Chiến lược định hướng trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành trường Đại học như thế nào

Mục lục

  • 1 Sơ lược về trường
  • 2 Hệ thống tổ chức
    • 2.1 Các phòng, ban
    • 2.2 Các khoa - viện
    • 2.3 Trung tâm - Viện
    • 2.4 Đoàn thể
  • 3 Các ngành giảng dạy
  • 4 Thành tích và khen thưởng
  • 5 Ngành Nghề Đào Tạo
    • 5.1 1. Bậc và loại hình đào tạo
    • 5.2 2. Quy mô đào tạo
    • 5.3 3. Ngành nghề đào tạo
  • 6 Tham khảo

Sơ lược về trườngSửa đổi

Trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập vào năm 2009 theo quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương, với mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo – nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, trung tâm văn hóa – giáo dục hàng đầu của tỉnh và khu vực.[2]

Trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22 tháng 9 năm 2009, là trường Đại học trọng điểm, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương là cơ quan chủ quản của trường Đại học Thủ Dầu Một.[2]

Trường sẽ tăng cường hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức ứng dụng khoa học – công nghệ trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Bình Dương, của nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như đổi mới và phát triển giáo dục Đại học Việt Nam, nhằm đạt được uy tín ngang bằng với đại học của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Hệ thống tổ chứcSửa đổi

Các phòng, banSửa đổi

  • VĂN PHÒNG
  • PHÒNG TỔ CHỨC
  • PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
  • PHÒNG KHOA HỌC
  • PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
  • PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
  • PHÒNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
  • PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
  • PHÒNG THANH TRA
  • PHÒNG TRUYỀN THÔNG
  • BAN XUẤT BẢN
  • TẠP CHÍ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Các khoa - việnSửa đổi

  • KHOA KINH TẾ
  • KHOA KIẾN TRÚC
  • KHOA SƯ PHẠM
  • KHOA NGOẠI NGỮ
  • KHOA KHOA HỌC QUẢN LY
  • KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA
  • KHOA ĐÀO TẠO KIẾN THỨC CHUNG
  • VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
  • VIỆN KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ
  • VIỆN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
  • VIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC
  • VIỆN ĐÔNG NAM BỘ

Trung tâm - ViệnSửa đổi

  • TRUNG TÂM TUYỂN SINH
  • TRUNG TÂM HỢP TÁC DOANH NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP
  • TRUNG TÂM HỌC LIỆU
  • TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ
  • TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
  • TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
  • TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ NĂNG XÃ HỘI
  • TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI
  • TRUNG TÂM DỊCH VỤ ĐẠI HỌC
  • TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
  • TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Đoàn thểSửa đổi

  • CÔNG ĐOÀN
  • ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
  • HỘI SINH VIÊN

Đại học Thủ Dầu Một: Với chiến lược toàn diện xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên chất lượng cao

Cập nhật: 04-01-2016 | 09:27:04

Trong chiến lược phát triển đến năm 2025, Đại học (ĐH) Thủ Dầu Một vạch rõ tầm nhìn là đưa trường phát triển theo định hướng ĐH nghiên cứu và trở thành trung tâm nghiên cứu tư vấn ở miền Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để hiện thực hóa điều đó, việc thu hút, đào tạo và bồi dưỡng được nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giữ vai trò quyết định nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần quan trọng khẳng định uy tín, vị thế của nhà trường.

Chiến lược định hướng trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành trường Đại học như thế nào

Các đại biểu tham dự Hội thảo “Việt Nam - 40 năm thống nhất, phát triển và hội nhập (1975-2015)” tổ chức vào tháng 4-2015 do ĐH Thủ Dầu Một đăng cai tổ chức

Chính sáchthu hút nhân tài

Ngay từ những ngày đầu thành lập, được sự hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương về chính sách đãi ngộ nhân tài, ĐH Thủ Dầu Một thu hút về trường một nguồn nhân lực lớn có kinh nghiệm quản lý, có trình độ chuyên môn cao. Sau 6 năm, chính sách này đã phát huy hiệu quả, ĐH Thủ Dầu Một đã có những bước tiến vững chắc, vừa kế thừa những thành tựu từ trường Cao đẳng Sư phạm trước đây, vừa đẩy nhanh quá trình xây dựng trường trở thành một đơn vị giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu của tỉnh.

Trong 6 năm, số lượng cán bộ -giảng viên (CB-GV) của trường đã tăng lên đáng kể, từ 180 CB-GV năm 2009 lên 700 CB-GV năm 2015, trong đó có 1 giáo sư, 10 phó giáo sư, 60 tiến sĩ, 455 thạc sĩ. Có 20 CB-GV của trường hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Anh, Bỉ, Hàn Quốc và Trung Quốc, gần 100 CB-GV đang học cao học và nghiên cứu sinh trong nước.

Bước sang giai đoạn mới, xây dựng lợi thế cạnh tranh và khẳng định thương hiệu, ĐH Thủ Dầu Một tiếp tục đẩy mạnh chính sách thu hút người có học hàm học vị về công tác tại trường, nhưng đối tượng và điều kiện thu hút có sự chọn lọc hơn.

Cụ thể, nếu như chính sách trước đây, người có học vị từ thạc sĩ trở lên khi về làm việc tại trường sẽ mặc nhiên hưởng các chế độ trợ cấp, nhưng với Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành ngày 10-9-2014 thì chỉ những tiến sĩ và thạc sĩ tốt nghiệp từ loại giỏi trở lên mới là đối tượng được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định.

Cụ thể, đối với người ngoài tỉnh, quy định mức trợ cấp cho tiến sĩ - GV chính là 200 triệu đồng, tiến sĩ là 180 triệu đồng, thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi trở lên là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, trong đợt tuyển dụng viên chức hàng năm, dù áp dụng chính sách mới nhưng số lượng hồ sơ nộp vào trường không có biến động lớn. Trong đó, vẫn có nhiều CB-GV không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp theo chính sách mới vẫn nộp hồ sơ dự tuyển.

Giải thích về việc chọn ĐH Thủ Dầu Một, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dũng, GV ngành công tác xã hội cho biết: “Dù không thuộc diện ưu tiên theo chính sách mới nhưng tôi vẫn quyết định bỏ công việc khá tốt ở TP.Hồ Chí Minh để về ĐH Thủ Dầu Một làm việc. Vì qua những nhận xét của bạn bè và phân tích của bản thân, tôi nghĩ, ĐH Thủ Dầu Một sẽ là một môi trường tốt để mình có thể làm việc lâu dài.

Và hơn một năm qua kể từ lúc tôi thử việc đến được là GV chính thức, tôi càng tin rằng quyết định đó là đúng. Từ một GV bình thường, tôi được thử sức và thể hiện bản thân ở nhiều lĩnh vực. Hiện tại, tôi được lãnh đạo trường tin tưởng giao nhiệm vụ Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển công tác xã hội.

Chính vì vậy, trong quá trình thực tế công tác, có được môi trường làm việc tốt, có cơ hội thăng tiến, có điều kiện phát huy năng lực mới là điều mà CB-GV quan tâm và gắn bó với trường”.

Đầu tư bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV

Có thể nói, công tác nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo trường ĐH Bình Dương. Làm thế nào để CB-GV phát huy đúng và tốt nhất năng lực của mình là câu hỏi cần nhiều lời giải. Lời giải thứ nhất là làm cho CB-GV có động lực tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Trong quy định về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo chức danh, bên cạnh các yêu cầu về thời lượng và số điểm khoa học cần tích lũy tham gia nghiên cứu, trường cũng ban hành các mức tặng thưởng cho CB-GV có bài báo khoa học, được công bố đạt chất lượng theo chuẩn quốc gia và quốc tế, trong đó mức cao nhất lên đến 33 triệu cho 1 bài báo khoa học.

Bên cạnh đó, từ tháng 6-2015, trường đã thành lập Ban đề án Phát triển chất lượng đào tạo, có trách nhiệm điều hành, tổ chức các chương trình, các khóa huấn luyện giúp GV nâng cao chất lượng giảng dạy, tập huấn các phương pháp dạy học tiên tiến đồng thời hỗ trợ GV xây dựng thiết kế bài giảng theo tinh thần CDIO (conceive-design-implement-operate: Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành).

Các chương trình ban đề án đã thực hiện như tổ chức tập huấn về tư duy biện luận, cách viết một bài báo khoa học quốc tế, tập huấn phương pháp dạy học hiện đại… do các chuyên gia nước ngoài thực hiện đã hỗ trợ GV tiếp cận rõ ràng với các yêu cầu quốc tế.

Lời giải thứ hai là tạo ra nhiều môi trường để CB-GV có cơ hội thể hiện, cọ xát với thực tế và một trong những môi trường hiệu quả nhất chính là thông qua các hội thảo khoa học.

Bên cạnh việc cử các CB-GV tham dự các hội thảo lớn trong và ngoài nước thì ngay chính tại ĐH Thủ Dầu Một, trường cũng mạnh dạn đăng cai tổ chức các hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế. Chỉ tính trong năm 2015, ĐH Thủ Dầu Một đã tổ chức 2 hội thảo khoa học quốc tế, tổ chức 6 hội thảo cấp trường và rất nhiều hội thảo cấp khoa.

Trong đó, hai hội thảo quốc tế được tổ chức chuyên nghiệp và mang đậm tính học thuật đã gây được tiếng vang lớn cho trường là Hội thảo “Việt Nam - 40 năm thống nhất, phát triển và hội nhập (1975-2015)” (tháng 4-2015) và Hội thảo “Tác động của quá trình công nghiệp hóa đối với cộng đồng dân cư - Những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Ấn Độ và thực tiễn Việt Nam” (tháng 11-2015).

Trong năm 2016, trường sẽ đăng cai hai hội thảo quốc tế về công nghệ, kỹ thuật là Hội thảo “Hệ thống và ứng dụng cảm ngữ cảnh” ICCASA 2015 và Hội thảo “Quản lý môi trường và công nghệ xanh IFGTM” lần VI. Điều thú vị là cả hai hội thảo đều do hai khoa Tài nguyên - Môi trường và khoa Công nghệ - Thông tin chủ động đàm phán, chứng minh năng lực để giành quyền đăng cai về cho trường.

Thành quả này có được một phần quan trọng xuất phát từ quan điểm “chủ động trao quyền” cho các khoa. Điều đó đã khuyến khích các khoa mở rộng tầm nhìn, mạnh dạn tăng cường các quan hệ giao lưu hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, qua đó tự nhìn nhận lại năng lực của mình, chủ động điều chỉnh để có bước phát triển phù hợp.

Nhìn lại chặng đường 6 năm và những thành tựu cũng như những khó khăn về công tác nhân sự của ĐH Thủ Dầu Một, tại cuộc họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường vào tháng 11-2015 vừa qua, các thành viên hội đồng đã thống nhất tiếp tục xây dựng nguồn nhân lực đạt chuẩn trình độ theo quy định, đặc biệt là bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện chế độ thu hút người có học hàm, học vị, giỏi chuyên môn về công tác.

Có thể thấy, để hình thành, duy trì và phát triển nguồn nhân lực là việc không đơn giản. Nhưng, khi có những quyết sách phù hợp, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của tập thể CB-GV trường, thì mục tiêu đưa ĐH Thủ Dầu Một đạt chuẩn AUN và chuẩn quốc tế (lộ trình đến năm 2025) là hoàn toàn có thể thực hiện được.

PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng trường ĐH Thủ Dầu Một:

Trên con đường tiến tới hội nhập, trước xu thế toàn cầu hóa với những chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển giáo dục cùng với biến đổi kinh tế - xã hội, lãnh đạo ĐH Thủ Dầu Một đã nỗ lực đi tìm một mô hình đáp ứng được sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng nhiệm vụ cấp bách đối với yêu cầu đổi mới của hệ thống giáo dục quốc gia.

Năm 2013, nhận thức rõ phương pháp tiếp cận CDIO cung cấp các giải pháp phát triển chương trình đào tạo một cách có hệ thống hiện đang được áp dụng tại các trường ĐH tiên tiến trong nước và thế giới, đồng thời cũng là mô hình có thể áp dụng theo nhu cầu và điều kiện riêng của nhà trường, ĐH Thủ Dầu Một đã mạnh dạn triển khai mô hình này cho nhiều ngành nghề đào tạo khác nhau kể cả các ngành ngoài lĩnh vực kỹ thuật.

Sau 2 năm áp dụng đề xướng cải cách giáo dục theo CDIO, ĐH Thủ Dầu Một đã có những đổi mới căn bản về cách thức tổ chức chương trình, năng lực GV, phương pháp giảng dạy giúp phát triển toàn diện kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực thực hành nghề nghiệp cần thiết cho sinh viên...


QUỲNH ANH

Chia sẻ bài viết
Tags
Đại họcThủ Dầu Mộtgiáo viênchất lượng cao
BÌNH LUẬN
LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
TIN LIÊN QUAN
  • TX.Tân Uyên: Phát động chương trình “Tiếp sức đến trường – Xuân yêu thương”(28/01)
  • San sẻ yêu thương, tiếp sức đến trường(27/01)
  • Xuân ấm áp với học sinh khó khăn(27/01)
  • Tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023: Nhiều điểm mới(26/01)
  • Sở Giáo dục - Đào tạo: Chủ động, tích cực thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm 2022(26/01)
  • Ngành kỹ thuật xây dựng trường Đại học Thủ Dầu Một đạt chuẩn 5 sao UPM(26/01)
  • Sôi nổi các hoạt động chăm lo cho học sinh(25/01)
  • Trường Phan Chu Trinh tiếp đoàn lãnh đạo thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp(23/01)
TIN KHÁC
Chiến lược định hướng trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành trường Đại học như thế nào
Nâng cao chất lượng tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn
Chiến lược định hướng trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành trường Đại học như thế nào
Phú Giáo: Thực hiện tốt quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ quản lý mầm non, tiểu học
Chiến lược định hướng trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành trường Đại học như thế nào
9 sự kiện nổi bật của ngành giáo dục trong năm 2015