Chỉ số ldl trong máu là gì

LDL- Cholesterol là một trong bốn xét nghiệm mỡ máu được chỉ định ở những người lớn trong và sau độ tuổi trung niên để sàng lọc và kiểm tra mỡ trong máu. Chỉ số xét nghiệm máu LDL-C tăng cao là một dấu hiệu xấu liên quan đến bệnh lý tim mạch cần phải đề phòng.

1. Chỉ số LDL- Cholesterol là gì?

LDL- cholesterol là chữ viết tắt của Low-density lipoprotein- là một loại lipoprotein có tỷ trọng thấp đảm nhiệm vai trò vận chuyển cholesterol trong máu. Cơ thể sử dụng cholesterol để làm nguyên liệu hình thành nên tế bào và nội tiết tố.

Tuy nhiên, nếu chỉ số LDL-C tăng cao, nó góp phần tích tụ máu trên thành mạch gây ra xơ vữa động mạch và hàng loạt các biến chứng và nguy cơ khác kèm theo. Lòng động mạch bị thu hẹp, làm tăng khả năng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.

Do đó, LDL-C được coi là một loại “cholesterol xấu”, chúng ta cần phải kiểm soát tốt chỉ số này trong máu.

Để đạt được và duy trì giá trị LDL-C ở mức bình thường đòi hỏi sự kiên trì và lối sống có trách nhiệm với chính bản thân chúng ta.

Một chế độ ăn thích hợp kết hợp với lối sống lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao đều đặn không phải ai cũng làm được.

Chỉ số ldl trong máu là gì

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn giup giảm  nguy cơ mắc bệnh.

2. Tạo sao cần phải xét nghiệm chỉ số LDL- cholesterol?

Như đã nhắc đến trước đó, LDL-C là một loại “cholesterol xấu”, nếu nồng độ trên ngưỡng bình thường, tùy theo mức tăng mà sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch của người bệnh.

Khi nào thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chỉ số LDL-C?

- Đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến rối loạn cholesterol máu như: Tiểu đường, tim mạch… Qua đó, có thể dự phòng và giảm thiểu nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ cao.

Chỉ số ldl trong máu là gì

Chỉ số giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến rối loạnguy cơn cholesterol máu như: Tiểu đường, tim mạch

- Chẩn đoán bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu.

- Theo dõi quá trình điều trị, mức độ diễn tiến của bệnh về rối loạn mỡ máu.

3. LDL- C tăng cao nguy hiểm như thế nào?

a. Giới hạn an toàn của LDL- C

Vì đây là một loại “cholesterol xấu”, nên kết quả xét nghiệm máu LDL-C càng thấp bao nhiêu càng đáng mừng bấy nhiêu.

Giới hạn an toàn của chỉ số xét nghiệm LDL-C trong máu có sự chênh lệch giữa 3 nhóm đối tượng:

- Ở người trưởng thành khỏe mạnh: Giá trị tối ưu là <100mg/dL. Tuy nhiên, chỉ số tăng một ít từ 100 - 129 mg/dL vẫn được xem là bình thường.

- Người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ bị bệnh: Cần duy trì LDL-C <100 mg/Dl.

- Ở trẻ em: Giá trị tối ưu là < 110mg/Dl.

b. Định lượng LDL-C cao

Kết quả xét nghiệm LDL-C có giá trị chẩn đoán cao hơn nếu chỉ số này tăng cao và được xem xét cùng với sự bất thường của các chỉ số mỡ máu khác và biểu hiện của người bệnh.

Vậy định lượng LDL-C cao ở trong khoảng bao nhiêu?

- Tăng nhẹ LDL-C (ở mức giới hạn): 130 - 159 mg/dL

- LDL-C tăng cao (nguy cơ cao): 160 - 189 mg/Dl

- Tăng rất cao (nguy cơ rất cao): >190mg/dL.

Để phát hiện sớm các vấn đề rối loạn mỡ máu do tăng chỉ số LDL-C gây ra, Tổ chức Y tế khuyến cáo nam giới từ 45-65 tuổi và nữ giới từ 55-65 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu mỗi 1-2 năm/ lần. Người lớn tuổi, người có bệnh lý nền hoặc yếu tố nguy cơ mắc bệnh do rối loạn mỡ máu nên xét nghiệm mỡ máu thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/ lần.

Chỉ số ldl trong máu là gì

Xét nghiệm định kì để phát hiện sớm bệnh lý.

Xét nghiệm mỡ máu tầm soát một số bệnh lý tim mạch có ý nghĩa quan trọng đối với người lớn trên 65 tuổi. Bạn hoàn toàn có thể chủ động xét nghiệm để dự phòng các bệnh lý do mỡ thừa trong máu gây ra bằng cách liên hệ với chúng tôi qua web IVIE. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng đọc phiếu kết quả xét nghiệm mỡ máu và đưa ra cho bạn những lời khuyên thích hợp. 

LDL-C là một loại cholesterol trong máu. Xét nghiệm nồng độ LDL trong máu giúp xác định mức cholesterol LDL của một người, đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh lý tim mạch.

 

Chỉ số ldl trong máu là gì

LDL cholesterol cao gây xơ vữa động mạch

1. Xét nghiệm định lượng LDL cholesterol là gì?

LDL cholesterol hay LDL-C là cholesterol lipoprotein có tỉ trọng thấp (Low Density Lipoproteins).

Cholesterol là một loại chất béo chính trong hệ tuần hoàn, không tan trong máu, tham gia vào quá trình tạo tế bào, vitamin và các hormone khác nhau. Cholesterol được chuyên chở bởi các lipoprotein LDL và lipoprotein HDL để có thể di chuyển trong tuần hoàn, tham gia vào 02 quá trình khác nhau:

- LDL: rất giàu cholesterol, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ gan tới các mô. Cholesterol trong LDL còn được gọi là cholesterol “xấu” bởi nó lắng đọng gây ra xơ vữa động mạch.

- HDL: giàu protein, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol ở các mô ngoại vi về gan rồi phân hủy tại đó. HDL còn được gọi là cholesterol “tốt” vì nó hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch.

Xét nghiệm định lượng LDL-C là xét nghiệm máu đo nồng độ cholesterol LDL trong máu, từ đó giúp đánh giá bệnh rối loạn mỡ máu và nguy cơ tim mạch.

2. Mục đích của xét nghiệm định lượng LDL cholesterol trong máu?

LDL cholesterol có thể tăng trong nhiều năm, dẫn đến tích tụ mảng bám xơ vữa động mạch mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Thường chỉ khi tình trạng xơ vữa động mạch dẫn đến hẹp mạch máu hoặc xảy ra một cơn đau tim, đột quỵ mới được chẩn đoán. Đó là lý do, xét nghiệm định lượng LDL cholesterol được đưa vào bài kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Xét nghiệm định lượng LDL-C là một phần của bảng xét nghiệm lipid máu. Bảng lipid máu gồm: cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C và triglycerid. Xét nghiệm mỡ máu sẽ giúp một người biết được chỉ số mỡ máu của mình, từ đó có kế hoạch thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Đồng thời, giúp đánh giá nguy cơ nguy tim mạch để có phương pháp điều trị và theo dõi hiệu quả.

Bác sĩ cũng sử dụng xét nghiệm máu LDL-C để theo dõi mức độ đáp ứng điều trị giảm cholesterol LDL.

3. Ai nên thực hiện xét nghiệm LDL cholesterol?

Bởi vì cholesterol cao không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy tất cả những người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra mức cholesterol định kỳ. 

Những đối tượng có nguy cơ nên kiểm tra mức LDL-C thường xuyên hơn, bao gồm các yếu tố nguy cơ:

- Bệnh tim mạch

- Tăng huyết áp

- Đái tháo đường

- Hút thuốc lá

- Thừa cân béo phì

- Có mức HDL cholesterol thấp

- Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm

- Trên 45 tuổi 

Xét nghiệm LDL-C được chỉ định ở bệnh nhân đang điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, để kiểm tra xem việc thay đổi lối sống hoặc thuốc giảm cholestereol có hiệu quả không, từ đó có hướng dẫn điều trị tiếp theo.

Trẻ em thường không cần kiểm tra LDL-C, nhưng những trẻ em có nguy cơ cao như trẻ béo phì hay mắc bệnh đái tháo đường, có thể cần thực hiện xét nghiệm này sớm hơn.

4. Cách thực hiện xét nghiệm LDL cholesterol 

 

Chỉ số ldl trong máu là gì

Xét ngiệm máu LDL cholesterol

Xét nghiệm LDL-C thường được chỉ định cùng lúc các xét nghiệm khác trong bảng lipid máu, được thực hiện như các xét nghiệm máu thông thường khác. 

Nhân viên y tế sẽ lấy một mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay. Mẫu máu sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm LDL-C yêu cầu nhịn ăn trong 8-12 giờ trước khi lấy máu, chỉ nên uống nước lọc. Thời điểm thực hiện tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi đã nhịn ăn một buổi tối. 

5. Cần làm gì khi chỉ số LDL cholesterol tăng?

Nồng độ LDL cholesterol bình thường < 3,4mmol/L. Chỉ số này có thể khác nhau tùy vào từng đối tượng và phòng thí nghiệm. Nồng độ LDL-C cao cần được giải thích cùng các kết quả xét nghiệm khác, tình trạng sức khỏe hiện tại và thói quen lối sống để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi lối sống hoặc cần sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu như: statin, thuốc ức chế hấp thụ cholesterol, thuốc cô lập axit mật…

Định lượng LDL báo nhiêu là bình thường?

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giá trị tối ưu của LDL nên ở mức < 100 mg/dL, tuy nhiên ở mức 100 - 129 mg/dL vẫn là bình thường (riêng trường hợp người có sẵn bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch thì cần giữ ở giá trị dưới 100 mg/dL).

Xét nghiệm sinh hoá LDL là gì?

Xét nghiệm LDL chính phương pháp xét nghiệm nhằm đo lường và phân tích nồng độ LDL Cholesterol trong máu. Trong trường hợp nồng độ LDL trong máu gia tăng bất thường có thể dấu hiệu của nguy cơ xơ vữa động mạch và sẽ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, nhất các bệnh lý mạch vành.

Chỉ số cholesterol nói lên điều gì?

Những chỉ số cholesterol trong máu giúp chúng ta xác định tổng lượng mỡ trong máu và tính toán nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như: xơ vữa động mạch, sự tích tụ mảng bám trong động mạch dẫn đến thu hẹp động mạch hay tắc mạch. Đó là lý do việc theo dõi các chỉ số cholesterol rất quan trọng.

Cholesterol toàn phần báo nhiêu là cao?

Cholesterol máu cao là một trong những yếu tố dẫn đến xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh mạch máu ngoại biên,… Do vậy, kiểm soát ngăn ngừa cholesterol máu cao có vai trò quan trọng trong nâng cao sức khỏe tim mạch.