Chỉ được công chứng tại tỉnh, thành nơi có nhà đất có đúng ?

26/04/2022

Em dự định mua một căn nhà ở phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Vì chủ nhà rất bận công việc nên chủ nhà có kêu em đến phòng công chứng gần nơi làm việc của anh ấy để công chứng hợp đồng mua bán nhà đất. Phòng công chứng đó thì thuộc Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Cho em hỏi công chứng tại phòng công chứng ở huyện trong khi tài sản nhà thì thuộc quận Ninh Kiều TP Cần Thơ như vậy có hợp lệ không?

  • Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.

    Căn cứ theo quy định trên, việc công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.
    Trong trường hợp của bạn, bạn định nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại thành phố Cần Thơ thì bạn có thể đến bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào tại thành phố Cần Thơ để thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng này. Do đó, việc chủ nhà đề nghị bạn đến một tổ chức hành nghề công chứng tại một huyện thuộc thành phố Cần Thơ để công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Chứng thực hợp đồng mua bán đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hợp đồng mua bán đất của các bên giao dịch là chính xác, hợp lệ, hợp pháp và hợp đồng đã được chứng thực sẽ có giá trị chứng minh về những nội dung cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền chứng thực hợp đồng mua bán đất, Ủy ban nhân dân cấp xã có được chứng thực hợp đồng mua bán đất hay không. Bài viết này của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Chỉ được công chứng tại tỉnh, thành nơi có nhà đất có đúng ?
Giao dịch đất đai phải được công chứng, chứng thực

Quy định về chứng thực hợp đồng mua bán đất

Hợp đồng mua bán đất là gì ?

  • Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
  • Đối tượng của hợp đồng là tất cả các loại tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, bao gồm cả đất đai, nhà ở.
  • Trên thực tế, hợp đồng mua bán đất chính là hợp đồng CHUYỂN NHƯỢNG, sang tên quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

( Điều 430 Bộ luật dân sự 2015)

>> Xem thêm: Hợp Đồng Mua Bán Đất Chưa Được Công Chứng Có Giá Trị Không?

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có cần phải chứng thực không ?

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp đồng bắt buộc phải chứng thực.

Cần phải chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vì:

  • Đáp ứng đúng quy định của pháp luật;
  • Đảm bảo về quyền lợi cho các bên giao dịch;
  • Tránh các trường hợp lừa đảo: về tiền đặt cọc mua bán đất, hợp đồng “viết tay” không người làm chứng,…
  • Hạn chế những tình huống phát sinh bất ngờ.

Những nội dung được chứng thực trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

  • Thời gian giao kết hợp đồng;
  • Địa điểm giao kết hợp đồng;
  • Năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

(Điều 167 Luật Đất đai 2013)

Cơ quan có thẩm quyền chứng thực hợp đồng

Chỉ được công chứng tại tỉnh, thành nơi có nhà đất có đúng ?
Thực hiện các thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân

  • Thẩm quyền chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã để chứng thực cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

( Điều 167 luật Đất Đai 2013 và Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chỉ được công chứng tại tỉnh, thành nơi có nhà đất có đúng ?
Đóng dấu xác nhận việc chứng thực

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:

  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với đất đai đang được giao dịch.

Lưu ý: Với 2 loại bản sao trong hồ sơ cần phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

Bước 2: Kiểm tra giấy tờ

Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực và tiến hành trong trường hợp:

  • Hồ sơ yêu cầu chứng thực đầy đủ;
  • Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình tại thời điểm chứng thực.

Bước 3: Kí chứng thực

Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực:

  • Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ;
  • Nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

Bước 4: Ghi lời chứng

Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu đã được quy định sẵn liên quan tới hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai sau đó ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

  • Với hợp đồng, giao dịch có từ 02 trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực.
  • Số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Thời hạn để yêu cầu chứng thực đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai là không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Đây là bài viết tư vấn về hợp đồng mua bán nhà đất của chúng tôi. Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật về các vấn đề liên quan tới đất đai, hợp đồng vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới của Luật Long Phan để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Có thể chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất. Đúng hay sai?

Căn cứ điểm a khoản 3 điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản 3 điều 167 Luật Đất đai năm 2013.

Mua căn hộ chung cư trực tiếp từ chủ đầu tư thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán. Đúng hay sai?

Theo điểm b khoản 3 điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. Như vậy, trường hợp một bên của hợp đồng là chủ đầu tư (tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản) thì hợp đồng mua bán căn hộ chung cư không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà do các bên thỏa thuận.

Mua bán nhà đất tại Đồng Nai có thể đến Văn phòng công chứng ở TP HCM để công chứng hợp đồng mua bán. Đúng hay sai?

Theo điều 42 Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Việc chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà đất. Đúng hay sai?

Căn cứ khoản 6 điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà.

Các bên có thể thỏa thuận kê khai giá mua bán nhà đất trong hợp đồng công chứng thấp hơn giá thực tế để giảm tiền thuế thu nhập cá nhân. Đúng hay sai?

Người kê khai giá bán nhà trong hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá thực tế để giảm tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho Ngân sách nhà nước sẽ được xem là có hành vi sử dụng chứng từ không hợp pháp nhằm giảm số tiền thuế phải nộp (còn gọi là trốn thuế). Tùy vào mức độ, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trốn thuế theo điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Lưu ý, tại Công văn 438/BTC-VP ngày 12/1/2022, Bộ Tài Chính đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các địa phương phối hợp với các Cục thuế để điều tra xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách nhà nước.