Chính phủ tiêu chí văn hóa doanh nghiệp năm 2024

Ông Hồ Anh Tuấn: Trong thời đại công nghệ số, để thích ứng hoàn cảnh mới, doanh nghiệp cũng cần có những cách tiếp cận và xây dựng văn hóa doanh nghiệp khác biệt so với trước. Đó có thể là sự thay đổi trong vận hành và quản trị doanh nghiệp, cũng có thể là sự điều chỉnh trong giao tiếp, tương tác, quan hệ với khách hàng, đối tác sao cho phù hợp hoàn cảnh mới… Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số, chúng ta cũng cần nghiên cứu chuyển đổi các quy trình truyền thống sang các nền tảng công nghệ.

Phóng viên (PV): Thời điểm tháng 7/2011, lần đầu tiên, Việt Nam có Bộ tiêu chí xác định chuẩn mực văn hóa kinh doanh Việt Nam. Đây là một nội dung đáng chú ý. Theo ông, đâu là những lý do cần thiết để từ đó đến nay, chúng ta đánh giá “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” dựa trên Bộ tiêu chí?

Ông Hồ Anh Tuấn: Bộ tiêu chí được xây dựng để các doanh nghiệp làm căn cứ, công cụ đo lường, định lượng cụ thể về văn hóa kinh doanh. Từ đó nhằm xây dựng một đội ngũ doanh nhân, một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh với những chuẩn mực văn hóa, văn minh, hội nhập, bảo đảm xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, bền vững, phát triển hài hòa dựa trên các trụ cột: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với yếu tố cốt lõi là văn hóa.

Chúng tôi muốn nhân rộng những điển hình tiên tiến, qua đó lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến nhiều doanh nghiệp và toàn xã hội. Ông cha ta từng nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Giả dụ, nếu trong một cụm công nghiệp, chúng ta có một doanh nghiệp văn hóa, thì sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đó, là tấm gương để các doanh nghiệp chung quanh học tập, noi theo.

Rộng hơn, nếu chúng ta có càng nhiều doanh nghiệp đạt chuẩn, xây dựng, phát huy văn hóa kinh doanh thì việc hướng đến xây dựng một cộng đồng nhân văn vì con người sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Thực tế đã chứng minh, các tập đoàn lớn mạnh và tồn tại lâu đời trên thế giới đều xây dựng cho mình một văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng. Việc đánh giá xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” góp phần để các doanh nghiệp quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh.

PV: Việc áp dụng của bộ tiêu chí đến doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào, thưa ông?

Ông Hồ Anh Tuấn: Từ khi công bố, chúng tôi đã triển khai Bộ Tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam là bộ chuẩn mực đầu tiên về văn hóa kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện, các bộ, ngành tham gia. Quá trình xây dựng đã nhận được sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các bộ, ngành, nhà khoa học, chuyên gia, các doanh nghiệp và báo chí truyền thông. Bộ tiêu chí đã được cho phép ban hành làm căn cứ xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”.

Ngày 14/7, tại Hà Nội, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tổ chức gặp gỡ báo chí công bố Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam.

Quang cảnh buổi gặp gỡ báo chí. (Ảnh: TT)

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam cho biết, Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam là bộ chuẩn mực đầu tiên về văn hóa kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện, các bộ, ngành tham gia.

Quá trình xây dựng đã nhận được sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các bộ, ngành, nhà khoa học, chuyên gia, các doanh nghiệp và báo chí truyền thông.

Bộ tiêu chí sau khi hoàn thành đã trình Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng cho phép ban hành làm căn cứ cho việc xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”.

Bộ tiêu chí gồm có 2 phần với 19 tiêu chí cụ thể và 51 chỉ số đánh giá, đo lường. Trong mỗi nhóm tiêu chí có các tiêu chí cụ thể và các chỉ số đánh giá, đo lường kèm theo.

Phần 1 là các điều kiện bắt buộc. Doanh nghiệp phải vượt qua các điều kiện này mới được xét tiếp ở vòng sau, gồm không buôn lậu, không trốn thuế; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, sản phẩm độc hại; không nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động; không lừa đảo, lợi dụng hoặc làm hại các tổ chức, cá nhân khác; không vi phạm pháp luật.

Phần 2 là các tiêu chí đánh giá gồm 5 nhóm tiêu chí: lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững; xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp; thượng tôn pháp luật; đạo đức kinh doanh; trách nhiệm xã hội.

Tại cuộc gặp gỡ, ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hôi Phát triển văn hóa kinh doanh Việt Nam cũng giới thiệu quy chế xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam.”

Theo đó, quy chế gồm có 6 chương và 14 điều. Nội dung 6 chương tập trung vào các vấn đề chính như: những quy định chung; các tiêu chuẩn bắt buộc và cụ thể dựa trên Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam; điểm chuẩn để được công nhận; hình thức, thời gian tôn vinh và cơ quan công nhận; trình tự đăng ký, xét duyệt và công nhận, yêu cầu về hồ sơ đăng ký tham gia; quyền lợi và quy định xử lý vi phạm; các điều khoản thi hành.

Đây là hình thức tôn vinh và biểu dương các doanh nghiệp đã thực thi tốt văn hóa kinh doanh, đáp ứng các chuẩn mực, tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam, có thành tích xuất sắc hưởng ứng Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Việc công nhận và tôn vinh góp phần thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài nước; từng bước hình thành những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa kinh doanh Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Cũng tại cuộc gặp gỡ, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu Đề án tổ chức Diễn đàn thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp.”

Diễn đàn được tổ chức hàng năm, mỗi năm có một chủ đề riêng gắn với bối cảnh và yêu cầu của năm. Mục đích nhằm tạo một diễn đàn quốc gia để lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý về văn hoá và văn hoá kinh doanh. Từ đó, góp phần khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hoá kinh doanh trong phát triển bền vững kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

Diễn đàn thường niên năm 2021 dự kiến tổ chức vào tuần thứ hai tháng 11/2021, nhân dịp ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (10/11) tại Hà Nội.

Diễn đàn gồm có 3 hoạt động chính: Tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Tiếp biến văn hóa - Nền tảng hồi phục và phát triển bền vững kinh tế”; Lễ tôn vinh và trao chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam” ; Sơ kết 5 năm triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”.

Những hoạt động trên của Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nhằm từng bước triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động, góp phần hiện thực hóa các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước./.

Chủ đề