Chính phủ điện tử thuộc nhóm dịch vụ nào năm 2024

Việc xây dựng Chính phủ điện tử góp phần thúc đẩy việc gửi, nhận văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và xử lý văn bản trên môi trường mạng. Cụ thể là triển khai gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là bước đi quan trọng để thay đổi tác phong, lề lối làm việc từ giải quyết công việc dựa trên giấy tờ sang giải quyết công việc trên môi trường mạng, góp phần giảm đáng kể chi phí, thời gian gửi, nhận văn bản, thời gian xử lý công việc (tiết kiệm trên 1.200 tỷ đồng mỗi năm từ tiền giấy, mực, sao lưu, gửi bưu chính, chi phí thời gian…), nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, Hệ thống e-Cabinet đã được đưa vào vận hành kết nối đến 22 bộ, cơ quan ngang bộ, giúp quản lý đồng bộ, đầy đủ các phiên họp của Chính phủ, tổ chức lấy ý kiến các thành viên Chính phủ một cách đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả trên môi trường mạng và góp phần rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí in ấn, sao chụp tài liệu giấy.

Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khai trương tháng 8/2020 là hạ tầng số thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số phù hợp theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia.

Chính phủ điện tử thuộc nhóm dịch vụ nào năm 2024

Những kết quả đã đạt được trong xây dựng Chính phủ điện tử là tiền đề quan trọng tiến tới xây dựng Chính phủ số

Chính phủ điện tử hiểu một cách đơn giản là “4 không”: Họp không gặp mặt; Xử lý văn bản không giấy; Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và Thanh toán không dùng tiền mặt.

Còn Chính phủ số là Chính phủ điện tử thêm “4 có”: Có toàn bộ hành động an toàn trên môi trường số; Có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng; Có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và Có khả năng kiến tạo, phát triển dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.

Do đó, những kết quả đã đạt được trong xây dựng Chính phủ điện tử là tiền đề quan trọng tiến tới xây dựng Chính phủ số. Để đạt mục tiêu đến năm 2025, định hướng 2030, Việt Nam vào Top 30 Chính phủ điện tử, Chính phủ số kinh tế số còn rất nhiều việc phải làm.

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết: Chúng ta phải tiếp tục quan tâm về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, đặc biệt dữ liệu thông tin; chú trọng hơn nữa đến các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 để tạo thuận tiện cho người dân. Cần đẩy nhanh xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành như cơ sở dữ liệu của ngành công an, nội vụ, bảo hiểm y tế...

Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Tất cả các cơ quan nhà nước sẽ cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. Với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2025 và thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030, theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc.

Nhìn chung, có thể thấy, Chính phủ ngày càng đẩy mạnh quan tâm và thúc đẩy phát triển chuyển đổi số quốc gia. Bên cạnh Chính phủ điện tử, chuyển đổi số doanh nghiệp cũng là một trong những kế hoạch lớn của Chính phủ. Chính phủ đã có nhiều công văn, nghị định chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số. Khái niệm chính phủ điện tử được nhắc đến thường xuyên hơn khi công nghệ phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, xây dựng chính phủ điện tử trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước ta, theo đó mang đến nhiều lợi ích trong việc phát triển nền kinh tế đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn cầu. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chính phủ điện tử là gì, lợi ích của chính phủ điện tử.

1. Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội (theo Luật Tổ chức chính phủ 2015). Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ điện tử thuộc nhóm dịch vụ nào năm 2024

Tìm hiểu chính phủ điện tử là gì.

Vậy chính phủ điện tử là gì? Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về chính phủ điện tử. Cụ thể:

  • Theo định nghĩa của UNESCO (năm 2005):

“Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính phủ ngày càng hiệu quả và hiệu suất hơn, giúp Chính phủ dễ tiếp cận và có trách nhiệm hơn với công dân. Các đặc điểm của Chính phủ điện tử bao gồm: Cung cấp dịch vụ điện tử, quy trình làm việc điện tử, bỏ phiếu điện tử.”

  • Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (World Bank):

“Chính phủ điện tử là việc các cơ quan của chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin truyền thông để thực hiện quan hệ với người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, nhờ đó giao dịch của chính phủ với người dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí”

  • Theo Bộ TT&TT định nghĩa:

“Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Hay nói một cách khác, đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính phủ.”

  • Theo Tổ chức đối thoại doanh nghiệp toàn cầu về thương mại điện tử định nghĩa:

“Chính phủ điện tử đề cập đến một trạng thái trong đó các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp (bao gồm cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) số hóa các hoạt động bên trong và bên ngoài của họ và sử dụng các hệ thống được nối mạng hiệu quả để có được chất lượng tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ công”.

Như vậy, dù theo định nghĩa nào thì Chính phủ điện tử đều mang ý nghĩa là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của mình để thực hiện các nhiệm vụ, thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Chính phủ điện tử tối ưu mọi hoạt động bao gồm bốn không:

  • Có khả năng họp không gặp mặt;
  • Xử lý văn bản không giấy;
  • Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc;
  • Thanh toán không dùng tiền mặt.

Chính phủ điện tử góp phần tăng tính công khai, minh bạch đối với thông tin, hoạt động, dịch vụ chính phủ, tối ưu hóa chi phí và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.

2. Lợi ích của Chính phủ điện tử

Hiểu rõ Chính phủ điện tử là gì, các hoạt động và vận hành của chính phủ điện tử sẽ góp phần đem đến cho người

2.1 Lợi ích của Chính phủ điện tử đối với người dân

Chính phủ điện tử đối với người dân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống thông tin, thiết lập mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa cơ quan nhà nước với người dân. Cụ thể:

  • Cung cấp thông tin mới nhất về chính sách, pháp luật thông qua không gian mạng.
  • Giúp người dân kết nối với chính phủ, tăng quyền tự do dân chủ, minh bạch.
  • Hỗ trợ người dân trong việc làm các thủ tục hành chính online, nhanh, gọn, tiết kiệm chi phí.

Chính phủ điện tử thuộc nhóm dịch vụ nào năm 2024

Lợi ích của chính phủ điện tử.

2.2 Lợi ích của Chính phủ điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức

Chính phủ điện tử đã góp phần thay đổi cách thức làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, đẩy mạnh chuyển đổi số thành công từ đó tối ưu hoạt động quản lý cũng như đạt hiệu suất cao trong công việc. Cụ thể:

  • Chính phủ điện tử tạo ra môi trường để doanh nghiệp, đơn vị chuyển đổi số một cách toàn diện.
  • Nhờ chính phủ điện tử các doanh nghiệp, đơn vị có thể nộp thuế online, khai bảo hiểm xã hội điện tử, khai hải quan điện tử, thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước qua hình thức điện tử… giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tối ưu. Giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà phức tạp.
  • Công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh.
  • Quản lý hoạt động kinh doanh, nhân sự dễ dàng trên nền tảng điện tử.
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp, đơn vị trên trường quốc tế.
  • Mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài.

2.3 Lợi ích của Chính phủ điện tử đối với nhà nước Việt Nam

Chính phủ điện tử tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó hỗ trợ, thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp phát triển. Điều này đã tạo nhiều hoạt động tích cực:

  • Tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội.
  • Tăng cường sự tin tưởng của người dân đối với nhà nước, đối với chính phủ Việt Nam.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí.
  • Tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý kinh tế xã hội.
  • Gắn bó hơn với người dân và doanh nghiệp.

3. Ví dụ về ứng dụng Chính phủ điện tử tại Việt Nam

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về Chính phủ điện tử, dưới đây làm một vài ví dụ ứng dụng của chính phủ điện tử vào hoạt động kinh tế, xã hội hiện nay:

  • Cổng thông tin quốc gia: https://chinhphu.vn/
  • Cổng dịch vụ công quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/
  • Hệ thống kê khai thuế điện tử: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
  • Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  • Cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7: https://epayment.customs.gov.vn/epaymentportal/login
  • Hệ thống cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: https://baohiemxahoi.gov.vn/.

Trên đây ThaisonSoft đã cung cấp thông tin giải đáp Chính phủ điện tử là gì, lợi ích của chính phủ điện tử. Việc triển khai Chính phủ điện tử hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.