Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Để hiểu rõ vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng BSCK.I Hoàng Thị Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An.

PV: Xin bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai cần đi khám thai và chăm sóc thai nghén như thế nào?

BSCK.I Hoàng Thị Thu: Ở Việt Nam hiện nay, mỗi thai phụ từ lúc có thai cho đến khi sinh phải được khám thai ít nhất là 3 lần vào 3 thời kỳ của quá trình thai nghén. Có như vậy mới quản lý được diễn biến của cuộc đẻ, giảm bớt được các tai biến cho mẹ và con.

Lần khám thai thứ nhất khi có thai trong 3 tháng đầu để xác định đúng mình có thai hay không, đồng thời phát hiện các bệnh lý của người mẹ và phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi để tư vấn cho phù hợp.

Lần khám thai thứ 2 vào 3 tháng giữa để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không, xem cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén hay không, đồng thời tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.

Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối để kiểm tra xem thai có thuận không, có phát triển bình thường không; bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không; tiêm mũi uốn ván thứ 2; dự kiến ngày sinh và lựa chọn cơ sở y tế để sinh con.

Ngoài ra, khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt..., cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.

Từ đầu năm đến nay, phòng khám của CDC Nghệ An đã thực hiện khám thai 2.544 lượt; sàng lọc ung thư cổ tử cung 3.605 ca; thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh (Double Test) trong giai đoạn 3 tháng đầu 283 ca; khám phụ khoa 6.666 lượt...

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Cần đi khám thai định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ, tránh tai biến cho mẹ và con.

PV: BS cho biết chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai quan trọng như thế nào?

BSCK.I Hoàng Thị Thu: Người mẹ trong quá trình mang thai cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai, rau thai, khối lượng máu trong cơ thể mẹ tăng và tăng dự trữ mỡ cho tạo sữa sau này.

Đối vối phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ như sau: Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2.200Kcal/ bữa ăn; Phụ nữ có thai 3 tháng cuối thêm 450Kcal/bữa ăn,  tương đương với thêm 1 bát cơm đầy và thức ăn kèm theo mỗi ngày.

Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc và các loại rau có màu xanh đậm. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Ngoài ra, cần ăn đủ chất đạm động vật, các loại thuỷ sản như tôm, cua, cá, ốc... và có điều kiện nên có thêm thịt, trứng, sữa...

Bà mẹ mang thai cần bổ sung các chất khoáng, canxi, sắt, acid folic, vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Acid folic tham gia tạo máu cũng là những chất cần thiết trong quá trình phát triển của thai. Vitamin C và acid folic có nhiều trong các quả chín, rau xanh.

PV: Nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hậu quả của việc suy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai như thế nào?

BSCK.I Hoàng Thị Thu: Thứ nhất, làm tăng nguy cơ tử vong và để lại biến chứng cho sản phụ. Tăng nguy cơ nhiễm bệnh, thiếu máu, hay ốm yếu và giảm hoạt động.

Thứ hai, tăng nguy cơ thai chết lưu, chết sơ sinh; Tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân; Dị tật bẩm sinh; Tổn thương não; Chậm phát triển trí tuệ; Tăng nguy cơ nhiễm bệnh...

PV: Người mẹ mang thai, chế độ nghỉ ngơi, lao động ra sao?

BSCK.I Hoàng Thị Thu: Khi có thai, nên hoạt động nhẹ nhàng và không nên làm việc quá nặng, nhất là trong những tháng cuối để tránh đẻ non. Tập thể dục rất cần cho thai phụ vì giúp cho tinh thần được sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, thai phụ ăn ngủ được, nhưng phải tập đúng mức, tập những động tác nhẹ nhàng, tập thở sâu, thở đều, co duỗi chân tay. Không nên chơi các môn thể thao và điền kinh nặng.

Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vì như vậy người mẹ sẽ không khoẻ mạnh, đẻ khó. Trong tháng cuối trước khi đẻ, bụng to nhanh, nặng, thai phụ đi lại cũng khó khăn, đồng thời tháng cuối cùng là tháng thai nhi tăng cân nhanh, tốt nhất sản phụ nên nghỉ làm việc 1 tháng trước khi đẻ để có lợi cho cả mẹ và con.

PV: Cảm ơn BS!


Khi mang thai thì cơ thể của người phụ nữ thay đổi rất nhiều để thích ứng với việc mang thai. Kèm theo đó là những thay đổi về thể chất, sức khỏe của người phụ nữ. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe của thai phụ trong suốt thời gian mang thai là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay dịch Covid -19 đang bùng phát và diễn ra ở nhiều địa phương, Thái Nguyên cũng đã xuất hiện ca dương tính với Covid -19. Chính vì vậy, làm thế nào để chăm sóc tốt cho phụ nữ mang thai là rất quan trọng, để quá trình mang thai và sinh nở của người phụ nữ được diễn ra suôn sẻ.


          Để sinh ra một em bé khỏe mạnh thì mỗi người phụ nữ mang thai cần được chú ý chăm sóc về sức khỏe và thể chất trong suốt quá trình mang thai. Vì sức khoẻ, bệnh tật của người mẹ trong thời kỳ này đều có ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khoẻ của thai nhi. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay dịch bệnh Covid - 19 đang bùng phát trở lại, thì vấn đề chăm sóc cho phụ nữ mang thai đòi hỏi phải được quan tâm nhiều hơn.

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai thực hiện phòng dịch khi đến phòng khám Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiêm phòng.

Bác Sĩ Nông Thị Thu Hằng, Trưởng Khoa sức khoẻ sinh sản, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã cho biết: Trong suốt quá trình mang thai thì người mẹ cần phải đi khám thai ít nhất ≥ 4 lần trong 3 thời kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi; Phát hiện những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi; Nếu có những dấu hiệu bất thường sẽ được theo dõi và điều trị; Ngoài ra được cán bộ y tế hướng dẫn về cách chăm sóc thai nghén. Theo dõi  tăng cân của người mẹ là biểu hiện rõ mức tăng cân nặng của thai nhi, giúp người mẹ biết được sự phát triển của thai nhi để có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tiêm vắc - xin phòng uốn ván. Để tuân thủ các nguyên tắc này trong giai đoạn dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi công tác chăm sóc về dinh dưỡng và công tác phòng chống dịch không chỉ là nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn, theo dõi  của cán bộ y tế mà chính phụ nữ mang thai và các thành viên trong gia đình phải chủ động thực hiện nghiêm túc phòng chống dịch cho mẹ, thai nhi và gia đình.

Được giao nhiệm vụ làm thư ký chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Y, trạm y tế phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên chia sẻ:  Với các bà mẹ mang thai trên địa bàn, chị cùng đội ngũ y tế thôn bản tại các tổ dân cư có sổ theo dõi đầy đủ hàng tháng. Ngoài việc nhắc tiêm phòng đầy đủ, phụ nữ mang thai còn được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong thời kỳ thai nghén, cơ thể phụ nữ cần rất nhiều protein như: Thịt nạc, trứng, súp lơ xanh, cá, trái cây, rau củ quả..., để giúp thai nhi phát triển, người mẹ luôn khỏe mạnh để giúp bé sinh đúng ngày, đảm bảo trọng lượng thai nhi.

Bên cạnh đó, cần lưu ý không dùng các thực phẩm có hại như: các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, thực phẩm giàu chất béo như pho mát, bánh bơ đậu phộng,… đồng thời hạn chế các gia vị cay như hạt tiêu, ớt.

Chị Nguyễn Hồng Nhung đang mang thai ở tuần thứ 30 cho biết:  Ngoài được y tế thôn bản cũng như cán bộ trạm quan tâm chia sẻ những kiến thức cơ bản về chăm soc sức khoẻ khi mang thai, chị còn được hướng dẫn nếu dịch vụ khám thai không bị gián đoạn do dịch Covid-19, cần khám thai định kỳ tại cơ sở y tế để bảo đảm thai phát triển tốt. Cần uống viên sắt axít folic hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng đều đặn hằng ngày theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Đồng thời, các bà mẹ mang thai cần thực hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như: Vệ sinh cá nhân, tăng cường vận động, dinh dưỡng hợp lý; Thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay; Đeo khẩu trang ở nơi công cộng; Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc và thực hiện khai báo y tế. Tuân thủ khám thai tại một cơ sở y tế, tránh di chuyển nhiều có thể lây nhiễm bệnh.

Theo báo cáo số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh: Toàn tỉnh tính đến tháng 6 năm 2021 hiện có 15.764 phụ nữ có thai để đẻ. Có thể nói những phụ nữ mang thai và sinh con trong thời kỳ covid -19, ngoài được cán bộ y tế tư vấn thì họ sẽ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng chăm sóc tốt bản thân và thai nhi để sinh nở được thuận lợi, mẹ khoẻ bé khoẻ./.

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Bài viết hữu ích với những bạn đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai. Dưới đây là những xét nghiệm (cận lâm sàng) cần được thực hiện thường qui cho tất cả các thai phụ đi khám. Nếu kết quả của các xét nghiệm thường qui này có bất thường, bạn sẽ được tiếp tục thực hiện thêm các xét nghiệm khác chuyên sâu hơn để chẩn đoán nguyên nhân. Bài viết sẽ không đề cập đến các xét nghiệm chuyên sâu này. 

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Thalassemias là một nhóm các bệnh thiếu máu di truyền, đặc trưng bởi sự khiếm khuyết trong tổng hợp huyết sắc tố Hemoglobin (Hb) – một thành phần quan trọng để vận chuyển oxy ở hồng cầu người. 

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Theo khuyến cáo mới cập nhật của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), người bệnh có thể được tiêm vắc xin Cúm và vắc xin Covid 19 trong cùng một lần khám.

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Theo bản tin NewYork (Reuters Health): Dựa vào những lợi ích và an toàn của việc điều trị đem lại, dữ liệu mới ủng hộ việc điều trị tăng huyết áp thai kỳ (HDP), AHA cho biết trong một tuyên bố khoa học gần đây (1).

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Xuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày). 

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Trong khi mang thai nếu bà bầu bị nhiễm virus có thể sẽ ảnh hưởng ngay đến thai nhi hoặc đến lần mang thai tới, nên việc dự phòng các bệnh này là cực kỳ quan trọng.

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Trong khi mang thai, có những vấn đề cần quan tâm như sẩy thai, sinh non, hội chứng cao huyết áp hay đái tháo đường thai kỳ. Hãy nắm những kiến thức đúng để quản lý sức khỏe cho tốt.

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Nếu đau bụng dưới trong những tuần đầu sau khi mất kinh, đau âm ỉ tăng dần (kèm theo ra máu âm đạo hoặc không), thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. 

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Khi thai nhi phát triển trong tử cung, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể gây ra một số triệu chứng gây mệt mỏi, khó chịu. 

Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Cuối cùng chỉ những tinh trùng nào có sức sống mạnh mẽ nhất thì tồn tại được và bơi vào vòi tử cung tìm gặp noãn, nhưng thường cũng chỉ có một tinh trùng phá lớp màng noãn để chui vào trong noãn, tạo nên sự thụ tinh, gọi là phôi.