Chỉ số ldh trong máu là gì năm 2024

* Giá trị tham chiếu theo khuyến cáo của hãng Beckman Coulter. Giá trị báo động: Theo tài liệu EJFCC: Cirtical limits of labolatory results for urgent Clinician notification (Professor Dr Lothar Thomas)4. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số LDH trong máu tăng cao

Nồng độ LDH trong máu quá cao thường gặp trong các tổn thương cơ, gan, bệnh lý huyết học...

Nếu nồng độ LDH trong máu quá cao thường gặp trong các tổn thương mô, cơ quan sau: + Tổn thương cơ: Nhồi máu cơ tim, viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ của Duchene, viêm da cơ… + Tổn thương gan: Viêm gan nhiễm khuẩn, viêm gan nhiễm độc, viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, di căn gan… + Bệnh lý huyết học: thiếu máu do tan máu, van tim nhân tạo, thiếu máu Biermer, bệnh leucemie dòng hạt… + Tổn thương thận: Nhồi máu thận, suy thận cấp, ghép thận… + Bệnh lý khác: Viêm tuỵ cấp, nhồi máu phổi, tắc mạch phổi…5. Lợi ích của xét nghiệm đo hoạt độ LDH trong lâm sàng. Có nhiều nguyên nhân làm tăng nồng độ LDH, trên thực tế, khi định lượng LDH trong máu thường kết hợp với một số xét nghiệm khác để có hướng chẩn đoán và điều trị thích hợp. Ví dụ: + Tăng LDH kết hợp với các transaminase (GOT, GPT) và các CPK giúp hướng tới các bệnh lý nguồn gốc cơ hay tim. + Tăng LDH kết hợp với các transaminase (GOT, GPT) song không tăng CPK giúp hướng tới các bệnh lý nguồn gốc gan, tuỵ. + Trong bệnh lý tắc mạch phổi: LDH thường tăng kèm theo tăng Bilirubin và các sản phẩm thoái biến của fibrin. + Một số nghiên cứu cũng chỉ ra giá trị của LDH, sự thay đổi nồng độ LDH trong máu tỉ lệ thuận với mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm tuỵ cấp, từ đó gia tăng sự chính xác trong tiên lượng và đưa ra hướng điều trị thích hợp, giảm tỉ lệ biến chứng.

Hiện nay, xét nghiệm định lượng nồng độ LDH trong máu là xét nghiệm thường quy đã và đang được thực hiện tại khoa Hoá sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại, người dân hãy yên tâm khi có nhu cầu khám, điều trị cũng như làm các xét nghiệm liên quan đến xét nghiệm định lượng nồng độ LDH trong máu.

Hiện nay, xét nghiệm LDH là một trong những phương án hỗ trợ tích cực, giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị các bệnh liên quan đến tổn thương, viêm nhiễm mô, cơ. Không những vậy, chỉ định thường quy này còn có khả năng phát hiện sớm một số bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng và cuộc sống người bệnh như: Ung thư, suy thận, viêm gan.

Nếu mắc phải những bệnh lý gây tổn thương tế bào và mô trong các bộ phận, cơ quan như: Tim, gan, thận… bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm LDH để khảo sát tình trạng cụ thể. Đây là việc làm cần thiết và rất hữu ích cho công tác chẩn đoán và điều trị.

Xét nghiệm LDH là gì?

LDH (Lactate dehydrogenase) là một loại enzyme tham gia vào phản ứng Pyruvate tạo thành Lactat. Chúng có mặt ở mọi tế bào, xuất hiện cùng lúc ở nhiều cơ quan, mô trong cơ thể và được giải phóng khi tế bào bị hủy hoại. Do đó, khi cơ thể gặp tổn thương LDH sẽ xuất hiện trong máu với nồng độ cao.

Xét nghiệm LDH là xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra nồng độ enzym LDH trong máu

Do có mặt tại nhiều mô khác nhau trên cơ thể nên LDH được phân thành nhiều loại bao gồm:

  • LDH-1: Tim, tế bào màu đỏ, thận mầm tế bào.
  • LDH-2: Hệ thống lưới nội mô.
  • LDH-3: Phổi và các mô khác.
  • LDH-4: Thận, nhau thai và tụy.
  • LDH-5: Gan và cơ vân.

Xét nghiệm LDH là xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra nồng độ enzym LDH trong máu nhằm chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh lý của cơ thể. Kết quả đo được giúp các bác sĩ nhận định có sự tổn thương hay không? Mức độ tổn thương như thế nào? Từ đó, chỉ định thêm các xét nghiệm khác để xác định tổn thương đó cụ thể là mô hay cơ quan nào, giúp việc chẩn đoán được rõ ràng nhất.

Lợi ích của xét nghiệm LDH

Các lợi ích của xét nghiệm LDH bao gồm:

  • Hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến gan, thận, ung thư.
  • Xác định mức độ nghiêm trọng của tế bào hay mô cơ bị tổn thương trong cơ thể.
  • Theo dõi tình trạng tổn thương mô.
  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng của một số loại ung thư.
  • Theo dõi việc hóa trị ung thư có hiệu quả không.
  • Trong trường hợp chấn thương, tai nạn chỉ số LDH trong xét nghiệm giúp bác sĩ biết được các va chạm gây ảnh hưởng đến tế bào và có phác đồ ứng biến phù hợp.
  • Xác định bệnh nhân có bị tan máu bất ngờ hay mắc bệnh thiếu máu không.
    Xét nghiệm LDH đánh giá mức độ nghiêm trọng của một số loại ung thư

Đối tượng cần tiến hành xét nghiệm LDH máu

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm LDH với các đối tượng sau đây:

  • Nghi ngờ xảy ra tình trạng cấp hoặc mãn tính gây tổn thương mô cũng như các cơ quan.
  • Bệnh nhân đang nhiễm trùng nặng.
  • Người gặp các bệnh lý liên quan đến gan, thận, thiếu máu tán huyết, nguyên bào khổng lồ.
  • Nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư hoặc đang điều trị ung thư.

Quy trình xét nghiệm LDH

Để xét nghiệm LDH cần lấy một mẫu máu ở tĩnh mạch bàn tay hoặc cánh tay sau đó gửi tới phòng thí nghiệm phân tích. Bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm LDH. Cụ thể quy trình lấy máu như sau:

  • Trước khi tiến hành lấy mẫu, cán bộ y tế sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng sử dụng các loại thuốc, thảo mộc, vitamin, chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong khoảng 10 phút.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và đảm bảo đúng tiêu chuẩn y tế.
  • Đeo găng tay, sát khuẩn.
  • Thông báo những bước sắp làm tiếp theo cho người bệnh.
  • Dùng một cây kim nhỏ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay.
  • Thu thập mẫu máu vào ống nghiệm hoặc lọ.
    Quy trình xét nghiệm LDH cần thực hiện đúng tiêu chuẩn

Với trẻ sơ sinh kỹ thuật viên có thể dùng lưỡi trích để lấy mẫu máu. Đôi khi, LDH có thể được đo trong các chất lỏng khác của cơ thể như: Dịch trong tủy sống, bụng hoặc phổi. Với các xét nghiệm LDH của dịch não tủy, cần chọc dò thắt lưng bệnh nhân. Do đó, bác sĩ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thông báo để bệnh nhân chuẩn bị tâm lý.

Kết quả xét nghiệm LDH

Kết quả xét nghiệm LDH có thể thay đổi theo giới tính, độ tuổi. Cụ thể:

Nồng độ LDH bình thường

Mức độ tham chiếu của chỉ số LDH có thể dao động tùy theo mỗi phòng thí nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, với người lớn nồng độ LDH bình thường trong máu sẽ nằm ở mức từ 140 U/L - 280 U/L. Với trẻ em và thanh thiếu niên chỉ số này thường có xu hướng cao hơn.

Trong dịch não tủy, mức LDH bình thường là: Dưới 70 U/L (ở trẻ sơ sinh) và dưới 40 U/L (ở người lớn).

Nồng độ LDH cao

Chỉ số LDH trong máu cao quá mức bình thường là dấu hiệu của tổn thương mô. Dựa vào loại LDH tăng cao có thể chia thành các tổn thương sau:

  • Tổn thương cơ: Gặp ở người bệnh nhồi máu cơ tim, viêm đa cơ, chấn thương cơ...
  • Tổn thương tụy: Gặp khi viêm tụy cấp.
  • Tổn thương gan: Khi bị viêm gan cấp, viêm gan do rượu hoặc thuốc.
  • Tổn thương thận: Gặp trong suy thận, nhồi máu thận hay viêm cầu thận cấp.
  • Bệnh lý về máu: Thiếu máu.
  • Tổn thương cơ quan khác như: Tắc mạch phổi…
  • Tổn thương tổ chức thần kinh: Viêm não, viêm màng não và bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
  • Một số loại ung thư: Ung thư hạch và bệnh bạch cầu . Mức LDH cao cũng có thể đồng nghĩa với việc điều trị ung thư không hiệu quả.
    Chỉ số LDH trong máu cao quá mức bình thường là dấu hiệu của tổn thương mô

Chỉ số LDH trong máu thấp

Là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, thường không gây ra nguy hiểm và có thể do các nguyên nhân sau:

  • Có 2 loại đột biến gen có thể làm giảm nồng độ định lượng LDH. Trong đó, một loại thường gây ra triệu chứng mỏi, đau cơ bắp còn loại kia không gây ra bất cứ triệu chứng nào.
  • Tiêu thụ quá nhiều vitamin C cũng có thể gây sụt giảm nồng độ LDH.

Yếu tố nào có thể thay đổi kết quả xét nghiệm LDH?

Kết quả xét nghiệm LDH có thể thay đổi bởi các yếu tố như:

  • Sai sót trong khi lấy mẫu làm bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu.
  • Trước khi lấy máu hoạt động gắng sức quá mức.
  • Sử dụng rượu và một số thuốc làm tăng LDH như: Steroid chuyển hóa, thuốc gây mê, kháng sinh, thuốc chẹn beta giao cảm,…
  • Dùng các chất làm suy giảm LDH như: Vitamin C, oxalat.

Nhìn chung, đo hoạt độ LDH là một xét nghiệm cận lâm sàng rất hữu ích trong đánh giá và điều trị nhiều bệnh lý và tổn thương mô học. Kết quả xét nghiệm chuẩn xác là tiền đề giúp phát hiện chính xác bệnh lý. Do đó, điều đầu tiên mà người bệnh cần quan tâm chính là lựa chọn cơ sở bệnh viện uy tín, có chuyên môn cao để tiến hành làm xét nghiệm LDH.

Chỉ số LDH bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số LDH ở mức bình thường ổn định đó là: 230 - 460 U/L - ở nhiệt độ 37 độ C. hiện nay cũng có những trường hợp chỉ số LDH thấp hơn bình thường. Thấp hơn bình thường sẽ không gây ra nguy hiểm.

LDH tăng trong bệnh gì?

Các bệnh lý thường có xét nghiệm LDH tăng cao là: Hội chứng thiếu máu tán huyết. Thiếu máu tế bào khổng lồ Bệnh lý nhiễm trùng như bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (mono), viêm màng não, viêm não, HIV.

Chỉ số LDH là gì?

Đo hoạt độ LDH là xét nghiệm đo nồng độ LDH trong máu để kiểm tra tổn thương mô. Xét nghiệm LDH giúp chẩn đoán và theo dõi một số tình trạng tổn thương cơ tim, gan, thận, huyết học và một số bệnh lý khác.

LDH huyết thanh là gì?

LDH hay lactate Dehydrogenase là một enzym của hầu hết các tế bào trong cơ thể tham gia vào phản ứng Pyruvat tạo thành lactat, giúp chuyển hóa đường thành năng lượng cho các tế bào sử dụng. nồng độ LDH trong máu tăng cao.

Chủ đề