Chemthan là ai

chienbinhmuadong said:

nói ra là lộ in4 luôn đó,người đó không thích bị lộ là vozer

hỏi trường thôi mà

duoiuoi1 said:

Mấy thằng này ko cần học môn khác, chỉ cần cày đề môn thi, nhiều khi ở nhà thầy luôn. Công nhận tư duy nó thông minh thật, nhưng nhìn ra có phí không, đem bộ óc đi cày đề để giật giải, sau quên hết cmn luôn. Tao có ông anh họ đc giải quốc gia môn toán học chuyên bộ, sau cũng vứt chả làm đụng đến

Nhìn nhận kiểu gì chứ mấy thằng này k thành công thì kiếm cũng chục củ mỗi tháng

via Tác Giả for iPhone

Nguyễn Ngọc Trung tại lễ trao giải cuộc thi Olympic Toán học quốc tế 2010 tại thủ đô Astana, Kazakhstan ngày 13/7.

Nguyễn Ngọc Trung là con cả trong một gia đình có hai anh em, em gái Trung học lớp 9. Trung sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Lâm Thao, Phú Thọ trong một gia đình không lấy gì làm khá giả, bố Trung làm thợ mộc, mẹ Trung là công nhân trong nhà máy hóa chất Lâm Thao. Từng gặp nhiều khó khăn trong học tập nhưng với lòng yêu thích và đam mê Toán học, Trung đã nỗ lực không ngừng để đạt kết quả tốt nhất.

Trung chia sẻ: “Bố mẹ tớ không ai là giáo viên nên không thể trực tiếp giúp tớ về kiến thức mà chỉ động viên tinh thần. Nhà tớ cũng không có điều kiện đi học thêm nhiều nên tớ phải nỗ lực hơn các bạn. Tớ từng có thời điểm rất ham chơi nhưng thấy bố mẹ buồn nên tớ tự nhủ phải làm được một điều gì đó để bố mẹ vui lòng”.

Bước vào cấp 3, Trung thi đỗ cả khối chuyên Toán Tin, hệ THPT chuyên, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội và chuyên Toán, Trường THPT chuyên Hùng Vương. Trong năm học lớp 10, Trung theo học tại lớp chuyên Toán, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội. Đến lớp 11, Trung chuyển về Trường THPT chuyên Hùng Vương.

Trong quãng thời gian ba năm học cấp 3, phải ở trọ xa nhà, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, Trung không có điều kiện để đi học thêm như các bạn mà chủ yếu tự học. Mặc dù vậy, với trí thông minh và khả năng học Toán bẩm sinh, Trung đã có nhiều thành tích nổi bật, đặc biệt là cách giải bài ngắn gọn và hết sức dễ hiểu khiến bạn bè phải nể phục.

Chia sẻ về bí quyết học tốt môn Toán của mình, cậu bạn khiêm tốn cho biết: “Theo tớ mỗi người có một phương pháp học riêng. Thực ra phương pháp học của tớ cũng không có gì đặc biệt lắm. Ở trên lớp, tớ tập trung nắm bắt những ý tưởng mà thầy cô truyền đạt. Về nhà, tớ chủ yếu tự học theo sự hướng dẫn của thầy cô. Thỉnh thoảng tớ lên mạng tìm kiếm bài toán, đề toán hay rồi tự giải”.

Tất cả các giải thưởng Trung giành được đều liên quan đến Toán. Năm lớp 9, bạn giành được giải Nhì môn Toán cấp tỉnh, giải nhì giải Toán trên máy tính Casio cấp tỉnh, giải xuất sắc cuộc thi giải toán trên tạp chí Toán học & tuổi trẻ. Bên cạnh đó, bạn còn “ẵm” giải nhất cuộc thi “Chào Imao” (chào mừng ngày thi toán quốc tế ở Việt Nam) trên tạp chí Toán học & tuổi trẻ.

Năm lớp 11, khi Trung chuyển về THPT chuyên Hùng Vương, nhận thấy khả năng Toán học của Trung, các thầy cô trong tổ Toán đã xin cho bạn được vượt cấp thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12. Trong năm đó, Trung đã không phụ sự trông mong của thầy cô khi “rinh” về giải Ba học sinh giỏi quốc gia lớp 12.

Bước vào lớp 12, sẵn có kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy, Trung bước vào kỳ thi học sinh giỏi quốc gia với một tâm lý thoải mái và tự tin. Sự tự tin đó đã mang về cho cậu bạn giải nhì quốc gia môn Toán học. Và mới đây nhất và cũng là giải thưởng quan trọng nhất, đó là tấm Huy chương vàng IMO 2010.

Nguyễn Ngọc Trung (thứ nhất từ trái sang) cùng các bạn trong đội tuyển Olympic Toán quốc tế tại sân bay thủ đô Astana, Kazakhstan ngày 4/7.

Trung chia sẻ: “Khi tham dự kỳ thi Tóan quốc tế, tớ rất thoải mái. Với tớ, tham dự một kỳ thi có tầm vóc như vậy là một may mắn. Đó là một cuộc chơi lớn mà trước khi thi tớ cũng đặt nhiều niềm tin vào cuộc thi này. Tuy nhiên, đạt huy chương vàng là điều khá bất ngờ”.

Yêu thích Toán học nên thời gian rảnh Trung cũng dành cho môn Toán. Những lúc rỗi, Trung thường lên mạng đọc tin tức và vào một số trang web về Toán học để nâng cao trình độ Toán của mình như www.diendantoanhoc.net, www.mathscope.org và www.mathlinks.ro. Cậu bạn cũng thích chơi bóng đá, đọc truyện tranh, nghe nhạc.

Được đặc cách cả thi tốt nghiệp THPT và đại học, hiện tại, Trung đã nộp hồ sơ vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Trung cho biết trong thời gian tới sẽ cố gắng học tiếng Anh để phấn đấu đi du học. Trung đang ấp ủ mong muốn trở thành nhà toán học để có thể góp sức mình cho sự nghiệp chung của nền Toán học nước nhà.

Bài: Linh Anh

Ảnh: Nhân vật cung cấp

(bài viết dài, cân nhắc trước khi đọc…)

Có vẻ liên quan: Theo Wikipedia thì Competitive Programming (CP) là một môn thể thao trí tuệ (tức là xếp chung mâm với các môn cờ :v) mà người tham gia sẽ giải các bài toán lập trình trong một khoảng thời gian nhất định. Hai kỳ thi CP nổi tiếng nhất là ACM-ICPC (Kỳ thi Lập trình đồng đội Quốc tế, dành cho sinh viên đại học) và IOI (Olympic Tin học Quốc tế, dành cho học sinh).

CP có lẽ là cuộc hành trình thú vị, bất ngờ và đáng tự hào nhất của mình ở đại học. Nói là bất ngờ bởi vì 2 năm trước mình chưa bao giờ dám nghĩ là một người bắt đầu từ con số xấp xỉ 0 như mình có thể tiến xa đến như vậy. (thật ra thì trường hợp như mình cũng không phải hiếm, tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến Nguyễn Ngọc Trung aka chemthan, bắt đầu gần như cùng lúc với mình nhưng chỉ hơn 1 năm sau đã lên nick đỏ Codeforces :v).

Cũng giống chemthan, mình xuất thân từ chuyên Toán (nhưng thay vì là huy chương Vàng IMO như anh ý thì mình chỉ dừng ở giải Ba cấp thành phố :)) ). Thời đó thì các lớp không phải chuyên Tin ở trường mình không được học nhiều về lập trình, theo mình nhớ thì chỉ được học Pascal trong một học kỳ, học những cái rất là căn bản và code những bài siêu dễ (như kiểu tính tổng các số từ 1 tới N, vẽ hình tam giác xuôi ngược bằng mấy dấu hoa thị,…).

Đến năm đầu đại học thì lần đầu tiên mình được nghe đến tên kỳ thi ACM-ICPC, nhưng chỉ biết đại khái là cuộc thi lập trình gì đó dành cho mấy thánh, nên cũng không mấy quan tâm. 2 năm đầu đại học thì mình học khá là mông lung, qua loa cho qua môn rồi thôi (hệ quả là sau này đi phỏng vấn xin việc thì mình phải ngồi học lại từ đầu :v). Mấy môn như Lý thuyết đồ thị hay Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật (có thể bạn chưa biết: mình rớt môn CTDL&GT…) thì mình cũng chỉ học sơ sơ cho biết chứ không nắm kỹ (thật ra thì, việc được học 2 môn đó trước khi tiếp xúc với CP đã giúp mình tăng tốc quá trình bắt nhịp với CP sau này).

Đầu năm 2015 thầy Tùng và thầy Triết có tổ chức kỳ thi ACM cá nhân kỷ niệm 20 năm thành lập khoa, đó cũng là kỳ thi đầu tiên mà mình tham gia. Lúc đó thấy bạn bè đăng ký đông nên ham vui nhảy vào thi chứ cũng chả biết gì. Vào phòng thi ngồi đọc bài nào suy nghĩ bài đó, suy nghĩ từ A qua B qua C qua D bài nào cũng bế tắc, mới thi lần đầu nên cũng không biết check scoreboard để tìm bài dễ :v Sau một thời gian bế tắc dài thì phát hiện ra E và F là 2 bài dễ nhất (và là 2 bài duy nhất mình làm được :v). Kết quả là mình đứng hạng 10 div 2 (chia thành div 1 dành cho các thánh đã có kinh nghiệm, và div 2 dành cho những newbie như mình), được giải Khuyến khích và được thầy Triết tặng cho cái áo 20 năm.

 

Chemthan là ai

Hè 2015, mình đăng ký thi vòng tuyển chọn đội tuyển ACM-ICPC của trường. Giờ nghĩ lại vẫn không nhớ vì sao lúc đó mình lại đăng ký… 4 vòng đầu tiên là thi đấu cá nhân, cũng được chia thành 2 div và dĩ nhiên mình nằm ở div 2. Qua 3 vòng đầu tiên mình chỉ đứng ở hạng 4 hạng 5 gì đó (của div 2), nhưng nhờ cú lật kèo ở vòng 4 mình đã nhảy lên hạng 2, và được chọn vào vòng thi team (tổng cộng có 18 người được chọn, div 2 chỉ có 2 người).

Chemthan là ai
Bảng xếp hạng vòng 4 :v

Sau khi được chọn thì thầy Tùng có gọi và bảo mình cần tập luyện thêm, và thầy có nhờ Phúc train cho mình (thật ra chỉ là set contest cho mình làm hàng ngày :v). Sau đó anh Nguyễn Khánh tặng cho quyển Competitive Programming 2. Đó là lúc mình chính thức bắt đầu luyện CP nghiêm túc. Giai đoạn đầu mình gần như chỉ đọc CP2, do nó chia thành các chủ đề khá rõ ràng, sắp xếp các chủ đề từ căn bản, thường gặp đến các chủ đề nâng cao hơn, và có khá nhiều bài tập sau mỗi chủ đề. Mình không luyện hết mà bỏ qua một số chủ đề khó vì thời gian khá gấp rút, mình chỉ có khoảng 2-3 tháng để chuẩn bị cho các vòng ACM-ICPC online quốc gia và Olympic tin học của trường. Mình cũng bắt đầu tham gia các contest trên Codeforces, qua mỗi contest mình lại đọc editorial của những bài mình chưa giải được để học thêm các kỹ thuật mới. Qua 2-3 tháng đó thì kỹ năng của mình được nâng cao đáng kể, có thể giải được các bài dễ/gần dễ/trung bình, nhưng thật ra thì kiến thức căn bản vẫn còn lủng nhiều :v

1-2 tuần gì đấy sau vòng cá nhân là bắt đầu vòng thi team. Mình được xếp chung team với 2 thánh cùng lớp là Hùng và Phương (có 1 vòng Đạt thay Hùng). Những vòng đầu thì nhiệm vụ gần như duy nhất của mình là đọc đề và dịch đề. Những vòng sau thì mình cũng cố gắng giải những bài dễ để tiết kiệm thời gian cho 2 đứa kia làm những bài khác. Kỳ thi năm đó team đứng thứ 6/6, và dĩ nhiên là không được tham gia vòng regional tại Hà Nội (chỉ có 3 team được chọn).

Cuối năm 2015 mình tham gia Olympic tin học cấp trường (cũng là kỳ thi chọn đổi tuyển đi thi Olympic tin học sinh viên quốc gia tại Hà Nội) và may mắn giành giải Nhì khối Chuyên tin và được đi Hà Nội thi OLP quốc gia. Kỳ OLP năm đó mình đặt mục tiêu khá cao, nhưng cuối cùng không có giải, và nhận ra là mình vẫn còn khá yếu và thiếu (đề thi năm đó có 1 câu xử lý chuỗi khá căn bản, nhưng mình lại không làm được…). Nhưng nghĩ lại, chỉ sau 4 tháng mà mình được đi Hà Nội thi quốc gia thì cũng là thành công rồi :))

Chemthan là ai
Đội tuyển ACM-ICPC và OLP của HCMUS tại Hà Nội, 2015

Sau thất bại năm 2015, mình lại tiếp tục lao vào luyện tập, với mục tiêu được thi ACM regional và giành giải Nhất OLP vào năm sau. Phương pháp tập luyện vẫn không khác nhiều, vẫn là siêng làm contest, không chỉ Codeforces mà còn cả Codechef, Facebook Hacker Cup, Google Code Jam,… Sau contest lại đọc hướng dẫn, trong hướng dẫn có kỹ thuật gì lạ thì mình lại tìm bài viết về kỹ thuật đó để học. Mình cũng tham khảo những bài viết trên mạng để xem những gì cần phải học thêm (để tránh trường hợp lủng kiến thức căn bản như năm trước :v), dĩ nhiên là mình vẫn skip một vài chủ đề quá khó hay các kỹ thuật quá phức tạp. Sang năm sau thì nội công của mình tăng rõ rệt, có thể làm được những bài độ khó trên trung bình, đánh dấu bằng cột mốc lần đầu tiên lên nick tím Codeforces :v

Kỳ thi ACM vòng trường năm 2016 diễn ra với thể thức khác, các team được lập tự do và không giới hạn số team thi các vòng đầu. Do Hùng đã chán ACM nên mình và Phương đã kết nạp Lam vào team. Vai trò của mình trong team đã rõ ràng hơn chứ không chỉ dịch đề như năm trước :)) Càng về sau team mình càng thể hiện được sự ăn ý, nhưng lại thọt ở những thời điểm quan trọng, nên chung cuộc chỉ xếp hạng 5 ở vòng trường, mặc dù nhiều lúc từng lên đến hạng 2 hạng 3. Tuy nhiên hạng 5 là vị trí vừa đủ để team kiếm được tấm vé đi Nha Trang thi regional năm đó (mừng gần chết, tưởng tạch cmnr :v). Mặc dù mém tạch ở ACM nhưng team mình lại khá thành công ở OLP vòng trường, Phương được giải Nhì Siêu cúp, còn mình và Lam đồng giải Nhất Chuyên tin, nên cả 3 đều được thi OLP quốc gia ở Nha Trang.

Chemthan là ai
HCMUS-:v tại ACM regional Nha Trang 2016

Team mình bước vào kỳ thi ACM regional Nha Trang tương đối yolo, vì được thi là vui rồi :v Kết quả là giải được 6 bài, penalty 666 (đẹp) và đứng hạng 17. Ở OLP thì kỳ OLP 2016 là lần đầu tiên được chấm online trên CMS, nên mình lại thêm tự tin hơn. Mình giải full được 3 bài, còn 1 bài khó mình làm cách nhảm bựa gì đó và nộp lên ăn được 23/30 điểm, lúc đó còn dư tới tận 45 phút nhưng mình đã quyết định ngồi chơi chứ không code thêm nữa :)) Cuối cùng thì với 93 điểm mình đã đạt được mục tiêu giành giải Nhất, nhưng vẫn thua thằng vô địch 1 điểm… Túm váy lại là năm 2016 mình đã đạt được tất cả những mục tiêu mình đặt ra 1 năm trước.

Thi CP thì được cái gì?

Sau khi lạc trôi vào con đường CP thì mình cảm thấy mình được rất nhiều điều. Điều đầu tiên mình nhận được là niềm vui. Cảm giác được đi thi đấu, bước vào cái nhà thi đấu to đùng đối đầu với vài trăm người khác, cảm giác nộp bài lên và AC, nó kích thích vô cùng :v Nhờ niềm vui đó mà mình có động lực để học thuật toán, chứ trước khi thi thì mình chả để ý lắm tới chuyện học thuật toán, giờ học xong mới thấy nó quan trọng thế nào và ảnh hưởng nhiều tới con đường sự nghiệp của mình. Điều thứ hai mình nhận được là được gặp gỡ với nhiều người giỏi, như mấy đứa đồng đội của mình, và group Mèo nổ :v được quen sếp Tùng và idol Yên Thanh, nhờ anh Thanh mà mình có được cơ hội phỏng vấn thực tập Google (dĩ nhiên là fail…). À còn được một điều nữa là được đi Hà Nội và Nha Trang chơi :))

UPD: À còn một cái nữa mình mới nhớ ra =)) Sau 2 năm thi CP thì mình cảm thấy tự tin vào bản thân mình hơn, vì tính tới hết năm 2 thì mình gần như chỉ học cho có và cảm thấy bản thân không có gì nổi trội, và thậm chí còn không biết sau khi học xong mình sẽ làm gì cho đời :v Sau khi thi xong thì mình đã có thêm fame (lol), mình đã nhận được một job offer tương đối tốt ngay khi chưa tốt nghiệp 🙂

(chấm hết bài)

À có thắc mắc gì các bạn có thể comment xuống dưới hoặc gửi vào Ask.fm của mình nhé :))