Chê t vi bê nh trong tiếng anh là gì

Nếu bạn đang thắc mắc chè tiếng Anh là gì và tên các loại chè trong tiếng Anh như thế nào thì tham khảo nhanh những thông tin của chuyên mục Thông Tin Pha Chế bên dưới để biết chi tiết nhé. Vào những ngày hè nắng nóng, những ly chè thơm ngon, mát lạnh là món ăn vặt yêu thích của rất nhiều người. Trong thực tế, bên cạnh công thức nấu chè đơn giản thì những thông tin liên quan khác về món ăn vặt này cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người, đặc biệt là vấn đề tên các loại chè trong tiếng Anh.

Chè là món ăn vặt yêu thích của nhiều người

Sở hữu hương vị thơm ngon, chè không chỉ hấp dẫn người Việt mà còn cả những du khách nước ngoài. Đối với những quán chè nằm trong các địa điểm du lịch nổi tiếng cũng như những bạn thường xuyên tiếp xúc với khách quốc tế thì việc học tên các loại chè bằng tiếng Anh là điều quan trọng và không nên bỏ qua. Trong tiếng Anh, chè được gọi bằng một cái tên chung là Sweet Soup. Còn đối với các loại chè cụ thể như chè hạt sen, chè sắn, chè đậu đỏ, chè đậu đen, chè ba màu… thì sẽ được gọi với những tên khác nữa.

Từ điển tiếng Anh các loại chè

Những loại chè phổ biến ở Việt Nam được gọi bằng tiếng Anh như sau:

– Chè hạt sen: Sweet lotus seed gruel

– Chè trôi nước: Rice ball sweet soup

– Chè sắn: Cassava gruel

– Chè đậu trắng nước cốt dừa: White cow-pea with coconut gruel

– Chè khoai môn nước cốt dừa: Sweet taro pudding with coconut gruel

– Chè chuối nước cốt dừa: Sweet banana with coconut gruel

– Chè đậu xanh: Green beans sweet gruel

– Chè đậu đen: Black beans sweet gruel

– Chè đậu đỏ: Red beans sweet gruel

– Chè táo soạn: Sweet mung bean gruel

– Chè ba màu: Three colored sweet gruel

– Chè thái: Thai Sweet gruel

– Chè khúc bạch: Khuc Bach sweet gruel

– Chè bưởi: Made from grapefruit oil and slivered rind

– Chè củ sung: Made from water lily bulbs

– Chè cốm: Made from young rice

– Chè củ mài: Made from dioscorea persimilis

– Chè khoai lang: Made from sweet potato

– Chè củ từ: Made from dioscorea esculenta

– Chè mít: Made from jackfruit

– Chè lô hội: Made from aloe vera

– Chè thốt nốt: Made from sugar palm seeds

– Chè sắn lắt: Made from sliced cassava

– Chè bắp: Made from corn and tapioca rice pudding

– Chè bột sắn: Made from cassava flour

– Chè nhãn: Made from longan

– Chè lam: Made from ground glutinous rice

– Chè xoài: Made from mango

– Chè trái vải: Lychee and jelly

– Chè trái cây: Made from fruits

– Chè sầu riêng: Made from durian

– Chè hạt sen: Made from lotus seeds

– Chè củ sen: Made from lotus tubers

– Chè sen dừa: Made from lotus seeds and coconut water

– Chè bột lọc: From small cassava and rice flour dumplings

– Chè kê: Made from millet

– Chè khoai tây: Made from potato

– Chè thạch (chè rau câu): Made from agar agar

– Chè môn sáp vàng: Made from a variety of taro grown in Hue

– Chè sen: Made from thin vermicelli and jasmine flavoured syrup

– Chè thạch sen: Made from seaweed and lotus seeds

– Chè mè đen: Made from black sesame seeds

Chè trôi nước có tên tiếng Anh là Rice Ball Sweet Soup

Với những thông tin trên, hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu muốn biết thêm những thông tin về các nguyên liệu trong làm pha chế như: Take Away nghĩa là gì …và nhiều thông tin khác thì hãy tham khảo tại trang Hướng Nghiệp Á Âu nhé!

John Trường Nguyễn tên thật là Nguyễn Huy Trường. John là Cộng tác viên cho website huongnghiepaau.com hơn 5 năm. Những nội dung đăng tại website được John Trường Nguyễn tích hợp và nghiên cứu từ nhiều nguồn trong và ngoài nước đáng tin cậy. Bên cạnh đó, John chia sẻ những ý tưởng sáng tạo, làm mới hương vị cocktail, mocktail, mojito… vô cùng độc đáo dành cho bạn đọc.

Theo dõi những bài viết của Trường Nguyễn John qua các kênh:

Phép ẩn dụ được lồng ghép chằng chịt vào tấm thảm ngôn ngữ, mà nếu không có chúng, ngôn ngữ sẽ là một miếng vải sờn rách, thô cứng.

Nhưng ngoài việc đưa màu sắc và hình ảnh vào ngôn ngữ, phép ẩn dụ còn đảm nhận một chức năng cụ thể: chúng giải thích các khái niệm phức tạp mà ta chưa quen, giúp ta kết nối với nhau và thậm chí có thể định hình quá trình suy nghĩ của chúng ta.

Chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới của mình.

Chuyển ý nghĩa

Vậy 'ẩn dụ' chính xác là gì?

Chúng ta có thể lôi sách vở cũ ra để tìm lại một định nghĩa mơ hồ từ những ngày còn đi học, mà theo dòng định nghĩa trong từ điển Cambridge thì đó là "một cách diễn đạt thường thấy trong văn học, theo đó miêu tả một người hoặc vật bằng cách nói đến một thứ khác được coi là có đặc điểm tương tự như người hoặc vật đó".

Đối với Aristotle, ẩn dụ là đặt cho thứ gì đó một cái tên thuộc về thứ khác.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trong tiếng Pháp có cách diễn đạt 'Tôi có trái đào' để thể hiện ý nghĩa 'Tôi rất hào hứng', một trong những phép ẩn dụ được dùng nhiều ở nước này

Thật ra, từ 'metaphor' (tức ẩn dụ) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, và bản thân nó cũng là một phép ẩn dụ. Từ này có nghĩa là 'mang qua chỗ khác hoặc mang ra ngoài' (kết hợp 'meta' (vượt ra ngoài) và 'phero' (mang theo)). Ẩn dụ mang ý nghĩa từ cái này sang cái khác.

Phép ẩn dụ hoán chuyển tất cả các ngụ ý, liên tưởng và kết nối - nó không chỉ là trao đổi lời nói mà còn trao đổi các khái niệm và ý tưởng.

Nhiều nhà khoa học, trong đó có Albert Einstein, đã sử dụng phép ẩn dụ để giải thích các lý thuyết.

"Cách duy nhất để chúng ta có thể học được điều mới là so sánh nó với thứ nào đó mà chúng ta đã biết," tác giả James Geary nói trên chương trình Word of Mouth của Đài BBC Radio 4.

Nhưng đó không chỉ là 'cho biết về sự giống nhau' hoặc tiết lộ về một thứ gì đó đã có từ trước, giáo sư Stacy Pies ở Đại học New York nói. Nó cũng là 'một bước nhảy vọt về trí tưởng tượng, giúp mở rộng cách chúng ta suy nghĩ' và mở rộng hệ quy chiếu.

Chúng ta thường dựa vào phép ẩn dụ để nói về cảm xúc hoặc ý tưởng, chẳng hạn như phép ẩn dụ nguyên mẫu, 'trái tim tôi tan vỡ'.

Geary nói rằng ẩn dụ được tìm thấy, giống như hóa thạch, trong "bất kỳ từ ngữ nào chúng ta sử dụng để truyền đạt ý nghĩa, độ phức tạp và nội dung. cho dù là ở bề mặt hay khi bạn đào sâu vào từ nguyên... Chúng ta thường nghĩ về phép ẩn dụ như một cách dùng từ, nhưng thực ra đó là cách tư duy."

Phép ẩn dụ là cách để thu hút ta vào việc tìm hiểu một cái gì đó - và một khi ta hiểu được thì sẽ có "khoảnh khắc thân mật giữa những tâm hồn được thực sự thỏa mãn, cảm thấy dễ chịu và mọi thứ tràn đầy ý nghĩa", Pies nói.

Chẳng hạn, những hình ảnh khác thường nhưng rất phù hợp được sử dụng trong bài thơ 'Ẩn dụ' của Sylvia Plath sẽ rất hợp ý với nhiều bà mẹ khi họ nhớ lại thời kỳ mang thai: 'Một con voi, một ngôi nhà ục ịch, / Một quả dưa bước đi trên hai dây leo. / Ôi trái đỏ, ngà voi, gỗ tốt! / Ổ bánh to đang nổi men. / Trong cái ví bự có đồng tiền mới. / Tôi là phương tiện, là giai đoạn, là một con bò có chửa...'

"Đó là sự giao lưu song phương - bạn tiếp cận người khác, bạn chìa tay ra với người bạn trò chuyện cùng và nói 'xin hãy hiểu cho tôi'," Pies giải thích.

Đối với người sử dụng phép ẩn dụ thì khi có ai đó hiểu được đúng ý mình, họ sẽ có cảm giác được công nhận, "được thấu hiểu, cảm thấy như lời mời của mình đã được đối phương chấp nhận, và mình được họ chìa tay ra nắm lấy," bà nói.

Pies so sánh phép ẩn dụ với 'cờ vua 3D'.

Bạn đang nghĩ ba điều cùng một lúc: nói gì, nói vậy có nghĩa là gì và không có nghĩa gì.

Vậy điều gì làm nên một ẩn dụ tốt, hay nói cách khác là một phép ẩn dụ đạt hiệu quả?

Đối với Pies, đó là khi có sự hồ hởi. Chắc chắn đó là phép ẩn dụ sống động, ấn tượng và độc đáo.

Nhưng cũng còn tùy thuộc vào việc người dùng phép ẩn dụ với mong muốn sẽ đạt được điều gì ở đối phương. Khi họ gợi lên được kết quả mà họ mong muốn, Geary nói, thì sẽ có "một kết nối tuyệt vời, giống như một tia lửa".

Sự tương tự ẩn

"Khi bạn nhìn thấy một cái gì đó tượng trưng cho thứ mà bạn đã biết, bạn sẽ thấy vui là mình nhận ra nó," Pies nói.

Trái lại, khi bạn chứng kiến điều gì đó trong nghệ thuật mà mình chưa từng biết đến trong cuộc sống, thì đó sẽ là một cách để trải nghiệm. "Hành động tưởng tượng và cảm nhận sẽ mở rộng năng lực cảm xúc của bạn," bà giải thích.

Ví von là phép tu từ gần gũi và có chung nhiều đặc tính với phép ẩn dụ.

Thế nhưng khác với ẩn dụ, ví von sử dụng từ 'như là'.

Cho nên khi ta nói "cuộc sống giống như là một hộp chocolate" thì đó là một cách ta đang ví von.

Trong bài thơ '90 North', Randall Jarrell đã khắc họa bức tranh sống động qua cách ví von bất ngờ: "như một con gấu leo lên tảng băng, /Tôi trèo lên giường".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Cả hai phép ví von và ẩn dụ thường làm cho cái không quen thuộc trở nên quen thuộc, nhưng khi một so sánh bất ngờ ckhiến bạn phải xem lại một trải nghiệm quen thuộc (chẳng hạn như việc đi ngủ được so sánh như gấu Bắc cực trèo lên tảng băng) thì nó tạo hiệu ứng ngược chiều: làm cho cái quen thuộc trở nên xa lạ.

"Thơ ca ẩn dụ đang tìm ra mối liên hệ đó, tìm thấy sự tương đồng ẩn giấu đó," Geary nói.

Thông qua việc làm cho cái quen thuộc trở nên xa lạ, phép ẩn dụ giúp chúng ta không còn chai sạn với cuộc sống hàng ngày, và nó đánh thức các giác quan của chúng ta.

Nó khiến ta chú ý tới, đồng thời nó hé lộ sự độc đáo và kỳ diệu của những điều bình thường mà chúng ta đã nhẵn mặt.

Hãy xem một ví dụ tương đồng về bức tranh vẽ quả táo của Cézanne. Chúng ta nhìn vào quả táo trong bức tranh với mức độ tập trung chăm chú hơn nhiều so với khi nhìn vào một quả táo bình thường, nhưng sau khi nghiền ngẫm bức tranh, chúng ta lại thấy một quả táo bình thường dưới cái nhìn mới lạ. Phép ẩn dụ hiệu quả cũng có công dụng mở mắt như vậy.

Nhưng phép ẩn dụ thành công cũng phụ thuộc vào việc người dùng muốn đạt được cái gì.

Tiến sĩ Kathryn Allan từ Đại học University College London giải thích rằng trong các diễn văn chính trị, phép ẩn dụ được chọn "có chủ đích và một cách có ý thức để cố làm cho mọi người nhận thức tình huống theo một cách nào đó".

Ví dụ, một phép ẩn dụ về chiến tranh ngay lập tức giả định là có một phe 'thiện' và một phe 'ác'.

Trong bài phát biểu quan trọng về virus corona hồi tháng 5/2020, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói về việc "soi rọi ánh sáng khoa học vào sát thủ vô hình này", và đề cập rằng việc "đi xuống núi" thường nguy hiểm hơn. Những ẩn dụ này chắc chắn không phải là lựa chọn ngẫu nhiên.

Và điều gì làm cho việc ẩn dụ hoặc ví von trở nên dở? Có lẽ nó nghe chán ngắt hoặc không gây hứng khởi.

Chúng ta có thể nói một câu sáo mòn - kiểu như 'hai hạt đậu trong một quả đậu' - đó là một cách nói nghèo trí tưởng tượng. Nó có vẻ đã nhàm chán và không còn độc đáo nữa do đã được sử dụng quá nhiều.

"Lời nói sáo mòn thực sự là phép ẩn dụ tuyệt vời, nhưng nó lại là nạn nhân của chính sự thành công của nó," Geary nhận xét.

Trong cuốn 'Những phép ẩn dụ trong đời sống chúng ta', George Lakoff và Mark Turner cho rằng những cách cơ bản mà chúng ta nói về bản thân đều là mang tính ẩn dụ, ngay cả khi chúng ta cho rằng mình đang nói theo nghĩa đen.

Chẳng hạn, chúng ta thường nói như thể quá khứ ở phía sau còn tương lai thì ở phía trước chúng ta. Nhưng có những nơi trên thế giới lại xem quá khứ như ở phía trước, bởi vì nó là cái đã được biết. Điều này liệu có ảnh hưởng đến những gì chúng ta cho là có thể hoặc thậm chí ảnh hưởng toàn bộ khung tư duy của chúng ta không?

Loại ẩn dụ này - mà theo đó thời gian là một hành trình, chẳng hạn như 'chúng ta sẽ băng qua cây cầu đó khi chúng ta tới chỗ đó' - còn được gọi là 'ẩn dụ nguyên thủy' vì nó là phần không thể thiếu trong ngôn ngữ, cách tư duy của chúng ta và cách chúng ta nhìn nhận và trải nghiệm thế giới.

Những cái này thường là không thể cảm nhận được.

"Ngôn ngữ thường dùng có rất nhiều ẩn dụ mà chúng ta không nhận ra," Geary nói. Nhiều câu thành ngữ phổ biến trong cốt lõi chính là dùng phép ẩn dụ, ví dụ như 'tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa'.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Một số ẩn dụ được gọi là 'ẩn dụ chết' bởi vì chúng ta thậm chí không coi chúng là ẩn dụ - ví dụ, cách dùng phổ biến từ 'nhìn thấy' để nói ý là 'hiểu', như trong câu 'Tôi nhìn thấu được ý bạn'.

Allan nói rằng ngay khi chúng ta có bằng chứng, dường như các động từ như nhau đã được dùng để nói về cảm nhận bằng ánh mắt và cảm nhận bằng trí não.

Nhưng vì chúng ta biết rằng ẩn dụ thường dựa trên cái cụ thể để diễn đạt cái trừu tượng, chúng ta mặc định rằng nó bắt nguồn từ nghĩa của việc nhìn bằng ánh mắt.

Allan lưu ý rằng nghiên cứu gần đây về ngữ nghĩa học nhận thức cho thấy những ẩn dụ 'chết' như thế này thực ra có lẽ là những kiểu ẩn dụ 'có sức sống' nhất, bởi vì chúng gắn chặt trong cách nghĩ.

Cái được gọi là 'ẩn dụ căn bản' là những cách ẩn dụ gắn chặt với ngôn ngữ bởi cách thức hoạt động thể chất của chúng ta trong đời sống. Chẳng hạn như ta dùng từ 'lên' để nói về những thứ mang ý nghĩa tích cực, và từ 'xuống' để hàm ý những điều tiêu cực. Nguyên do có vẻ như bởi chúng ta luôn khát khao được ở thế vươn lên, Allan giải thích. Chúng ta hầu như không có bất kỳ lựa chọn nào khác, không thể nghĩ được gì khác ngoài những cách thể hiện như vậy.

'Gần như phổ quát'

Thật khó để chứng minh rằng có những hình thức ẩn dụ phổ quát tồn tại trong mọi loại ngôn ngữ.

Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 'những ẩn dụ gần như phổ quát' xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ, gồm cả những thứ tiếng thuộc các ngữ hệ khác nhau.

Cách ẩn dụ dùng việc 'nhìn thấy' để diễn đạt ý tứ 'đã hiểu' tồn tại trong các ngôn ngữ rất khác biệt nhau, đến nỗi không có khả năng ngôn ngữ này đã vay mượn hình thức biểu đạt này từ ngôn ngữ khác.

Ngoài ra, còn có ẩn dụ diễn đạt sự gần gũi theo nghĩa nồng nhiệt, ví dụ, 'tình bạn ấm áp'. Ôm ấp hoặc gần gũi tạo ra sự ấm áp; vốn là trải nghiệm chung của con người, bạn sẽ thấy nó xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nhà triết học Thế kỷ 17 Thomas Hobbes, xuất thân là theo truyền thống Tin lành Thanh giáo, thì phản đối việc dùng phép ẩn dụ.

Một số người nhận thấy có sự xung đột giữa lý trí và trí tưởng tượng.

Đối với Hobbes, phép ẩn dụ cũng giống như nói dối và lừa gạt, giống như 'lang thang giữa vô số điều phi lý' như cách nói của ông.

Văn học cổ điển đầy những phép ẩn dụ, ví dụ như cách nói 'biển sẫm màu rượu' của thi hào Homer trong sử thi 'Iliad và Odyssey', thường để mô tả biển động hay sóng gió.

Và một số ẩn dụ cũng có ý niệm giống nhau cho dù là ở trong ngôn ngữ nào.

Ví dụ, trong tiếng Hà Lan, bạn có thể nói ai đó có 'da voi', trong khi tiếng Anh nói là 'da dày'. Và trong tiếng Pháp có câu 'khi gà mái mọc răng', tương đương với thành ngữ tiếng Anh 'khi heo biết bay'.

"Các phép ẩn dụ thường bắt nguồn từ những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày," Pies nói, và nền văn hóa của một quốc gia là cơ sở cho phép ẩn dụ của quốc gia đó.

Ví dụ, có rất nhiều phép ẩn dụ về đồ ăn trong tiếng Pháp - từ 'nói chuyện salad' (nói khoa trương) cho đến 'Tôi có quả đào!' (Tôi rất hào hứng).

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Mặc dù tất nhiên chúng ta nên lưu ý đến việc rập khuôn, Allan cho biết nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất có khả năng những người nói ẩn dụ sẽ dựa trên điều gì đó quan trọng về văn hóa.

Theo Pies thì không thể nào có thứ ngôn ngữ mà không dùng đến phép ẩn dụ. "Xuyên suốt, xuyên suốt ngôn ngữ là ẩn dụ," bà cho biết. Nếu không có nó, ngôn ngữ sẽ trở nên buồn tẻ, nhàm chán và đơn điệu. "Chúng ta sẽ bị buồn ngủ!"

Ngôn ngữ cũng sẽ trở nên 'khá cô đơn', vì khoảnh khắc hiểu và được hiểu mà ẩn dụ làm thành khoảnh khắc hòa hợp, không phải theo nghĩa đen, nhưng như một cảm giác, một cách hiển hiện, cả về trí tưởng tượng và cảm xúc, là trải nghiệm đang sống.

"Đó là một lối mở vào một tâm hồn khác, một cánh cửa sổ mà ai đó mở ra và mời chúng ta bước vào không gian chia sẻ của sự thấu hiểu và cái đẹp trong khoảnh khắc."

Có ý nghĩa to lớn hơn chứ không chỉ là một hình thức trang trí ngôn ngữ, phép ẩn dụ có sức mạnh định hình cách chúng ta nhìn và trải nghiệm thế giới.

Chủ đề