Chỉ số SGPT bao nhiêu là nguy hiểm

Trong trường hợp bình thường, men gan chủ yếu có mặt trong các tế bào của gan. Khi gan gặp bất kỳ vấn đề bất ổn nào, các men này sẽ phóng thích ra khỏi tế bào và tràn vào máu, dẫn đến tình trạng chỉ số men gan trong máu cao khi làm xét nghiệm.

Một hay nhiều chỉ số tăng hoặc tăng cao đột biến là dấu hiệu phản ánh cơ thể bạn có thể đang gặp vấn đề. Trong đó, chỉ số men gan càng cao thì mức độ tổn thương gan càng lớn.

Chỉ số men gan tăng từ 2 – 3 lần được xem là mức độ nhẹ, có thể tự phục hồi nếu có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Tăng từ 2 – 5 lần là mức độ trung bình, cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Và khi chỉ số xét nghiệm men gan tăng gấp 5 – 10 lần, đôi khi đến 20 lần thì đây là mức độ nghiêm trọng. Ở mức độ này, bạn phải điều trị kiên trì và nghiêm túc để ngăn ngừa các biến chứng như xơ gan, ung thư gan, đe dọa tính mạng người bệnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân có chỉ số men gan cao đều là do tổn thương từ gan mà có thể đến từ các cơ quan khác. Bởi vì ngoài nằm trong tế bào gan, một số men gan còn tồn tại trong các mô khác như cơ, não, tim, thận,…Do đó, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh nên đến tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Nguyên nhân nào khiến chỉ số men gan tăng cao?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến chỉ số men gan cao, trong đó phổ biến gồm:

Sử dụng rượu, bia

Đây là thủ phạm chính gây ra tình trạng men gan tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Khi lạm dụng rượu bia, các chất cồn độc hại được đào thải qua gan quá nhiều, điều này sẽ khiến cho gan bị ngộ độc. Từ đó, các tế bào gan bị phá hủy và làm lượng men gan trong máu tăng cao.

Các bệnh về gan

Khi chỉ số xét nghiệm men gan của bạn tăng gấp 5 lần so với bình thường, hãy nghĩ ngay đến việc bạn có thể đang mắc một số căn bệnh về gan như: viêm gan A, B, C, áp xe gan, bệnh xơ gan, nhiễm trùng gan do virus, gan nhiễm mỡ, viêm tuyến đường mật…

Tổn thương gan do virus là tổn thương rất nguy hiểm do hoạt động của những loại virus này rất nhanh, gây tổn thương và phá hủy tế bào gan nhanh chóng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ sẽ tiến triển thành ung thư gan.

Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị một số loại bệnh cũng làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan, từ đó làm men gan tăng cao. Một số loại thuốc có thể kể đến như thuốc kháng sinh (nhóm quinolon), thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống vi khuẩn lao,…

Một số người bị bệnh tăng lipid huyết (bệnh mỡ máu) dùng các thuốc giảm cholesterol, triglycerid (nhóm thuốc statin) cũng có thể làm tăng men gan nhưng men gan sẽ trở về bình thường khi ngừng uống thuốc.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tăng men gan như: béo phì, bệnh ứ sắt, bệnh lý tự miễn ở ruột non, bệnh sốt rét, do hoạt động thể lực mạnh,…

Để phát hiện đúng chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng các chỉ số men gan tăng cao, ngoài việc xét nghiệm chức năng gan, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số biện pháp thăm khám khác trước khi đi đến kết luận.

Men gan tăng cao dù là do nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, khi phát hiện chỉ số men gan cao cần phải kiểm tra và can thiệp ngay, đừng chủ quan với sức khỏe của mình. Song song đó, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đi ngủ trước 23 giờ,… để bảo vệ gan và có một cơ thể khỏe mạnh.

Hỏi: Chào bác sĩ! Hôm qua em có đưa bố em đi khám sức khỏe định kỳ ở một bệnh viện trung ương và được bác sĩ xét nghiệm thông báo chỉ số men gan của bố em đang ở mức cao, đồng thời có dặn bố em một số điều cần lưu ý về ăn uống. Đến khi về nhà, xem lại tờ giấy xét nghiệm men gan thì em chỉ thấy chi chít chữ và số, toàn thuật ngữ nên không hiểu lắm. Mong bác sĩ giải đáp hộ em về chỉ số men gan SGOT, SGPT cũng như chỉ số men gan bao nhiêu là cao. Em xin cảm ơn ạ! 

(Phi Loan, huyện Củ Chi)

​Xem thêm:

Trả lời: Chào em! Cảm ơn em đã gửi câu hỏi đến Tasscare.

Câu hỏi của em cũng là câu hỏi của rất nhiều người khi cầm kết quả xét nghiệm trên tay. Thường thì các bác sĩ chỉ nói chung chung về tình trạng bệnh rồi khuyên bệnh nhân một số điều cần thiết. Điều này khiến bệnh nhân có cảm giác mù mờ về tình trạng bệnh của mình. Hôm nay, Tasscare sẽ giúp em giải tỏa mọi vướng mắc về chỉ số xét nghiệm men gan nhé!

Chỉ số SGPT bao nhiêu là nguy hiểm

Xét nghiệm men gan có ý nghĩa quan trọng với những người gặp vấn đề về gan

Men gan là gì?

Men gan là các enzym có trong gan đảm nhiệm vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất như lipid, protid, glucid… trong gan. Khi tế bào gan bị hư hại thì chất men này được hòa vào trong máu nhiều hơn nên khi Bác sĩ cho bạn xét nghiệm máu mà thấy chất này tăng lên chứng tỏ gan của bạn đang bị hư hại. Chỉ số men gan được cho là bình thường khi kết quả xét nghiệm nằm trong mức sau:

  • AST (SGOT): 20 – 40 UI/L
  • ALT (SGPT): 20 – 40 UI/L
  • GGT: 20 – 40UI/L
  • Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L

Trong đó SGOT là viết tắt của Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase. Chỉ số men gan này tăng trong các trường hợp tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; tổn thương tim do nhồi máu…và giảm khi mắc bệnh tiểu đường, đang trong thai kỳ…

Còn SGPT là viết tắt của Serum Glutamic Pyruvic Transaminase. Chỉ số men gan này chỉ tăng khi có tổn thương ở tế bào gan.

Chỉ số men gan như thế nào là cao?

Khi lượng enzym được giải phóng vào máu với mức độ vừa phải như trên thì mọi hoạt động trao đổi và chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Ngược lại, nếu chỉ một enzyme vượt quá các con số đó thì bố em cũng được kết luận là có chỉ số men gan cao và nguy cơ mắc bệnh về gan là rất lớn. Điều này có nghĩa là một số tế bào gan trong cơ thể bố em đang bị tổn thương và hủy hoại. Nếu các chỉ số này càng cao thì gan càng bị tổn thương nhiều.

Chỉ số SGPT bao nhiêu là nguy hiểm

Xét nghiệm men gan giúp phát hiện những chỉ số bất thường của men gan

SGOT, SGPT là 2 enzym trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. Trong các enzym trao đổi amin, GOT và GPT có hoạt độ cao hơn cả và có ứng dụng nhiều trong lâm sàng.

– SGOT (AST): Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase, mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Men này chủ yếu ở các mô có chuyển hóa cao như gan, tim, cơ xương. Chỉ số men tăng trong các trường hợp tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; Tổn thương tim do nhồi máu…Giảm trong một số trường hợp như tiểu đường, thai kỳ, Beriberi…

– SGPT: (ALT) Serum Glutamic Pyruvic Transaminase, mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Chủ yếu dùng để phát hiện các tổn thương ở tế bào gan. Chỉ số tăng khi có tổn thương tế bào gan.

Các trường hợp bất thường của trị số SGOT, SGPT:

  • Tăng nhẹ: < 2 lần bình thường.
  • Tăng vừa: > 2-10 lần và Tăng cao: > 10 lần bình thường. Cần phải tìm nguyên nhân để điều trị.

Xem thêm chi tiết ý nghĩa của các chỉ số tại đây: Xét nghiệm GOT, GPT và ý nghĩa của các chỉ số

Men gan tăng là do đâu?

  • Rượu: Đây là một trong những thủ phạm hàng đầu gây nên tình trạng men gan cao. Khi vào cơ thể, rượu sẽ được đào thải qua gan khiến gan bị ngộ độc, dần dần làm chết các tế bào gan với số lượng lớn.
  • Thuốc tây: Một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… có tác dụng phụ làm men gan gia tăng.
  • Bệnh về gan: Nếu đang mắc các bệnh về gan như: viêm gan B, áp xe gan, xơ gan… thì chỉ số men gan sẽ rất cao.

Bác sĩ đã chẩn đoán bố em bị men gan cao, em hãy xác định xem nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu, từ đó có cách chữa trị phù hợp. Bố em cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời có lối sống lành mạnh và khoa học để kiểm soát tình trạng này. Ngoài ra, việc cho bố em làm các xét nghiệm gan định kỳ cũng rất cần thiết.

Hy vọng qua một vài giải đáp ngắn gọn mà dễ hiểu trên, em đã hiểu được phần nào về chỉ số xét nghiệm men gan SGOT và SGPT cũng như chỉ số men cao trong kết quả xét nghiệm gan của bố em.

Thân chào em!

Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare

227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP. HCM

Hotline: 0909.080.168

Các gói xét nghiệm Gan được tin dùng tại TassCare: