau: dùng mảnh sành hoặc mảnh ngói đặt chờm lên các lỗ thoát nước dưới đáy chậu cảnh. Tiến hành sàng đất rồi đổ đất hạt to xuống dưới đáy chậu, đất mịn trải lên trên.

Trước khi gieo hạt, cần phải lựa chọn hạt giống thật kỹ. Hạt giống tốt là hạt giống tròn mẩy, không sâu bệnh. Để đảm bảo sau khi gieo hạt, hạt có tỷ lệ nảy mầm cao, thì cần phải tiến hành làm một số công việc sau:

Phủ màng bọc ni-lông hoặc các loại vật dụng có tác dụng che chắn lên đất vườn ươm hoặc chậu gieo hạt giống, để giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất. Nhưng phải nhớ đục lỗ hoặc để khe hở để đảm bảo đất trồng thoáng gió thông khí.

Sau khi gieo hạt xong, nhớ rắc đất mịn lên trên, đồng thời chú ý che nắng và giữ ấm. Nếu đất hồng khô thì có thể đào rãnh ở trong vườn ươm để bổ sung nước. Đối với loại hạt giống nhỏ gieo trong chậu cảnh, thì có thể sử dụng biện pháp ngâm chậu để bổ sung nước, không phun xịt nước từ phía trên, tránh làm lớp đất bề mặt bị xáo trộn, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Đối với những hạt giống kích thước lớn, có thể sử dụng phương pháp tưới phun sương.

Sau khi hạt giống nảy mầm và chui lên khỏi mặt đất, thì nên gỡ bỏ kịp thời vật che chắn, đồng thời để cho mầm tiếp xúc dần với ánh sáng, mục đích tránh để cho mầm bị vàng. Nếu cây con mọc quá dày, thì nên tiến hành nhổ bớt, để đảm bảo mật độ hợp lý, giúp cho cây con sinh trưởng khỏe mạnh. Khi cây con mọc đến một mức độ nhất định, mật độ cây sẽ dày, chật, đinh dưỡng không thể thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng, lúc đó cần phải di chuyển cây.

2. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm hom

Giâm hom là phương pháp nhân giống cây trồng được sử dụng nhiều nhất trong trồng cây cảnh ở nhà. Cắt cành, rễ hoặc lá từ cây mẹ rồi giâm vào trong đất hoặc ngâm vàò trong nước để làm cho chúng mọc rễ đâm chồi và trở thành một cây mới. Phương pháp giâm hom thường được sử dụng đối với các loại cây cảnh mà nhị và nhụy thoái hóa hoặc hình thành hoa kép mà không thể đậu quả. Một số loại cây cảnh quý hiếm cũng có thể sử dụng phương pháp giâm hom.

Phương pháp nhân giống bằn giâm hom gồm có: giâm cành, giâm lá, gịâm rễ và giâm chồi. Trong đó phương pháp giâm cành tiện lợi nhất, hơn nữa tỷ lệ sống lại cao nên thường được sử dụng.

3. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp tách cây

Phương phán tách cây là tách một phần các cơ quan dinh dưỡng ra khỏi cây mẹ, tiến hành trồng và chăm sóc thành cây mới. Phương pháp này đơn giản, giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống và mọc nhanh. Phương pháp này thích hợp với các loài cây bụí và cây có rễ chùm. Thời gian tách cây như sau: Hoa nở mùa xuân tách vào mùa thu (tháng 10 đến tháng 11), hoa nở vào mùa thu tách cây vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 4).

4. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp chiết cành

Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc dùng đất bùn bao lại lấy cành. Chỗ đắp đất hoặc bao bùn đều phải cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập. Thực tế, chiết cành chẳng qua là phương pháp giâm cành mà cành giâm không tách rời khỏi cây mẹ.

Phương pháp này thường dùng cho cây cảnh mà giâm cành khó ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỷ lệ sống cao. Chiết cành thường có mấy phương pháp sau: chiết nén một cành, chiết nén nhiều cành, chiết cành cao.

  • Chiết nén một cành: Chọn một cành sát đất, uốn cong vùi vào đất, để ngọn cành lộ ra ngoài đất. Chỗ vùi cắt một vết. Không lâu sau, chỗ vết thương sẽ mọc rễ.
  • Chiết nén nhiều cành: Những cây hoa mọc thành cụm có thể dùng phương pháp chiết nén mô đất. Đầu mùa xuân, cắt thành vết thương các cành định chiết, rồi lấp đất cao lên, phủ kín các vết thương. Sau 20 – 30 ngày, các cành sẽ mọc rễ và hình thành cây.
  • Chiết cành liên tục: Những cây hoa có cành dài như hoa kim ngân, có thể dùng cách này. Phương pháp chiết cành này cho nhiều cây mới cùng một lúc.
  • Chiết cành cao: Phương pháp này thường được gọi là chiết cành. Những cây có cành cứng thô, khó nén xuống đất, thì có thể dùng phương pháp này. Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, dùng dao cắt khoanh khoảng 2cm, tách bỏ hết vỏ. Sau khi bóc bỏ lớp vỏ xong dùng dao cạo sạch lớp nhớt để tránh cho vỏ tái sinh và để từ 1 đến 2 ngày cho vỏ ráo nhụa hoặc dùng giẻ lau kỹ phần cắt. Sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt. Tiếp theo dùng đất bó bầu. Dùng nilon bọc bầu lại bao quanh cành chiết, sau đó dùng lạt buộc 2 đầu bầu. Chu ý: dây buộc phía trên nên buộc chặt còn phía dưới thì buộc lỏng hơn đề phòng vào mùa mưa khi nước lọt vào bầu thì sẽ thoát đi dễ dàng. Sau từ 2 ~ 3 tháng ta kiểm tra thấy ngọn cành chuvển màu vàng và nhìn vào bầu đất có rễ mọc ra nhiều từ màu trắng chuvển sang màu nâu thì ta cắt bầu đem đi giâm.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp chiết cành là cây con có tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, còn có một số ưu điểm khác như thao tác đơn giản, hình thành cây con nhanh, những cành chiết lần này không sống thì để sang năm tiếp tục chiết.

Nhược điểm của phương pháp chiết cành là: Cơ thể của cây con không được thay mới triệt để, sản lượng ít, không thích hợp cho việc trồng đại trà.

Thông thường, việc chiết cành phần lớn đều thực hiện vào đầu mùa xuân, khi trời ấm áp, hoa rụng, nhựa cây bắt đầu chảy. Những cây hoa thường xanh thì chiết vào tháng có mưa phùn. Cây con được chiết vào mùa xuân, sau khi trải qua thời gian sinh trưởng trong mùa hè và mùa thu, đã hình thành nên bộ rễ riêng. Trước khi cây mẹ rụng lá khoảng 1 tháng, nên tách cây con ra khỏi cây mẹ trồng vào vườn, để cây con tự sinh trưởng dựa trên bộ rễ của mình. Sau một thời gian, bạn mới trồng cây con vào chậu.

5. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp ghép cây

Ghép cây là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khỏe và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép.

Nếu gốc ghép và mắt ghép thuộc cùng một cá thể thì đây là một sự tự ghép; nếu chúng đến từ các cá thể khác nhau của cùng một loài, người ta gọi đây là sự đồng ghép, sự kết hợp giữa các loài hoặc các giống khác nhau là một sự dị ghép.

Các kỹ thuật ghép cực kỳ đa dạng. Tuy nhiên, người ta có thể phân biệt làm 2 loại chính là ghép cành và ghép mắt.

CÔNG TY GIỐNG LÂM NGHIỆP TRUNG ƯƠNG
Janet McP Dick, Nguyễn Đức Tố Lưu, Nguyễn Đức Cảnh

NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG
CÂY GỖ RỪNG NHIỆT ĐỚI


Giâm hom cành và ghépVới chú ý đặc biệt đến nhân giống Cây Lá Kim

LỜI NÓI ĐẦU

Hướng dẫn kỷ thuật nhân giống này được xuất bản với sự tài trợ của Quĩ Sáng kiến Đác Uyn, Vương Quốc Anh trong dự án Bảo tồn khôi phục và sử dụng rừng vùng núi Việt Nam (số 162/10/017). Tài liệu nhằm hướng dẫn các cán bộ vườn ươm và sinh viên lâm nghiệp các nguyên tắc cơ bản và cần thiết của nhân giống cây rừng. Tài liệu trình bày những hiểu biết tổng quát về 4 cách nhân giống sinh dưỡng chính là giâm hom, ghép, chiết và nuôi cấy mô và trong đó mô tả kỹ hai kỹ thuật giâm hom và ghép.

Hướng dẫn tập trung trình bày cho các loài cây lá kim nhưng những nguyên tắc cơ bản là chung cho nhiều loài cây gỗ rừng khác. Tài liệu được biên soạn dưới dạng song ngữ tiếng Việt và tiếng anh nên còn có thể dùng như một quyển từ điển cho chuyên môn này.www.hoalancaycanh.com

Có rất nhiều tài liệu giải thích các nguyên tắc và kỹ thuật thực hành nhân giống sinh dưỡng một cách chi tiết hơn là như trong hướng dẫn đơn giản này. Xin xem thêm phần tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, những phương pháp chính cần có thực hành. Với chú ý đến các chi tiết khi làm thực tế bất kỳ ai cũng có thể học cách nhân giống các cây rừng.www.hoalancaycanh.com

Các tác giả bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Alan Longman đã cung cấp các hình vẽ (Hình 4.2 – 4.4) lấy tử quyển “Cây rừng nhiệt đới : Hướng dẫn nhân giống và trồng rừng. Tập 1 : Giâm hom cây gỗ rừng nhiệt đới” (KA Longman và minh họa bởi RHF Wilson) và anh Nguyễn Đức Tố Huân người đã vẽ những hình minh họa khác. Đặc biệt xin cảm ơn anh Nguyễn Văn Chi, Xí nghiệp giống lâm ngiệp vùng Tây Nguyên và anh Nguyễn Văn Thắng, Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc là những người đã cung cấp tư liệu thực tế về nhân giống sinh dưỡng của các loài cây lá kim bản địa.

1.1 Tầm quan trọng của nhân giống sinh dưỡng
Phần lớn mọi người đều quen với khái niệm nhân giống cây từ hạt. Tuy nhiên nhiều loại cây trong tự nhiên có những phương thức sinh sản khác mà không cần đến hạt, ví dụ như cây chuối. Đối với cây gỗ thì có ít loài sinh sản theo hình thức sinh dưỡng nhưng chắc chắn cây gỗ có thể nhân giống theo cách này với tác động của con người.

Có 4 lý do thường gặp tại sao lại cần nhân giống sinh dưỡng cây gỗ.www.hoalancaycanh.com

Lý do nhân giống sinh dưỡng cây gỗ :

  • Duy trì chính xác tính di truyền của các cá thể
  • Nhân giống cácc loài cây không có hạt hoặc ra hoa không thường xuyên
  • Rút ngắn thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
  • Kiểm soát dạng sinh trưởng.
  • Duy trì chính xác tính di truyền của các cá thể : khi cây được nhân giống sinh dưỡng bản chất di truyền của cây non tạo thành giống y hệt cây mẹ ban đầu (tức là không có sự kết hợp tính di truyền giữa cây bố và cây mẹ như trong nhân giống hữu tính). Điều này cho phép người nhân giống có thể lựa chọn những cây tốt nhát để nhân lên. Khả năng này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng do người làm giống có thể chọn được những cây có sinh trưởng nhanh, có sức chống chịu tốt hay có những đặc tính khác về chất lượng như quả ngọt, hàm lượng nhựa cao,…cho nhân giống.
  • Nhân giống các cây không có hạt hay ra hoa không thường xuyên : nhân giống sinh dưỡng thường là cách duy nhất để giải quyết khó khăn về hạt giống, ví dụ như khi cây không tạo hạt một cách thường xuyên hoặc hạt chỉ có khả năng nảy mầm trong một thời gian ngắc hoặc khi loài cây rất hiếm không thu hái được hạt giống.
  • Rút ngắn thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng : bằng cách nhân giống từ các mô trưởng thành có thể cho phép tạo hoa và quả trên những cây nhỏ hơn, dễ dàng hơn cho việc thu hoạch, ví dụ như trong các vườn giống.
  • Kiểm soát dạng sinh trưởng, ví dụ như tạo nhữngg cây trưởng thành thấp làm cây bóng mát bằng cách ghép

1.2 Lựa chọn cây mẹ

Một dòng vô tính bao gồm tất cả các cây được nhân giống sinh dưỡng từ một cây ban đầu có nguồn gốc tứ hạt, hay còn gọi là cây mẹ, cây gốc hoặc cây đầu lòng.www.hoalancaycanh.com

Nhân giống sinh dưỡng đòi hỏi phải có thời gian, có đầu tư và quan trọng nhất là có kỹ thuật. Do vậy nên chọn những cây tốt nhất để nhân giống nếu có nhiều cây. Tuy nhiên đối với những loài cây hiếm có thể cần thiết phải nhân giống tất cả các cá thể có thể nhân giống được để tránh làm giảm tính đa dạng di truyền của loài. Đối với những loài cây như vậy cần phải bảo tồn càng nhiều cá thể càng tốt.www.hoalancaycanh.com

Tất cả các cây của cùng một dòng là đồng nhất về mặt di truyền. Tuy nhiên cũng như tất cả các cây khác những yếu tố về môi trường, cạnh tranh và những tác động tiêu cực bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Do vậy cần lựa chọn những cây mẹ một cách cẩn thận nhưng đồng thời cũng cần thiết lập các khảo nghiệm dòng, tức là trồng một số cây cùng dòng ở những địa điểm khác nhau để đanh giá khả năng sinh trưởng của cây trước khi nhân giống đại trà.

Các chỉ tiêu để chọn lọc phụ thuốc vào lý do nhân giống của loài nằng phương thức sinh dưỡng. Thông thường các chỉ tiêu chọn lọc này là :

  • Năng suất – ví dụ thể tích gỗ, số lượng và trọng lượng quả (đối với cây lấy quả).
  • Chất lượng – ví dụ tỷ trọng gỗ, độ thẳng thân, mùi vị quả.
  • Sức chống chịu – ví dụ chống chịu sâu, bệnh hay sương muối.
  • Nhân giống – vì lý do kinh tế có thể cần chọn những dòng nhanh và dễ ra rễ, cần ít thời gian nhân giống trong vườn ươm hơn.

Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn cây để nhân giống sinh dưỡng :

Năng suất VD : sinh khối Chât lượng VD : tỷ trọng gỗ, độ thẳng thân Sức chống chịu VD : sâu, bệnh, các điều kiện môi trường

Nhân giống VD : khả năng tạo chồi hay ra rễ

Video liên quan

Chủ đề