Chân bị đau nhức trong xương

04/01/2017 Tác giả: 7.572 lượt xem

Đau nhức xương ống chân có thể là triệu chứng bình thường của quá trình phát triển xương, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy đau nhức xương ống chân phải làm gì?

  • 1. Nguyên nhân đau nhức xương ống chân là gì?
  • 2. Đau nhức xương ống chân có nguy hiểm không?
  • 3. Làm gì để đối phó với triệu chứng đau nhức xương ống chân?
  • 4. Mẹo giúp giảm đau nhức chân tại nhà

1. Nguyên nhân đau nhức xương ống chân là gì?

Xương ống chân còn được gọi là xương ống đồng, xương ống khuyển. Những người bị đau xương ống chân thường cảm thấy đau nhức trong xương gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

Nguyên nhân gây đau nhức xương ống chân có thể do:

– Vận động quá mức hoặc do không khởi động kỹ trước khi vận động, khiến cơ xương đau mỏi, đặc biệt là xương ống chân.

– Những người mang vác vật nặng, làm việc quá sức, đứng lâu, đi lại nhiều khiến cơ xương khớp bị quá tải và dẫn đến nhức mỏi.

– Người mắc một số bệnh lý như viêm cơ, viêm xương, ung thư xương cẳng chân, suy giãn tĩnh mạch chân … nên xuất hiện triệu chứng đau nhức trong ống chân, nhất là khi bệnh nhân vận động.

– Một số chấn thương từ bên ngoài hay các lực tác động mạnh có khả năng gây tổn thương xương khớp kéo theo những cơn đau nhức.

– Ở thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển cũng thường gặp phải những cơn đau nhức chân. Đây được coi là dấu hiệu bình thường do xương và sụn phát triển nhanh trong khi cơ bắp chưa phát triển theo kịp tốc độ.

– Tình trạng thiếu vitamin D và canxi ở phụ nữ mang thai và sau sinh cũng có thể gây đau nhức trong xương ống khuyển.

Đau nhức xương ống chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp

2. Đau nhức xương ống chân có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau nhức xương ống chân người bệnh thường liên tưởng tới các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc tổn thương dây thần kinh… Chính vì vậy, muốn biết chính xác đau nhức xương ống chân do nguyên nhân gì? có nguy hiểm không? Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Hầu hết các bệnh về xương khớp thường không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe và công việc, nếu không được điều trị hiệu quả nhiều người có thể bị liệt và tàn phế suốt đời.

Bệnh lý xương khớp cần được điều trị càng sớm càng tốt

3. Làm gì để đối phó với triệu chứng đau nhức xương ống chân?

– Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cơ bắp chân và xương ống chân được thư giãn, tránh làm việc quá sức hay mang vác vật nặng để hạn chế chế các cơn đau.

– Tập thể dục thường xuyên. Cần khởi động kỹ trước khi tập luyện hay chơi thể thao để tránh căng cơ, giãn cơ, trật khớp, bong gân… Lựa chọn những môn thể thao vừa sức để tập luyện, nên tập luyện thường xuyên để xương khớp quen vận động.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D (có nhiều trong nấm, phomat, cá, trứng…), protein (có nhiều trong trứng, sữa, hải sản, súp lơ, quả chà là, chuối,…) và các khoáng chất như canxi (có nhiều trong hải sản, đâu phụ, ngũ cốc, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa,…), sắt (có nhiều trong rau chân vịt, củ cải đỏ dưa hấu, gà, gan động vật,..) , magie (có nhiều trong gạo, lúa mì, và yến mạch, hạt hạnh nhân, hạt điều, các loại thảo mộc khô, bột ca cao, sôcôla đen,..), … để tăng cường sức khỏe xương khớp.

– Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, từ bỏ thuốc lá.

Nếu thấy cơn đau nhức xương ống chân kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám tại chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Khám xương khớp định kỳ thường xuyên

4. Mẹo giúp giảm đau nhức chân tại nhà

Ngâm chân bằng nước muối ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Mát xa ống chân và bàn chân.

Thường xuyên xuất hiện cảm giác đau nhức trong xương khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Các nguyên nhân được xác định có thể do vận động sai cách, chấn thương hoặc do bệnh lý gây nên. Cụ thể đau nhức trong xương là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đau nhức trong xương là gì?

Đau nhức trong xương là tình trạng hay gặp ở những người cao tuổi, ít vận động, thường xuyên phải làm việc trước máy tính trong thời gian dài hoặc mắc các bệnh về xương khớp. Triệu chứng này hay xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, ban đêm hoặc khi vừa ngủ dậy.

Đây là bệnh lý dễ gặp ở người cao tuổi

Nhiều trường hợp chủ quan không điều trị vì nghĩ bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh thờ ơ, không khắc phục kịp thời có thể gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên, cơ thể suy nhược, chán ăn, mệt mỏi,…

2. Nguyên nhân gây đau nhức trong xương

Người bệnh có thể bị đau trong xương do thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt  xấu, hoặc do bệnh lý,…

2.1 Thay đổi thời tiết

Sự tăng giảm nhiệt độ đột ngột, nhất là khi trời lạnh sẽ làm mạch máu tại các vùng da co lại. Lúc này dịch khớp sẽ bị đông khiến lượng máu nuôi dưỡng khớp giảm. Từ đó, xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu.

2.2 Thói quen xấu trong sinh hoạt

Tập thể dục sai cách, chơi thể thao với cường độ cao, mang vác vật nặng quá sức, làm việc không đúng tư thế trong thời gian dài… ảnh hưởng không nhỏ tới hệ xương khớp. Ngoài ra, những chấn thương trong tai nạn lao động, giao thông… cũng là nguyên nhân khiến bạn đối mặt với các vấn đề xương khớp, trong đó có hiện tượng đau nhức.

2.3 Thiếu khoáng chất cần thiết cho xương khớp

Khi bị thiếu canxi, vitamin D, kali… người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau nhức trong xương. Đây cũng là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người gầy yếu, thể lực kém.

2.4 Đau trong xương do bệnh lý

Loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp,… cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp. Ngoài ra, những người thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch… cũng phải đối mặt với tình trạng đau nhức trong xương.

Những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu

3. Đối tượng dễ mắc

Các trường hợp có nguy cơ cao đau nhức trong xương phải kể đến:

  • Người bước qua tuổi trung niên, đặc biệt người cao tuổi.
  • Những người từng bị chấn thương, gặp tại nạn trước đây.
  • Nhân viên văn phòng lười vận động, làm việc liên tục với máy tính trong thời gian dài.
  • Các vận động viên thể dục thể thao.

4. Điều trị đau nhức trong xương

Để cải thiện các triệu chứng đau nhức, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau đơn thuần: Paracetamol (Efferalgan)… có thể sử dụng ngắn ngày trong những đợt đau nhức cấp tính.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Piroxicam Naproxen, Diclofenac, Meloxicam… có tác dụng giảm đau, chống viêm.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm… giúp cơ vùng thoái hóa được giãn ra, từ đó giảm đau nhức hiệu quả.
  • Corticoid: được tiêm ngoài màng cứng nhưng cần có chỉ định của chuyên khoa xương khớp.

4 nhóm thuốc tây kể trên có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau nhức trong xương. Tuy nhiên không tác động trực tiếp và căn nguyên của bệnh. Hơn nữa, nếu lạm dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây ra những phản ứng phụ, ảnh hưởng trực tiếp lên các bộ phận như: gan, thận, dạ dày… Do đó, khi sử dụng thuốc tây, người bệnh cần lưu ý thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

5. Phòng tránh đau nhức trong xương

Để hạn chế tình trạng đau nhức, ngay từ bây giờ bạn hãy duy trì một số thói quen tốt như:

  • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Một số hoạt động bạn có thể thực hiện bao gồm: đi bơi, đạp xe, đi bộ,…
  • Kiểm soát tư thế tốt nhất cho xương khớp: Đứng thẳng, tránh nằm, ngồi quá lâu. Hạn chế ngồi xổm, ngồi làm việc phải giữ thẳng lưng.
  • Kiểm soát cân nặng, tận dụng vitamin từ ánh nắng buổi sáng.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc nắm được câu trả lời cho thắc mắc đau nhức trong xương là chứng bệnh gì. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh kéo dài dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM

  • AKBAMAX – Tinh chất quý cho người đau xương khớp
  • Sai lầm điều trị bệnh xương khớp – Top 10 điều cần tránh xa nếu không muốn bệnh nặng
  • Thuốc chữa xương khớp – 9 loại tốt nhất hiện nay bác sĩ khuyên dùng

Chủ đề