Chi cục quản lý thị trường thuộc cơ quan nào năm 2024

Bộ Công Thương đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.

Dự thảo quy định các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương, trong đó, Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh (Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.

Còn theo Quyết định 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018, Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường gồm: Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, theo đề xuất mới Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh sẽ không còn Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bổ sung thêm đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Quản lý thị trường

Theo Dự thảo, thay vì 6 cơ quan như trước đây, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường Trung ương sẽ bổ sung thêm Tạp chí Quản lý thị trường là đơn vị sự nghiệp.

Cụ thể, các tổ chức Quản lý thị trường tại Trung ương sẽ bao gồm: Văn phòng Tổng cục; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Chính sách - Pháp chế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường và Tổ chức sự nghiệp: Tạp chí Quản lý thị trường.

Trong đó, Văn phòng Tổng cục và Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường được tổ chức 4 phòng. Văn phòng Tổng cục, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường và Tạp chí Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Đối với các Cục Quản lý cấp tỉnh, dự thảo đề xuất cơ cấu được tổ chức sẽ không quá 3 phòng.

Các Đội Quản lý thị trường cấp huyện, trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh sẽ bao gồm Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã; Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã; Đội Quản lý thị trường chuyên ngành và Đội Quản lý thị trường cơ động. Đội Quản lý thị trường cấp huyện không tổ chức phòng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.

Việc thành lập phòng thuộc Văn phòng Tổng cục, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trương và phòng thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.

Số lượng phòng và Đội Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh phù hợp với quy mô, đối tượng quản lý, hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ và tinh gọn bộ máy, không làm phát sinh đầu mối bên trong tổ chức Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh./.

Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu...

Theo dự thảo, Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.

Tổng cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; về chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật: Chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính; thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân; xử lý vi phạm hành chính.

Kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

Xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu quản lý nhân sự, tài sản và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền...

Cơ cấu tổ chức

Tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương gồm: Văn phòng Tổng cục; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Chính sách - Pháp chế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường; Tổ chức sự nghiệp: Tạp chí Quản lý thị trường.

Văn phòng Tổng cục và Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường được tổ chức 04 phòng.

Các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương gồm:

  1. Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh (gọi chung là Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.

Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổ chức không quá 03 phòng.

  1. Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội Quản lý thị trường cơ động.

Đội Quản lý thị trường cấp huyện không tổ chức phòng.

Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.

Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, luân chuyển, biệt phái; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Quản lý thị trường tiếng Anh là gì?

Tổng cục Quản lý thị trường (tiếng Anh: Vietnam Directorate of Market Surveillance, viết tắt là DMS) là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; ...nullTổng cục Quản lý thị trường (Việt Nam) - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Tổng_cục_Quản_lý_thị_trường_(Việt_Nam)null

Đội quản lý thị trường được kiểm tra những gì?

Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thươngmại trên địa bàn tỉnh ...nullQuản lý thị trường được kiểm tra, xử phạt những giấy tờ gì tại cơ sở sản ...luatminhkhue.vn › quan-ly-thi-truong-duoc-kiem-tra-nhung-giay-to-gi-tai-...null

Ông Trần Hữu Linh là con ai?

Trần Hữu Linh, bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.nullUBKT Trung ương xác định vi phạm của ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục ...thuonghieucongluan.com.vn › ubkt-trung-uong-xac-dinh-vi-pham-cua-on...null

Quản lý thị trường có trách nhiệm gì?

Quản lý thị trường là hoạt động giám sát, kiểm tra các hoạt động mua bán, trao đổi trên thị trường thương mại trong nước, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi đó có thể là buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm, v.v.nullQuản Lý Thị Trường Là Gì? Mô Tả Công Việc Quản Lý Thị Trườngglints.com › blog › quan-ly-thi-truong-la-ginull