Chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu ở đâu

Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm với nguy cơ gây tử vong cho trẻ lên đến 95%. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều cần thiết để bảo vệ mẹ và bé khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào? Tiêm bao nhiêu mũi? Tại sao phải tiêm? Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 có khác với lần đầu không? Đây đều là những thắc mắc phổ biến. Thực tế, nguy cơ mắc bệnh uốn ván trong thai kỳ là một vấn đề đáng lo ngại bởi sự lây truyền từ mẹ sang con có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ phần nào giúp bạn có lời giải đáp cho những câu hỏi trên.

Tại sao phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Uốn ván là bệnh nguy hiểm đến tính mạng do trực khuẩn Clostridium gây ra. Vi khuẩn này có thể dễ dàng đi vào cơ thể qua các vết thương hở. Khi đã tấn công vào da, chúng sẽ sản xuất ra một loại độc tố có tên là tetenospasmin đi vào trong máu. Độc tố này sẽ tấn công vào hệ thần kinh và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Trực khuẩn uốn ván có ở khắp mọi nơi trong môi trường sống. Không những vậy, khả năng sinh tồn của chúng cũng rất mạnh, dù đun sôi, tiệt trùng trong thời gian dài cũng không thể loại bỏ triệt để.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván qua vết thương hở ngoài da, khi chuyển dạ sinh nở… Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh uốn ván từ mẹ hoặc hoặc lúc được cắt dây rốn nếu các dụng cụ cắt rốn chưa được tiệt trùng kỹ.

Uốn ván là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ này có thể lên đến 95%. Do đó, tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ là việc làm cần thiết để giúp cơ thể mẹ tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Ngoài ra, việc tiêm phòng cũng hỗ trợ cho bé, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm uốn ván sau sinh.

Thời điểm bà bầu nên tiêm phòng uốn ván?

Dưới đây là lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu theo Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Phụ nữ mang thai trước khi tiêm phòng cần đi khám và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn chưa từng tiêm, chưa tiêm đủ 3 mũi hoặc không rõ tiền sử tiêm thì cần tiêm vắc xin phòng uốn ván theo lộ trình:

  • Lần 1: Tiêm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do 3 tháng đầu thai kỳ chưa ổn định nên đa phần các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên tiêm vào 3 tháng giữa hoặc từ khoảng tuần 20 trở đi.
  • Lần 2: Sau lần 1 ít nhất 1 tháng
  • Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc tiêm ở lần mang thai thứ 2
  • Lần 4: Tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai sau
  • Lần 5: Tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc tiêm vào lần mang thai sau.

Còn với việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2, nếu ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi và thai kỳ sau cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm một mũi từ tuần thai 20 trở đi. Còn nếu đã tiêm đủ 5 mũi với mũi tiêm cuối dưới 10 năm thì không cần phải tiêm lại do vẫn còn kháng thể bảo vệ. Nếu sau 10 năm thì cần nhắc lại 2 mũi.

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ khi tiêm phòng uốn ván:

  • Trước khi tiêm, bạn cần đi khám và tuân theo theo hướng dẫn tiêm của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tiêm. Ngoài ra, bà bầu cũng nên sắp xếp tiêm đủ mũi để đảm bảo hiệu quả.
  • Tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể là gây sưng đau ở vị trí tiêm. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đây là lúc vắc xin bắt đầu hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên đi khám.
  • Ngoài việc tiêm phòng uốn ván, bạn cũng cần phải hết sức lưu ý đến điều kiện tiêm chủng, sinh đẻ sao cho thật vệ sinh, an toàn để ngăn ngừa uốn ván cho cả mẹ và con.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu cũng là câu hỏi được rất nhiều bà bầu thắc mắc. Để tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể tìm đến các bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín trên toàn quốc. Trước khi tiêm, mẹ cần tìm hiểu về các địa điểm tiêm phòng uy tín, chất lượng, có dây chuyền bảo quản vắc xin tốt, đảm bảo cung ứng nguồn vắc xin với chất lượng tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván giúp bảo vệ con yêu

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em hiện đang có thai ở tuần 25 và chưa chích ngừa uốn ván mũi nào cả, bác sĩ em đang theo dõi hẹn em tuần 26 chích và nói rằng không sao. Vậy tuần 26 em chích thì có tốt không ạ, vì em cũng ỷ lại vào bác sĩ nên không tìm hiểu lại?

Có gì bất trắc không, vì em tìm trên mạng thì thấy nói là nên chích mũi đầu càng sớm càng tốt, mũi thứ 2 phải chích trước sinh ít nhất 30 ngày, nhưng nếu bây giờ em chích mũi đầu, thì nếu mũi 2 chích rồi nếu bị sinh sớm thì có sao không?

Và hiện giờ thỉnh thoảng em có cảm giác bụng căng ra, em nghĩ là do bé trở mình, nhưng sau đó các chị làm chung nói rằng đó là cơn gò của tử cung, nếu như bị như thế thì có nguy cơ bị sinh sớm. Như vậy có đúng không ạ ?

Vì ông xã em hay xoa bụng của em, và đôi khi xoa hơi mạnh, em có bảo rằng không được xoa mạnh như vậy, nhưng không biết là có ảnh hưởng gì đến thai nhi, cũng như gây ra việc gò tử cung như trên không?

Xin bác sĩ trả lời cho em, hiện tại em đang rất lo lắng, vì đây là con đầu nên nhiều cái thiếu sót quá.... Nếu bây giờ em muốn qua bệnh viện Từ Dũ để theo dõi thai luôn tới lúc sinh thì có được không ạ? Và có được hưởng chế độ bảo hiểm (ngược tuyến) không? Xin cám ơn bác sĩ nhiều

Trả lời

Chào em,

Em có thể chích ngừa uốn ván rốn như bác sĩ đã hẹn. Nếu em không có yếu tố nguy cơ nào của sanh non thì em không nên quá lo lắng. Theo các nghiên cứu mới nhất thì liều cuối cùng cách ngày dự sinh 2 tuần là đã có thể có tác dụng bào vệ em bé rồi.

Không nên xoa bụng của phụ nữ mang thai vì động tác này thường gây ra cơn gò tử cung, nhất là khi tử cung đã “lùm lùm” trên rốn. Cơn gò tử cung gây đau là động lực có thể gây chuyển dạ. Hai vợ chồng em cần chú ý.

Bệnh viện Từ Dũ khám thai cho mọi đối tượng, kể cả các loại BHYT có giấy chuyển viện phù hợp hoặc không có giấy chuyển viện BHYT (vượt tuyến hay trái tuyến/ngược tuyến). Mức độ hưởng BHYT khác nhau theo quy định của cơ quan BHYT.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên

Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Mời mẹ xem thêm:

Trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì?

---

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Hỏi

Chào bác sĩ! Em mang thai hiện nay đã được 20-21 tuần tuổi. Em muốn tới bệnh viện Từ Dũ tiêm phòng vacxin ngừa uốn ván. Em muốn hỏi là trước khi tới tiêm phòng mà chưa có giấy hẹn của bác sĩ thì em có phải làm xét nghiệm gì trước khi tiêm không ạ?

Tại dạo này công việc của em bận và làm ở xa nên em không tới khám định kỳ tại bệnh viện được. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn,

Bạn có thể tiêm ngừa tại địa phương nơi bạn khám thai luôn không cần đến Từ Dũ đâu, thuốc chủng ngừa uốn ván rốn như nhau cả bạn ạ.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

---

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?

Hỏi

Lúc trước mình khám thai ở phòng khám tư. Đến tháng thứ 5 em vào bệnh viện Từ Dũ khám mà từ lúc mang thai tới giờ em chưa chích ngừa lần nào. Bữa khám Từ Dũ em quên hỏi vụ chích ngừa.

Bác sĩ cho em hỏi lịch chích ngừa từng tháng và mỗi lần chích chi phí là bao nhiêu? Chích tại bệnh viện Từ Dũ hay về trạm xá chỗ ở để chích. Bác sĩ có hẹn 5 tuần nữa khám thai tiếp....

Trả lời

Chào bạn,

Chích ngừa trong thai kỳ là chích ngừa uốn ván, nhằm mục đích ngừa uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh. Thường sẽ chích 2 mũi trong thai kỳ bắt đầu từ khoảng 20 tuần, mũi sau cách mũi trước 1 tháng và cách lúc sinh 1 tháng. Bạn có thể chích ở Từ Dũ hoặc ở trạm xá.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

---

Tiêm ngừa uốn ván mũi thứ 2

Hỏi

Chào bác sĩ, thai em được 16 tuần, em khám ở bệnh viện Phụ Sản Mekong và tiêm mũi đầu tiên. Trước đây em đều khám ở Từ Dũ, lần vừa rồi bận quá nên em khám gần nhà - bệnh viện Mekong.

Bác sĩ cho em hỏi, lần khám tới em khám ở Từ Dũ và muốn tiêm tiếp mũi còn lại thì có được không ạ? Mỗi lần khám ở Từ Dũ, đều đưa em đến 1 phòng bác sĩ khác nhau, em muốn theo 1 bác sĩ ngay từ đầu có được không ạ? Em đi làm nên chị khám được mỗi thứ 7-chủ nhật Cám ơn bác sĩ!  

Trả lời

Chào em,

Em hoàn toàn có thể đến khám tại Từ Dũ để được chỉ định tiêm mũi thứ hai của ngừa uốn ván rốn thai nhi. Em nhớ mang theo sổ khám thai có chỉ định đã tiêm lần trước nhe. Việc khám thai tại bệnh viện đã có một phác đồ chung nên các bác sĩ đều tuân thủ giống nhau để khám cho thai phụ. Em nên yên tâm.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên

Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

---

Vắc xin chích ngừa uốn ván cho bà bầu

Hỏi

Xin hỏi bác sĩ loại vacxin phòng uốn ván dùng để chích ngừa tại bệnh viện Từ Dũ (191 Nguyễn Thị Minh Khai) là loại vacxin tên gì? Của nước nào sản xuất? Theo tôi được biết thai phụ phải tiêm 2 mũi phòng uốn ván, vậy loại vacxin dùng để tiêm cho 2 lần này có cần phải giống nhau hoặc cùng dòng vacxin (cùng nước sản xuất) với nhau không?

Lý do tôi hỏi vậy là vì: tôi không sống tại HCM nhưng trong lần đi công tác tại TPHCM, do đến kỳ khám thai nên tôi đã tới khám ở bệnh viện Từ Dũ (ngày 30/5/2015, khi đó là tuần thai thứ 24). Theo lời bác sĩ chỉ định, Tôi đã tiêm mũi VAT1 tại đây.

Tuy nhiên hiện nay tôi lại đang đi công tác ở Campuchia. Ở đây có viện Pasteur, liệu tôi tiêm mũi VAT2 có nhất thiết phải giống loại vacxin đã tiêm ở mũi VAT1 không?

Vì khả năng ở đây chỉ có loại vacxin của Pháp sản xuất, tôi đang lo là mũi VAT1 tiêm vacxin của VN rồi VAT2 mà tiêm vacxin của Pháp thì không cùng loại chủng vacxin thì có sao không?

Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, vì đến hôm nay đã được 1 tháng kể từ ngày tiêm VAT1, và lại không nên tiêm mũi 2 muộn vì sợ ảnh hưởng đến em bé nên tôi rất lo lắng. Xin cảm ơn bác sĩ!

Trả lời

Chào bạn,

Vaccine VAT có cùng thành phần là độc tố uốn ván giảm độc lực, cho nên bạn có thể tiêm ở 2 nước khác nhau cũng được. Vaccine này sử dụng ở Việt nam là do Việt Nam sản xuất.

Nếu hơn 1 tháng nữa bạn về nước thì có thể chờ tiêm tại Việt nam cũng được, không nhất thiết phải đúng 4 tuần, 2 mũi chỉ cần cách nhau ít nhất 1 tháng và trước khi sinh tối thiểu 1 tháng là được. Nguyên lý sản xuất và thành phần thuốc giống nhau thì không có gì phải lo bạn ạ.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

---

Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi?

 

Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi?

Hỏi

Hiện giờ em mang thai 16 tuần. Khi mang thai được 14 tuần 5 ngày em đến trạm y tế để chích ngừa uốn ván. Xin hỏi bác sĩ em chích ngừa sớm vậy có ảnh hưởng gì xấu đến thai của em không?

Trả lời

Chào bạn,

Thường chẳng ảnh hưởng gì đâu. Lần sau nếu chưa yên tâm thì nên hỏi trước khi chích thuốc nghe bạn.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

---

Chích ngừa uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu?

Hỏi

Thưa bác sĩ, em đang mang thai tuần thứ 30 (con đầu lòng), em đã chích ngừa uốn ván mũi thứ nhất vào tuần thứ 22 tại bệnh viện Từ Dũ. Do nhà xa nên lần khám thai lúc 26 tuần và 30 tuần em không lên Từ Dũ mà khám tại bệnh viện tỉnh, đến nay em chưa chích ngừa uốn ván mũi thứ 2.

Em tìm hiểu và được biết mũi thứ nhất phải cách mũi thứ 2 ít nhất 4 tuần. Vậy bác sĩ cho em hỏi nếu bây giờ em chích mũi thứ 2 thì cách mũi thứ nhất đến 2 tháng thì thuốc có tác dụng không ạ? Hay là em phải chích ngừa lại từ đầu.

Em đang rất lo lắng. Mong sớm nhận được trả lời của bác sĩ. Em cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn,

Khoảng cách tối thiểu là 4 tuần để cơ thể tạo ra kháng thể với vi khuẩn uốn ván, mũi thứ hai có tính nhắc lại cho nên bạn chích sau 2 tháng vẫn được, đừng lo lắng.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Ngoài ra, để tìm giải đáp cho những thắc mắc của mình về những vấn đề thường gặp trong thai kỳ, Ba Mẹ đọc thêm ở chuyên mục Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời của POH nhé!

---

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Video liên quan

Chủ đề