Chế độ cho giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết tật

Chế độ cho giáo viên giảng dạy học sinh khuyết tật

Nội Dung:

Câu hỏi: Tôi là kế toán của trường mầm non công lập. Tôi xin hỏi Sở Giáo dục và Đào tạo nội dung sau: 1/ Theo khoản 3, Điều 4, Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT có quy định "Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày". 2/ Theo khoản 2, Điều 7, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định "Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật". Vậy tôi xin hỏi: - Giáo viên mầm non có cùng được hưởng cả hai chế độ trên không? Tức là vừa hưởng phụ cấp giảng dạy người khuyết tật học hòa nhập, vừa được tính thừa giờ hàng tháng hay là chỉ được hưởng phụ cấp thôi? - Có phải nếu lớp có 2 học sinh khuyết tật thì mỗi giáo viên được hưởng thêm 1 giờ dạy trên ngày không? Xin trân trọng cảm ơn! Trả lời:

Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau: Giáo viên mầm non dạy lớp có trẻ khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ sau: - Chế độ dạy thêm giờ theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non; một trẻ khuyết tật/lớp thì giáo viên được giảm 0,5 giờ dạy/ngày. - Chế độ hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi của công dân về chế độ đối với giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Ngày 22/3, ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hóa đã ký văn bản gửi Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Theo đó, đối với năm học 2021-2022, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí đã được giao trong dự toán, nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả, thanh quyết toán.

Sở GD&ĐT hướng dẫn các địa phương chi trả tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật.

Đối với các năm học 2020-2021 trở về trước, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổ chức phê duyệt các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách, đề xuất nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung kinh phí để đảm bảo chế độ cho các đối tượng theo quy định.

Văn bản cũng nêu rõ, các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học, TH&THCS, Trung học cơ sở, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện phải lập dự toán kinh phí kèm theo các hồ sơ báo cáo Phòng GD&ĐT; Phòng này sẽ có trách nhiệm rà soát, kiểm tra, tổng hợp gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, tham mưu cho UBND huyện phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng và cấp bổ sung kinh phí cho các đơn vị và có trách nhiệm chi trả và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

Đồng thời, gửi danh sách tổng hợp về Sở Tài chính, Sở GD&ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo quy định.

Từ khi có quy định đến nay, giáo viên dạy trẻ khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập từ Mầm non đến THCS chưa được nhận phụ cấp ưu đãi (Ảnh: CTV).

Các trường THPT, THCS&THPT lập dự toán kinh phí kèm theo các hồ sơ báo cáo Sở Tài chính để thực hiện chi trả chế độ cho giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy trong các lớp học hòa nhập. Đồng thời, gửi danh sách tổng hợp về Sở GD&ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo.

Văn bản cũng hướng dẫn việc chi trả chế độ cho giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy ở các lớp hòa nhập trong thời kỳ học online, thực hiện như đối với giảng dạy trực tiếp.

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, dù đã có quy định giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập được hưởng phụ cấp ưu đãi. Thế nhưng, từ khi có quy định đến nay, tại Thanh Hóa, chỉ có giáo viên bậc THPT được nhận, còn từ cấp Mầm non đến THCS của toàn bộ 27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn Thanh Hóa chưa có trường hợp nào được nhận.

Mặc dù, liên quan đến chế độ này, vào cuối năm 2017, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cũng đã có văn bản phúc đáp Sở Tài chính rất rõ về mức phụ cấp ưu đãi; về cách tính, hưởng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông.

Theo văn bản này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Thanh Hóa tiếp tục áp dụng các quy định tại Nghị định 28 nhưng địa phương này sau đó vẫn không thực hiện. Điều này đã gây ra sự thiệt thòi về vật chất rất lớn cho các thầy, cô giáo.

Tham khảo thêm

Sau thông tin phản ánh, ngày 28/2, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị có liên quan kiểm tra, làm rõ nội dung thông tin; kịp thời có biện pháp nhằm thực hiện việc chi trả tiền trợ cấp cho giáo viên trực tiếp tham gia đứng lớp dạy trẻ khuyết tật trong các lớp hòa nhập theo quy định.

Vụ bỏ quên giáo viên dạy trẻ khuyết tật: Yêu cầu khắc phục chi trả theo quy định

(NLĐO)- UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao các sở, ngành liên quan kiểm tra, làm rõ nội dung thông tin Báo Người Lao Động phản ánh về việc bỏ quên giáo viên dạy trẻ khuyết tật, có biện pháp nhằm chi trả tiền trợ cấp cho giáo viên theo quy định.

  • Bỏ quên chế độ dạy trẻ khuyết tật: Bất nhất trong chi trả

  • Giáo viên bị bỏ quên chế độ dạy trẻ khuyết tật

  • HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI THẦY (*): Một đời với học sinh khuyết tật

  • Học sinh khuyết tật trồng rau sạch cho resort "5 sao"

Ngày 27-2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đơn vị này đã có văn bản số 2508/UBND-VX gửi Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Thanh Hóa kiểm tra nội dung thông tin theo phản ánh của Báo Người Lao Động về việc giáo viên dạy trẻ khuyết tật trong các lớp hòa nhập cộng đồng theo Nghị định 28 và Nghị định 113 của Chính phủ bị "bỏ quên" chế độ suốt nhiều năm qua.

Trường THCS Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa - nơi nhiều giáo viên tham gia dạy học sinh khuyết tật trong nhiều năm qua nhưng không được nhận chế độ theo quy định - Ảnh: Thanh Tuấn

Theo văn bản, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, có ý kiến chỉ đạo giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GD-ĐT và các đơn vị có liên quan kiểm tra, làm rõ nội dung thông tin phản ánh của Báo Người Lao Động; kịp thời có biện pháp nhằm thực hiện việc chi trả tiền trợ cấp cho giáo viên trực tiếp tham gia đứng lớp dạy trẻ khuyết tật trong các lớp hòa nhập cộng đồng theo quy định.

Văn bản cũng yêu cầu Sở Tài chính có báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh nội dung và kết quả làm việc trước ngày 2-3-2022.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, Nghị định 28/2012/NĐ-CP và Nghị định 113/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã hướng dẫn, quy định rất rõ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tham gia dạy trẻ khuyết tật.

Ngay sau khi Báo Người Lao Động có 2 bài phản ánh, Sở Tài chính Thanh Hóa đã nhanh chóng có văn bản "đá bóng" trách nhiệm sang Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa

Thế nhưng, kể từ ngày có quy định tới nay, giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy trẻ khuyết tật từ bậc mầm non tới THCS tại tỉnh Thanh Hóa chưa nhận được đồng phụ cấp nào.

Đáng nói, dù triển khai thực hiện cùng một hướng dẫn của Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa nhưng giáo viên dạy học sinh khuyết tật cấp THPT tại tỉnh thì được chi trả chế độ đầy đủ, trong khi giáo viên các cấp còn lại (từ mầm non đến THCS) thì không được.

Về bất nhất trong việc chi trả này, theo ông Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Phòng Quản lý ngân sách huyện, xã Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa - là do huyện không gửi danh sách lên, nên không có căn cứ.

Trong khi đó, tại văn bản trả lời Báo Người Lao Động, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa lại cho biết theo quy định tại khoản 2 điều 7 Nghị định 28 và khoản 4 điều 8 Nghị định 113 của Chính phủ và các văn bản liên quan đều không hướng dẫn rõ số học sinh khuyết tật trong một lớp. Do có nhiều ý kiến thắc mắc về vấn đề này nên sở có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), Bộ GD-ĐT và đề nghị liên bộ này có hướng dẫn nhưng hiện 2 Bộ chưa đề cập vấn đề này.

Văn bản phúc đáp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH) rất rõ về việc thực hiện chi trả chế độ day trẻ khuyết tật cho giáo viên trong các lớp hòa nhập cộng đồng

Tuy nhiên, ngày 18-11-2017, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH) đã có văn bản phúc đáp rất rõ về mức phụ cấp ưu đãi; về cách tính, hưởng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Theo văn bản này, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị Thanh Hóa tiếp tục áp dụng các quy định tại Nghị định 28 để thực hiện.

Đáng nói, sau phản ánh của Báo Người Lao Động, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng có văn bản "đá bóng" trách nhiệm sang Sở GD-ĐT đề nghị Sở này xác định đúng đối tượng được thụ hưởng theo thông tư hướng dẫn, trình tỉnh quy hoạch mạng lưới về trường đạt tiêu chuẩn đào tạo trẻ khuyết tật theo phương thức hòa nhập. Khi có danh mục các trường được tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính mới có căn cứ để thực hiện chế độ.

Về vấn đề này, ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, cho biết nếu công nhận trường đủ điều kiện dạy trẻ khuyết tật thì đó là cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn đây là đối tượng học sinh học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục công lập nên việc yêu cầu điều kiện trên là không cần thiết, giáo viên dạy trẻ khuyết tật đương nhiên được nhận theo quy định.

Thanh Tuấn

Video liên quan

Chủ đề