Cây trúc đào sống ở đâu

(QNO) - Mặc dù khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng ít ai biết, Trúc Đào là cây độc, toàn thân chứa kịch độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cây trúc đào sống ở đâu
Hoa Trúc Đào. Ảnh: Kiến Thức

Cây Trúc Đào có tên khoa học là Nerium oleander, phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới, ấm áp nhưng Trúc Đào cũng có thể chịu hạn hoặc sương giá tốt. Hoa Trúc Đào rất bắt mắt với màu sắc rực rỡ. Trúc Đào rất được ưa chuộng để chọn trồng trong nhà vườn, trồng làm cảnh.

Mặc dù khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng ít ai biết, toàn thân Trúc Đào lại chứa kịch độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Y học cổ xưa đã công nhận Trúc Đào rất độc. Bò, ngựa ăn phải một số lá Trúc Đào tươi đã bị ngộ độc. Người ăn thịt súc vật chết vì lá Trúc Đào cũng bị ngộ độc. Nếu con người ăn 10 lá Trúc Đào, có thể gây nguy kịch cho người lớn và tử vong ở trẻ em.

Đáng kể nhất trong số các chất độc có trong cây Trúc Đào là neriin và oleandrin. Đây là các chất có hầu hết trong tất cả các bộ phận nhưng tập trung nhiều nhất ở nhựa cây màu trắng sữa. Ngoài ra, vỏ và gỗ còn tươi của thân cành Trúc Đào độc hơn lá, có chứa chất rosagenin, một chất độc thần kinh.

Cây trúc đào sống ở đâu
Cây Trúc Đào được trồng dọc hai bên đường của Đại lộ Thăng Long. Ảnh: Phụ nữ Pháp Luật

Theo các chuyên gia, ăn phải 10 đến 20 lá Trúc Đào thì có thể gây nguy kịch ở người lớn và chỉ 1 lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Nhiều người lính ở vùng đảo Corse (Pháp) bị chết do ăn thịt nướng với que xiên lấy từ cành cây Trúc Đào, nhiều người khác bị ngộ độc do uống nước có nút chai làm từ cây Trúc Đào hoặc do uống nước suối chảy qua khu vực có nhiều cây Trúc Đào mọc. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, chỉ trong năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc có liên quan tới Trúc Đào.

Theo tài liệu y học, dù không ăn hoặc dính nhựa trực tiếp mà chỉ vô tình hít phải khói từ cây Trúc Đào bị đốt cũng sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe. Không những thế, uống phải nguồn nước gần khu vực trồng Trúc Đào cũng có thể bị nhiễm độc từ rễ cây hay lá cây, hoa Trúc Đào rụng xuống.

Cây trúc đào sống ở đâu
Cây Trúc Đào trắng. Ảnh: Pixabay

Ngộ độc chất từ Trúc Đào gây ra các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa dữ dội. Tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn máu. Người nhiễm độc Trúc Đào đầu tiên nhịp nhanh sau đó chậm dưới mức bình thường rồi loạn nhịp. Các chất độc từ Trúc Đào khi nhiễm vào cơ thể còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương làm da xanh tái và lạnh, nạn nhân đờ đẫn, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến mạch máu, hôn mê và có thể dẫn tới tử vong. Nhựa Trúc Đào dính vào da còn gây viêm tấy và bỏng rát, sưng đỏ; dính vào mắt sẽ gây loét giác mạc, nếu bị nặng có thể dẫn đến mù mắt.

Bác sĩ Nguyễn Phương (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) đưa ra lời khuyên, bởi phản ứng ngộ độc chất từ Trúc Đào diễn ra rất nhanh nên cần cấp cứu lập tức. Hai biện pháp xử lý thường được áp dụng là kích thích gây nôn và rửa ruột. Nếu dính vào da hoặc mắt, phải rửa mạnh dưới vòi nước ngay để tẩy sạch độc tố. Bác sĩ Phương cũng cho biết, không cách nào khử được độc tính của loại cây này do đó không nên trồng trong vườn nhà, tránh không để trẻ nghịch lá cây hoặc hái hoa, bẻ cành.

Theo vietq.vn

Cây trúc đào sống ở đâu

Cây trúc đào sống ở đâu

Cây trúc đào hay cây trước đào có tên khoa học: Nerium indicum, nguồn gốc từ Ấn Độ, Iran và Nepal.

Cây trúc đào là cây cảnh hoa, cây bụi, thân gỗ nhỏ. Cây có thể chịu hạn tốt nên thường trồng ngoài trời.

(  Xem hình ảnh thực tế, các kích thước và giá Cây trúc đào bên dưới bài viết này)

Cây trúc đào sống ở đâu
Ảnh tham khảo

Đặc điểm cây trúc đào: Là loại cây thân gỗ, cao khoảng 5m. Lá sừng mọc vòng tròn hoặc đối xứng nhau. Hoa trúc đào mọc thành chùm trên đỉnh, tràng hoa có hình chiếc phễu, hoa có nhiều màu sắc như màu đỏ đào, trắng, hồng phấn hoặc màu vàng. Dường như quanh năm đều nở hoa, nhiều nhất là vào mùa hè và mùa thu. Quả thường ra vào mùa đông và mùa xuân.

Cây trúc đào sống ở đâu
Ảnh tham khảo

Cây trúc đào ưa thích khí hậu nóng ẩm và đầy đủ ánh sáng. Là loại cây xanh chủ yếu trong công viên, có thể trồng thành từng lùm cây hoặc riêng rẻ; cũng có thể trồng trong chậu kiểng lớn.

Cây trúc đào sống ở đâu
Ảnh tham khảo

Cây trúc đào có phần lá, vỏ, rễ, hoa và hạt giống đều có chứa chất độc với độc tính cao, con người và động vật ăn phải có thể bị tử vong. Lá và vỏ thân cây có thể dùng làm thuốc trợ tim, do có độc nên khi dùng phải hết sức cẩn thận.

Cây trúc đào sống ở đâu
Ảnh tham khảo

Cayhoacanh.com cung cấp cây trúc đào, bán cây trúc đào mọi kích cỡ, mọi số lượng theo yêu cầu trên toàn quốc, ưu tiên Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số cây trúc đào tại cửa hàng cây hoa cảnh Việt Nam

Cây Trúc Đào Hồng (Cao 30cm – Ms: 07893)

Cây trúc đào sống ở đâu

Xem giá  các hình ảnh cây trúc đào khác TẠI ĐÂY

Cayhoacanh.com đảm bảo sản phẩm cay truc dao đúng như hình ảnh hoặc đã báo trước với quý khách hàng.

Cây trúc đào sống ở đâu
Ảnh tham khảo

Để đáp ứng mọi nhu cầu cây cảnh của quý khách hàng, chúng tôi đặt các địa điểm nuôi trồng tại 4 vùng chuyên canh cây cảnh chính: miền Trung (tập trung tại Bình Định), miền Tây (tập trung tại Bến Tre – Đồng Tháp), Tây Nguyên (Đà Lạt) và Sài Gòn (tập trung tại Củ Chi).

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn các vấn đề liên quan đến cây cảnh, hoa cảnh.

Gọi HOTLINE hoặc gởi EMAIL đặt loại cây và kích cỡ phù hợp với yêu cầu của bạn.

HOTLINE: 0938 616 077 (Mr. Tâm)

EMAIL:

Cây trúc đào sống ở đâu

Cây trúc đào được trồng ở Việt Nam rất là nhiều. Nhưng đây là loại cây rất độc nên cần chú ý khi tiếp xúc với cây. Ngoài ra, dược tính trong lá trúc đào còn được ứng dụng làm thuốc chữa suy tim. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cây trúc đào trong bài viết sau nhé!

Cây trúc đào là cây gì ?

Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander L., Họ Trúc đào Apocynaceae hay cây trúc đào có tên khác là cây Đào lê, Giáp trúc đào.

Cây trúc đào sống ở đâu

Hình ảnh cây trúc đào

Mô tả về cây trúc đào

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây trúc đào.

Trúc đào là một cây nhỡ, có thể cao 4 đến 5m, có khi trồng thành bụi. Cành mềm dẻo. Lá Trúc đào mọc đối hay mọc vòng từng cụm 3 lá, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn. Phiến lá hình mác, dài 7 đến 10cm, rộng từ 1 đến 4cm, dai, cứng, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu hồng, mọc thành cụm bông ở hai đầu cành.

Vì lá Trúc đào giống lá Trúc, hoa giống hoa Đào do đó có tên là Trúc đào. Cây được trồng làm cảnh ở khắp các tỉnh trong cả nước. Bạn hoàn toàn có thể tìm mua được dễ dàng cây để trồng.

Cấu tạo lá cây trúc đào.

Lá tập trung ở ngọn, đơn, nguyên, mọc vòng 3 hay mọc đối (lá cuối của mỗi cành), lá thon hẹp, có mũi nhọn, dài 7 đến10 cm, rộng 1 đến 4 cm, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới nhạt. Mép lá cong xuống ở mặt dưới. Cuống lá dài 7 đến 9 mm, hình lòng máng, có nhiều tuyến màu nâu thường tập trung ở mặt trên, đáy cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới; gân phụ nhiều, đều, song song hai bên gân chính, không nổi rõ ở mặt dưới.

Đặc điểm về vi phẫu lá trúc đào

Gân giữa: Lồi rõ ở mặt dưới, mặt trên phẳng, hơi lõm ở giữa. Biểu bì trên và biểu bì dưới 1 lớp tế bào nhỏ xếp đều đặn, mang lông che chở, bên ngoài có phủ một lớp cutin dày. Dưới biểu bì là đám mô dày góc. Mô mềm gồm những tế bào màng mỏng, hình tròn hay bầu dục dẹp, kích thước khác nhau, chứa tinh bột và nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối ở libe. Bó libe-gỗ chồng kép hình vòng cung gồm những đám libe tế bào nhỏ xếp thành 2 cung bao bọc lấy cung gỗ. Nhiều đám sợi vách bằng cellulose xếp mặt trên và mặt dưới cung libe.

Phiến lá: Tế bào biểu bì nhỏ, xếp đều đặn mang lông che chở, bên ngoài có phủ một lớp cutin dày. Bên dưới biểu bì trên và dưới có 3-4 lớp tế bào mô dày. Mô mềm giậu gồm 2-3 lớp. Mô mềm khuyết gồm những tế bào màng mỏng, phân nhánh, chừa khuyết to. Biểu bì dưới có nhiều phòng ẩn lỗ khí lớn, có nhiều lông che chở đơn bào dài. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai ở phần tiếp giáp giữa mô mềm giậu và mô mềm khuyết.

Cây trúc đào sống ở đâu

Cây hoa trúc đào

Cách trồng cây trúc đào

Trồng Trúc đào bằng cành. Cắt cành bánh tẻ thành từng đoạn dài 15 – 20cm, cắm nghiêng, tưới nước để giữ độ ẩm, trong vòng 15 – 30 ngày là cây mọc.

Phân bố: Đây là một loại cây ngoại lai, chưa biết di thực vào nước ta trong khoảng tời gian nào. Trong tự nhiên cây mọc hoang ở những vùng ven biển. Đây cũng là một loại cây có tính thẩm mỹ rất cao nên thường được nhiều người lựa chon để trồng làm cảnh

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Cây trúc đào hoa vàng hoặc có tên gọi khác là cây thông thiên. Đây là cây thân gỗ, toàn cây có tiết mũ màu trắng. Ở Việt Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.

Mua cây trúc đào ở đâu ?

Trúc đào ở Việt Nam được trồng làm hàng rào hoặc cây bên ven đường rất nhiều. Cây mọc rất khỏe chỉ cần giâm cành xuống là mọc được. Cho nên bạn không cần phải đi mua. Hoặc chúng ta có thể đến những cơ sở chuyên cung cấp những giống cây cảnh thì đây cũng là một loại cây được bán rất nhiều.

Trúc đào chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía bắc, thích hợp với khí hậu mát và lạnh.

Tác dụng của cây trúc đào

Trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng vàng rồi hóa lục. Trong lá Trúc đào người ta nghiên cứu thấy có cardenolid, oleandrin, oleasids A…F, neriolin. Trong lá còn chứa nhựa, tanin, một loại parafin, vitamin C, tinh dầu.

Công dụng, chủ trị cây trúc đào: Chiết xuất nguyên liệu chế Neriolin làm thuốc chữa suy tim.

Cách dùng chất Oleandrin được chiết xuất từ cây trúc đào. Đây là một loại chất có tác dụng hấp thụ nhanh hơn rất nhiều sơ với các chất digitoxin. Mỗi ngày bệnh nhân bị suy tim nên uống từ 2-3 lần, mỗi lần nên uống 1 viên 0,1mg hoặc đối với dung dịch thì là 1/5000 trong cồn 70 độ.

Ngoài việc là thành phần chính cung cấp các chất neriolin được sử dụng cho việc chế xuất ra các loại thuốc chữa bệnh tim ra thì cây trúc đào có một công dụng khác đó là dùng để làm cảnh nâng cao tính thẩm mỹ cho môi trường xung quanh do đây là một loại cây có hoa rất đẹp và nổi bật. Cây thường dùng để trồng ven đường, tường rào… để làm đẹp.

Cách bào chế thuốc từ cây trúc đào

Giai đoạn chiết xuất: Khai thác lá cây trúc đào ngoài tự nhiên sau đó đem về rửa sạch và để phơi khô trong điều kiện có mái tre đến khi lá cây chỉ còn chữa khoảng 15% nước thì chúng ta đem đi cắt nhỏ. Ngâm lá cây sau khi đã sơ chế vơi rượu theo tỷ lệ cứ 1kg lá/ 10 lít rượu trong khoảng 1 ngày thì có lọc và ép nước.

Loại bỏ tạp chất: Đổ phần rượu sau khi đã được lọc vào vai sành hoặc thùng sau đó chúng ta cho thêm dung dịch chì axetat 30% và quan sát xem rượu có còn đục hay không, nếu vẫn đục thì đổ thêm dung dịch chì axetat vào để tạo kết tủa. Để qua 1 đêm phần kết tủa sẽ lắng xuống và lấy phần nước trong. sau đấy sử dụng dung dịch natri sunfat 15%  và giấy lọc để tiếp tục khử phần kết tủa

Tinh chế thuốc: Sau khi loại bỏ tạp chất thì cho dung dịch từ cây trúc đào vào bình thủy tin và và đun trên nồi hấp để thu hồi cồn. Nhiệt độ luôn luôn phải duy trì 50-55 độ sau đấy qua một vài công đoan phức tạp nữa chúng ta sẽ thu được chất neriolin vô cùng tinh khiết có chứa trong cây trúc đào

Lưu ý: Công việc bào chế trên phải được thực hiện bởi các nà nghiên cứ hóa học có chuyên môn cao trong nghề. Bệnh nhân không được phép tự ý đi thu hoạch lá cây trúc bạch về nhà để điều chế thuốc chữa bệnh. Như vậy sẽ rất nguy hiểm

Lưu ý khi sử dụng cây trúc đào

Cấm dùng Trúc đào làm thang thuốc sắc hoặc ngâm rượu thuốc vì có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với người bện

Triệu chứng ngộ độc: Đây là tình trạng ngộ độc Glocozide tim. Bệnh nhân có thể nôn dữ dội, sau đó mệt lả, không buồn nôn. Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng. Mạch chậm dần, rối loạn nhịp tim, nặng hơn có thể trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn mê.

Giải độc và điều trị: Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày. Ủ ấm, theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên. Nhanh chóng chuyển cấp cứu tuyến sau, nhịp tim quá chậm (dưới 50 lần/ phút) có thể tiêm dưới da Atropin liều 0,5 – 1,0 mg (2- 4 ống loại 1/4mg). Và có thể tiêm nhắc lại lần 2 sau 2 giờ (liều dùng 1/4mg).

Bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cây trúc đào rồi phải không nào. Hãy lưu ý và cẩn thận hơn khi tiếp xúc với cây nhé để tránh ngộ độc đáng tiếc có thể xảy ra. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

thoaihoacotsong.vn/bac-si-hoang-thi-lan-huong/