Chỉ số igg bao nhiêu là bình thường năm 2024

Xét nghiệm các kháng thể Ig, bao gồm IgA, IgE, IgG và IgM là cận lâm sàng cung cấp thông tin sức khỏe liên quan đến hệ thống miễn dịch. Do đó chỉ số Ig trong xét nghiệm máu được bác sĩ sử dụng nhằm mục đích chẩn đoán các bệnh lý khác nhau. Vậy chỉ số Ig trong máu là gì và được ứng dụng như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

Các Globulin miễn dịch (hay Immunoglobulin, viết tắt là Ig) là các kháng thể với bản chất glycoprotein sẽ kết hợp với nhau để tạo ra một hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh với nhiệm vụ chống lại các sự tấn công của các tác nhân bên ngoài. Hiện nay có tổng cộng 5 loại Ig được tìm thấy trong huyết thanh, bao gồm IgG, IgM, IgA, IgE và IgD, với các chức năng sinh học như:

  • Hoạt hóa bổ thể;
  • Ngưng kết và gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể;
  • Trung hòa lây nhiễm;
  • Opsonin hóa và bảo vệ niêm mạc.

Vậy ý nghĩa chỉ số Ig trong xét nghiệm máu là gì? Theo các chuyên gia, chỉ số Ig trong xét nghiệm máu được sử dụng để phát hiện nồng độ bất thường của 3 loại globulin miễn dịch IgG, IgA và IgM, qua đó hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý ảnh hưởng đến 1 hoặc nhiều nhóm immunoglobulin kể trên. Theo bác sĩ, xét nghiệm này có thể phát hiện một số tình trạng gây tăng hoặc giảm Ig hoặc một số tình huống kết hợp vừa tăng Ig này nhưng lại giảm Ig khác.

Chỉ số igg bao nhiêu là bình thường năm 2024
Chỉ số Ig trong xét nghiệm máu được sử dụng để phát hiện nồng độ bất thường của 3 loại globulin miễn dịch IgG, IgA và IgM

2. Cách đọc kết quả chỉ số Ig trong xét nghiệm máu

Giới hạn tham chiếu của IgG, IgM và IgA ở người trưởng thành khỏe mạnh bình thường là:

  • IgG: 6-16 g/L;
  • IgM: 0.4-2.5 g/L;
  • IgA: 0.8-3.0 g/L.

Lưu ý: Với trẻ em, giới hạn bình thường của chỉ số Ig trong xét nghiệm máu cần tham chiếu theo độ tuổi. Một số sự thay đổi nồng độ các Ig trong xét nghiệm máu ở người trưởng thành:

  • IgG tăng: Gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn, viêm mạn tính hoặc liên quan đến rối loạn tế bào plasma và lupus ban đỏ hệ thống;
  • IgG giảm: Chỉ số IgG trong xét nghiệm máu giảm nhẹ (3.0-4.9 g/L) thường không đặc hiệu và cần xét nghiệm lại sau 3 tháng. IgG giảm nặng (0-2.9g/L) gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc không xác định được nguyên nhân (nguyên phát vô căn);
  • IgM tăng: Đây là dấu hiệu viêm không đặc hiệu và cũng có thể liên quan đến các bệnh lý gan;
  • IgM giảm (<0.5G/L): Đa số là không đặc hiệu, do đó cách diễn giải kết quả cần phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và kết quả các xét nghiệm khác;
  • IgA tăng (>4G/L): Thường không đặc hiệu nhưng có thể gặp trong viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa, một số tình trạng tự miễn, bệnh gan và rối loạn tế bào plasma;
  • IgA giảm (<0.8G/L): Gặp trong thiếu hụt IgA một phần hoặc toàn phần, qua đó ảnh hưởng đến 1% dân số và đa phần không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân giảm IgA có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về đường tiêu hóa (bao gồm cả bệnh Celiac), bệnh tự miễn hoặc tăng nhẹ tỷ lệ nhiễm khuẩn bên ngoài khi so sánh với người có IgA bình thường.

Một số thay đổi nồng độ các Ig trong xét nghiệm máu ở trẻ em:

  • IgG tăng (trên giới hạn bình thường): Có thể liên quan đến nhiễm khuẩn, viêm mạn tính hoặc rối loạn tế bào plasma;
  • IgG giảm: Nồng độ IgG giảm dưới 20% giới hạn bình thường có thể gặp trong hạ đường huyết nhưng không đặc hiệu và nên xét nghiệm lại sau 3 tháng. Nếu IgG giảm liên tục, bệnh nhân cần được kiểm tra công thức máu đầy đủ và cần thảo luận với bác sĩ miễn dịch lâm sàng nếu bị nhiễm khuẩn tái phát. Nồng độ IgG giảm trên 20% giới hạn bình thường có thể liên quan đến nhiễm khuẩn tái phát và đôi khi ở mức độ rất nặng;
  • IgM tăng: Đây là dấu hiệu viêm không đặc hiệu và cũng có thể liên quan đến các bệnh lý gan:
  • IgM giảm: Đa phần không đặc hiệu và kết cục của bệnh nhân còn tùy thuộc biểu hiện lâm sàng và các thông số khác khi xét nghiệm máu;
  • IgA tăng: Không đặc hiệu nhưng có thể gặp trong bệnh viêm phổi và viêm đường tiêu hóa, tự miễn, bệnh gan và rối loạn tế bào plasma;
  • IgA giảm: Tình trạng thiếu hụt IgA một phần hoặc toàn bộ được xác định có ảnh hưởng đến 1% dân số và hầu như không có triệu chứng;
  • Một số thuốc chống động kinh (Antiepileptic drugs) như Carbamazepine, Sodium Valproate hoặc Phenobarbital có thể khiến các chỉ số Ig trong xét nghiệm máu giảm.
    Chỉ số igg bao nhiêu là bình thường năm 2024
    Với trẻ em, giới hạn bình thường của chỉ số Ig trong xét nghiệm máu cần tham chiếu theo độ tuổi

3. Một số chú ý khi đọc kết quả Ig trong xét nghiệm máu

  • Người có chỉ số Ig trong xét nghiệm máu giảm thường không có phản ứng miễn dịch mạnh đối với tiêm chủng, do đó có thể không sản xuất đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể, đặc biệt đối tượng này không được tiêm vaccin sống như vaccin bại liệt hoặc sởi.
  • Hiện nay có nhiều xét nghiệm đo lường các kháng thể trong máu và những người bị giảm Ig trong xét nghiệm máu có thể có kết quả âm tính giả khi thực hiện các xét nghiệm này. Ví dụ xét nghiệm cho bệnh Celiac nhằm phát hiện lớp kháng thể Transglutaminase kháng mô ở người thiếu hụt IgA có thể âm tính mặc dù thực tế họ đã mắc bệnh Celiac.
  • Nếu nồng độ IgG hay IgA giảm hoặc nghi ngờ thiếu một trong các phân lớp của chúng thì xét nghiệm phân lớp có thể được thực hiện để phát hiện tình trạng thiếu hụt Ig.
  • Một số người thiếu hụt IgA có thể phát triển các kháng thể kháng IgA, và khi người có kháng thể kháng IgA được truyền máu có chứa IgA (như thay huyết tương hoặc immunoglobulin) sẽ dẫn đến phản ứng phản vệ nghiêm trọng.
  • Khi trẻ sơ sinh xét nghiệm IgM để xác định có bị nhiễm khuẩn trước sinh (bẩm sinh) hay không cần lưu ý IgM có kích thước lớn nên không thể đi qua hàng rào nhau thai nên bất kỳ IgM nào có trong máu của trẻ sơ sinh đều do thai tự sản xuất ra.
  • Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch bình thường có thể xảy ra hiện tượng suy giảm IgG tạm thời do chưa được tổng hợp, dẫn đến suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm khuẩn.
  • Trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ nhận được IgA từ sữa mẹ, qua đó giúp trẻ chống lại nhiễm khuẩn, đặc biệt là trong thời gian kháng thể của mẹ truyền cho con giảm và quá trình tự sản xuất kháng thể của chính em bé chưa đảm bảo;
  • Một số loại thuốc có thể làm thay đổi nồng độ các Ig trong xét nghiệm máu.
  • Các triệu chứng liên quan đến suy giảm globulin miễn dịch có thể không rõ ràng. Với những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tái phát không rõ nguyên nhân, nhiễm khuẩn nhiều lần hoặc nhiễm khuẩn cơ hội, có hoặc không tiêu chảy mạn tính, cần được kiểm tra chỉ số Ig trong xét nghiệm máu.
  • Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng, chỉ số Ig trong xét nghiệm máu bất thường và tiền sử gia đình mắc bệnh ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp globulin thì ngoài các xét nghiệm định lượng IgG, IgM, IgA cần thực hiện thêm xét nghiệm điện di protein huyết thanh, xét nghiệm protein nước tiểu nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng miễn dịch.

Có thể thấy, chỉ số IG trong xét nghiệm máu là cơ sở để giúp bác sĩ đánh giá bạn có đang ở trong tình trạng sức khỏe nào cần chú ý hay không. Đây vốn là một xét nghiệm quan trọng và nên được thực hiện một cách định kỳ, đặc biệt đối với những người thừa cân, béo phì, có bệnh lý nền, mắc vấn đề về rối loạn chuyển hóa… Bởi qua kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá được cụ thể tình trạng sức khỏe của khách hàng để từ đó đưa ra những hướng dẫn về việc chăm sóc sức khỏe hợp lý nhằm nâng cao thể trạng, đồng thời hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 0334 458 686 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu

Chỉ số IgG dương tính là gì?

- IgG dương tính: cho thấy đã có kháng thể với virus rubella. Kháng thể này có thể do đã nhiễm virus hoặc đã tiêm vaccine rubella. Nếu xét nghiệm lại sau 1 tuần, hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần thì khẳng định nhiễm rubella. - IgG âm tính: cho thấy cơ thể chưa có kháng thể với virus rubella.

Chỉ số IgG và IgM là gì?

IgM và IgG là hai chỉ số quan trọng để chẩn đoán sốt xuất huyết. Tuy nhiên, các bác sĩ thường xét nghiệm kết hợp kháng nguyên Dengue NS1 và các kháng thể IgM, IgG để có kết quả chẩn đoán chính xác, đồng thời hỗ trợ phát hiện loại huyết thanh do virus Dengue gây ra.

Rubella IgG dương tính chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số IgG âm tính (Negative) hay bình thường khi giá trị < 5 U/mL: Điều này đồng nghĩa rằng cơ thể của bạn chưa từng nhiễm virus Rubella, không có miễn dịch hoặc nồng độ kháng thể thấp, không đủ để chống lại mầm bệnh. Hay nói cách khác là bạn chưa từng mắc bệnh Rubella hoặc chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.

Kháng thể IgG xuất hiện khi nào?

Thông thường các kháng nguyên NS1 sẽ xuất hiện trong máu ngày 1-9, còn kháng thể IgM sẽ thường xuất hiện ngày 3-4 và các kháng thể IgG thì xuất hiện muộn hơn vào ngày 14 sau thời điểm nguyên phát nhiễm Dengue.