Chắp ở mắt là gì nguyên nhân bị

Chắp mắt là một tình trạng khá phổ biến gây ảnh hưởng đến mi mắt do tuyến Meibomius bị bít tắc. Tình trạng này thường dễ bị nhầm lẫn với lẹo mắt - một tình trạng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến bờ mi gây sưng đau.

Vậy bệnh chắp mắt là gì? Bệnh chắp mắt có tự khỏi không? Chắp mắt có lây không? Bài viết hôm nay của bệnh viện mắt Alina sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề này.

1.Bệnh chắp mắt là gì?

Người bị chắp mắt sẽ có hiện tượng nổi cục đau ở mí mắt trên. Ban đầu, kích thước cục này thường nhỏ, hơi sưng đỏ và khá mềm. Sau đó, nó sẽ dần trở nên cứng và cảm giác đau sẽ không còn.

Khác với lẹo thường xuất hiện tại mép mí mắt và gây sưng đau, chắp thường nằm xa mép mí và không gây tình trạng đau đớn. Tuy vậy, trên thực tế, chắp vẫn có thể bắt đầu bằng việc nổi cục trong mí mắt trên giống như mụn lẹo. Do vậy, cách điều trị chắp mắt thường tương tự như lẹo mắt.

Chắp ở mắt là gì nguyên nhân bị
Chắp mắt là gì

2. Những dấu hiệu khi bị chắp mắt

Trên thực tế, hiện tượng chắp mắt sẽ dẫn đến một số biểu hiện như sau:

  • Chắp mắt bên ngoài là nốt đỏ hơi cứng ở mi mắt và có kích thước bằng hạt đậu
  • Ngược lại, chắp bên trong không dễ nhận ra và nốt u nằm ở mặt trong của mí mắt
  • Cảm giác cộm mắt và khó chịu
  • Chảy nước mắt nhiều
  • Nhìn mờ, hình ảnh khi nhìn bị méo mó
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng, khó chịu với luồng ánh sáng mạnh. 

Hiện tượng chắp mắt sẽ nổi cục tại mi mắt trên và dưới. Bên cạnh đó, chắp mắt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ em thường dễ bị hơn do thường dùng tay dụi vào mắt.

3. Nguyên nhân bị chắp mắt là gì?

Mắt bị chắp là do các tuyến dầu tại mi mắt (tuyến Meibomius) bị tắc nghẽn gây nên, tạo thành nốt u hoặc nổi cộm trên mi mắt. Bất kỳ ai cũng có khả năng gặp tình trạng này, nhưng nguy cơ sẽ tăng cao hơn với những đối tượng như: 

  • Đã từng bị chắp hay lẹo mắt trước đây
  • Bị bệnh lý viêm bờ mi
  • Có một số vấn đề về da như nổi mụn trứng cá hay viêm da tiết bã nhờn
  • Dụi mắt liên tục. Việc chạm tay không sạch vào mí mắt có thể làm tăng nguy cơ bị chắp do bụi bẩn từ tay có thể ngăn chặn các tuyến dầu. 
Chắp ở mắt là gì nguyên nhân bị
Nguyên nhân bị chắp mắt

4. Cách điều trị chắp mắt

Bác sĩ nhãn khoa có thể dễ dàng chẩn đoán tình trạng này nhờ vào việc quan sát mi mắt. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể hỏi bạn một vài thông tin về thời gian xuất hiện các triệu chứng, cảm giác đau tấy để phân biệt với những bệnh lý khác.

Có nhiều người thắc mắc rằng, bệnh chắp mắt có khỏi được không, bị chắp mắt bao lâu thì khỏi và làm cách nào để giúp bệnh nhanh lành hơn.

Trên thực tế, hầu hết các chắp mắt nhỏ sẽ tự hết mà không cần điều trị sau khoảng 1 tuần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà được gợi ý dưới đây:

  • Bạn có thể chườm khăn ấm lên mi mắt. Nhiệt độ ấm từ khăn sẽ giúp tuyến nhờn nở ra và bớt tắc nghẽn. Bạn nên chườm từ 10-15 phút/lần và 3-5 lần/ngày. Bên cạnh đó, cũng đừng quên thường xuyên vệ sinh mi mắt và dùng khăn sạch lau mi mắt một cách nhẹ nhàng.
  • Không thực hiện gãi, dụi, và ấn vào mắt
  • Không trang điểm mắt hay sử dụng kính áp tròng cho đến khi tình trạng này hết hẳn.

Khi chắp quá lớn hoặc không tự khỏi sau 2 tuần chăm sóc tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để có phương pháp điều trị thích hợp. 

5. Bệnh chắp mắt có nguy hiểm không?

Trên thực tế, chắp mắt thường sẽ không gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Rất hiếm khi  chắp bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng, nó có thể lây lan đến toàn bộ mi mắt và các mô xung quanh. Khi đó, mi mắt thường sưng to và đỏ, thậm chí bạn có thể không mở được mắt, cảm thấy đau nhức dữ dội và cũng có thể kèm theo sốt.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn cần thăm khám bác sĩ để có những biện pháp điều trị kịp thời.

6. Phòng ngừa bệnh chắp mắt như thế nào?

Cách hiệu quả và đơn giản nhất để ngừa chắp mắt xuất hiện là giữ thói quen vệ sinh mắt thật tốt. Do đó, bạn nên:

Chắp ở mắt là gì nguyên nhân bị
Phòng ngừa bệnh chắp mắt
  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên trước khi đưa tay lên mặt, mắt.
  • Rửa tay thật sạch trước và sau khi đeo kính áp tròng. Ngoài ra, cần làm sạch kính áp tròng với dung dịch khử trùng hay dung dịch vệ sinh chuyên dụng. 
  • Tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn cũng như lớp trang điểm trước khi đi ngủ
  • Không sử dụng những sản phẩm trang điểm mắt hết hạn như phấn mắt, mascara,... cũng như không sử dụng chung đồ trang điểm với người khác. 
  • Không nặn hay cố gắng làm vỡ chắp mắt
  • Giữ cho mặt, da đầu và tay luôn sạch sẽ
  • ...

7. Tổng kết

Như vậy, bệnh chắp mắt có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh và kháng viêm. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hơn nữa, bạn cũng nên thăm khám khi thấy những dấu hiệu bất thường và hạn chế can thiệp lên mắt để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Bệnh viện mắt Alina được biết đến là địa chỉ thăm khám sức khỏe mắt chất lượng với dịch vụ tốt cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm. Do vậy, khi có bất kỳ vấn đề gì về mắt, khách hàng có thể tới bệnh viện tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để được kiểm tra và tư vấn phù hợp. 

Mọi thắc mắc cần tư vấn, đặt lịch khám mắt vui lòng gọi vào hotline: 0866 224 883 để được phục vụ. 

Bị chắp mắt phải làm gì?

Chườm nóng: nhằm giảm đau ở các chỗ lẹo và chắp, bằng cách dùng khăn sạch hoặc bông dùng một lần nhúng vào nước rất ấm hoặc nước muối ấm. Đặt lên mi mắt trong khoảng 10 phút, mỗi ngày từ 3-5 lần. Độ ẩm sẽ làm giảm tình trạng viêm và tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mí mắt. Có thể mát xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt.

Làm thế nào để hết mụn lẹo ở mắt?

Mọc lẹo ở mắt phải làm sao?.
Chườm ấm: dùng khăn ấm đặt lên mi mắt vùng bị lẹo trong 10-15 phút, 3-5 lần mỗi ngày cho đến khi hết lẹo. ... .
Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ sử dụng trong các trường hợp lẹo bị nhiễm trùng..

Chắp lẹo là gì?

Chắplẹo mắt tình trạng sưng cục bộ đột ngột của mí mắt. Chắp là do tắc tuyến tuyến nhờn không do nhiễm trùng, trong khi đó lẹo thường do nhiễm trùng. Cả hai tình trạng đều gây sung huyết mí mắt, phù, sưng và đau.

Chắp mắt có ảnh hưởng gì không?

Chắp mắt để lâu ngày thể gây sẹo, làm co rúm mí mắt, gây mất thẩm mỹ cho đôi mắt. Ngoài ra, nếu không chăm sóc cẩn thận, chắp mắt có thể bị nhiễm trùng, lây sang các vùng mô lân cận, gây nên biến chứng viêm mô tế bào bao quanh hốc mắt (orbital cellulitis).