Cho các công thức hóa học HCl Ca(OH)2 Al2O3 H2SO4 Fe2O3 Na2SO4 số công thức thuộc oxit là

CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠA. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ:Có 4 loại hợp chất cơ bản đó là oxit, axit, bazơ, muối.I. Oxit (R2O, RaOb):Căn cứ vào tính chất hoá học nguời ta phân loại như sau:1. Oxit bazơ: (Thông thường là oxit của kim loại, tương ứng với một bazơ)a. Tác dụng với nước: Tạo thành bazơ tan (hay là bazơ kiềm)*Lưu ý: Tính chất chỉ đúng đối với những oxit bazơ sau: Li2O, K2O, Na2O, BaO, CaO.Còn những oxit khác thì không xãy ra.VD: CaO + H2O ---> Ca(OH)2 hay K2O + H2O---> 2KOHCòn như phản ứng MgO + H2O---> Không xãy ra.b. Tác dụng với Oxit axit: Một số Oxit bazơ phản ứng với Oxit axit tạo thành muối. VD:BaO + CO2 ---> BaCO¬3 hay CaO + SO2 ---> CaSO¬3*Lưu ý: Tính chất này đúng khi một trong hai oxit phải có một oxit mạnh (thuộcoxit bazơmạnh hay oxit axit mạnh tương ứng)c. Tác dụng với axit: Tạo thành muối và nướcVD: Al2O3 + 3H2SO4(loãng)---> Al2(SO4)3 + 3H2O*Lưu ý: Fe3O4 khi tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành 2 muối:Fe3O4¬ + 4H2SO4 loãng ---> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2Ohay Fe3O4 + 8HCl ---> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O2. Oxit axit: (thông thường là oxit của phi kim, tương ứng với một axit)a. Tác dụng với nước: tạo thành axit tương ứng.*Lưu ý: Phản ứng này chỉ đúng với những oxit axit nào mà khi phản ứng với nước thì tạothành axit tương ứng như: SO2, SO3, P2O5, N2O5, CO2, NO2....VD: N2O5 + H2O ---> 2HNO3 hay P2O5 + 3H2O ---> 2H3PO4b. Tác dụng với oxit bazơ: tạo thành muối (như tính chất b oxitbazơ ở trên)c. Tác dụng với dung dịch bazơ: tạo thành muối và nước.VD: 2NaOH + SO3 ---> Na2SO4 + H2O* Lưu ý: Oxit axit CO2, SO2 khi tác dụng vơí dung dịch bazơ thì trước hết tạo ra muốitrung hoà và nước. Sau đó nếu còn dư CO2 (hay SO2) thì nó tác dụng với muối trung hoàvà nước tạo ra muối axit.VD: CO2 tác dụng với dung dịch NaOH2NaOH + CO2 ---> Na2CO3 + H2O (1)Nếu dư CO2 thì xãy ra phản ứng sau:NaOH + H2O + CO2 ---> 2NaHCO3 (2)3. Oxit lưỡng tính: chúng ta thường gặp các oxit lưỡng tính sau: BeO, ZnO, Al2O3,Cr2O3. ( là những oxit phản ứng được với cả axit và bazơ nhưng không phản ứng vớinước)a. Tác dụng với axit: Tạo thành muối và nướcVD: ZnO + H2SO4 ---> ZnSO4 + H2O hay Al2O3 + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2Ob. Tác dụng với dung dịch bazơ: Tạo thành muối và nước.VD: ZnO + 2NaOH ---> Na2ZnO2 + H2Ohay Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O4. Oxit trung tính: (Không tham gia phản ứng với nước, axit, bazơ mà chỉ tham gia vàophản ứng oxi hoá- khử) thường gặp NO, CO, N2O ...1VD: 2NO + O2 ---> 2NO2 hay 3CO + Fe2O3 ---> 2Fe + 3CO2II. Axit (HaX): (Axit mạnh thường gặp HCl, H2SO4, HNO3 và một số axit yếu thườnggặp là H2SO3, H2CO3, H2S, H3PO4... )a. Tác dụng với chất chỉ thị (quỳ tím): khi cho quỳ tím vào dung dịch axit thì quỳ tímchuyển màu từ tím sang màu đỏ. (Tính chất này giúp ta nhận biết được dung dịch axit bịmất nhãn).b. Tác dụng với kim loại:- Với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng tác dụng với những kim loại đứng trước hiđrôtrong dãy hoạt động hoá học của kim loại (trang 53 SGK Hoá học 9) tạo thành muối vàgiải phóng khí hiđrô. (Lưu ý: không phản ứng với những kim loại đứng sau Hiđrô nhưCu, Ag, Au, Hg).VD: Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2 hay Fe + H2SO4 loãng----> FeSO4 + H2Cu + HCl ---> không xãy ra hay Cu + H2SO4 loãng---->không xãy ra- Với dung dịch H2SO4đậm đặc và dung dịch HNO3 đun nóng: Tác dụng với hầu hết cáckim loại (trừ Au, Pt) nhưng không tạo ra khí hiđrô.VD: 2Fe + 6H2SO4 (đặc nóng) ---> Fe2(SO4)3 + 3SO2¬ + 6H2O.Cu + 2H2SO4 (đặc nóng) ---> CuSO4 + SO2¬ + 2H2O.3Cu + 8HNO3 (loãng)---> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2OCu + 4HNO3 (đặc)---> Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O- Axit H2SO4 và HNO3 đậm đặc, nguội: Không tác dụng với các kim loại Fe, Al, Cr.Hiện tượng này được gọi là sự thụ động hoá kim loại.*Dãy hoạt động hoá học của kim loại:Li, K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.c. Tác dụng với bazơ: phản ứng luôn xảy ra tạo thành muối và nước.VD: HCl + NaOH ---> NaCl + H2OH2SO4 + Ba(OH)2 ---> BaSO4 + 2H2O*Lưu ý: Đối với axit yếu loại đa nấc ví dụ như H3¬PO4 khi tác dụng với bazơ mạnh nhưNaOH thì tuỳ thuộc vào tỷ lệ số mol H3¬PO4 và NaOH mà ta thu được một muối haynhiều muối, muối axit hay muối trung tính.H3¬PO4 + NaOH ---> Na H2PO4 + H2O (1)H3¬PO4 + 2 NaOH ---> Na2HPO4 + 2H2O (2)H3¬PO4 + 3 NaOH ---> Na3PO4 + 3H2O (3)d. Tác dụng với oxit bazơ: Tạo thành muối và nước.VD: CaO + H2SO4 ---> CaSO4 + H2Oe. Tác dụng với muối: Tao thành muối mới và axit mới với điều kiện:- Axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi muốiVD: CaCO3 + 2HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2OFeS + 2HCl ---> FeCl2 + H2S- Nếu axit tạo ra mạnh bằng axit ban đầu thì muối mới phải là muối kết tủa VD: BaCl2 +H2SO4 ---> BaSO4(rắn) + 2HCl*Lưu ý: Một số muối sunfua như CuS, PbS, Ag2S, HgS không tan trong axit thôngthường (HCl, H2SO4 loãng) nên axit yếu H2S đẩy được các muối này ra khỏi muối củaaxit mạnh.H2S + CuCl2 ---> CuS (rắn) + 2HCl2H2S + Pb(NO3)2 ---> PbS (rắn) + 2HNO3III. Bazơ A(OH)b: (Gồm các bazơ tan như KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 ... và cácbazơ không tan như Mg(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2 , Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 ...).a. Tác dụng với chất chỉ thị: Khi cho quỳ tím vào dung dịch bazơ thì quỳ tím chuyển màutừ tím sang màu xanh hoặc nhỏ dung dịch phenolphtalein vào dung dịch bazơ thìphenolphtalein không màu chuyễn sang màu đỏ (Tính chất này giúp ta nhận biết đượcdung dịch bazơ bị mất nhãn).b. Tác dụng với oxit axit: Tạo thành muối trung hoà hoặc muối axit tuỳ thuộc vào tỷ lệ sốmol.*Lưu ý: Tính chất này chỉ xảy ra với bazơ tan (dung dịch bazơ)VD: Dẫn từ từ a mol khí CO2 vào b mol dung dịch nước vôi trong. Hãy biện luận sốmuối tạo thành theo a và b.GiảiKhi cho CO2 vào dung dịch nước vôi trong thì :Ca(OH)2 + CO2 ---> CaCO3 + H2O (1)Ca(OH)2 + 2CO2 ---> Ca(HCO3)2 + H2O (2)012CaCO3Ca(OH)2 dư 2 muối Ca(HCO3)2CO2 dưCaCO3 Ca(HCO3)2Trường hợp 1: khi ≤ 1 => Chỉ có muối CaCO3 tạo thành theo phương trình (1)Trường hợp 2: khi 1 < < 2 => xãy ra phương trình (1) và (2) tạo ra 2 muối CaCO3 vàCa(HCO3)2.Trường hợp 3: Khi ≥ 2 => Tạo ra muối axit Ca(HCO3)2 theo phương trình (2).c. Tác dụng với dung dịch muối: Dung dịch bazơ tan tác dụng với muối tan tạo thànhmuối mới và bazơ mới với điều kiện một trong hai chất bazơ mới hoặc muối mới phải cómột chất kết tủa hoặc bay hơi.VD: 2NaOH + CuCl2 ---> Cu(OH)2 rắn + 2NaClNH4Cl + NaOH ----> NaCl + NH3 khí + H2O* Trong trường hợp chất kết tủa hiđrôxít tạo ra là hiđrôxit lưỡng tính như Zn(OH)2,Al(OH)3...thì nó sẽ tan trở lại trong kiềm dư.VD: Giải thích vì sao khi cho từ từ dung dich kiềm vào dung dịch muối nhôm (hay muốikẽm) thì có hiện tượng: Dung dịch chuyễn từ không màu sang hiện tượng vẫn đục màutrắng, sau đó lại chuyễn sang dung dịch trong suốt.GiảiKhi cho kiềm vào dung dịch muối nhôm (hay muối kẽm) thì nó xảy ra như sau:Ban đầu: AlCl3 + 3NaOH ---> Al(OH)3 rắn + 3NaClNếu dư NaOH thì xảy ra phản ứng: Al(OH)3 + NaOH ---> NaAlO2 + 2H2O( Ban đầu ZnSO4 + 2NaOH --> Zn(OH)2 rắn + Na2SO4Nếu dư NaOH: Zn(OH)2 + 2NaOH--> Na2ZnO2 + H2O )d. Tác dụng với dung dịch axit: Tạo thành muối và nướcVD: H2SO4 + Ca(OH)2 ---> CaSO4 + 2H2O3* Lưu ý: Tính chất này luôn xảy ra đối với cả bazơ tan và bazơ không tan.e. Phản ứng phân huỷ: Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành Oxit kim loại và nước.(Bazơ tan không bị nhiệt phân huỷ)VD: Mg(OH)2(rắn, trắng) ---t0---> MgO + H2OCu(OH)2(rắn, xanh lam) ---t0---> CuO + H2O2Al(OH)3(keo rắn, trắng) ---t0---> Al2O3 + 3H2OZn(OH)2(rắn, trắng) ---t0---> ZnO + H2O2Fe(OH)3(rắn, nâu đỏ) ---t0---> Fe2O3 + 3H2O*Lưu ý: Đối với Fe(OH)2 khi nhiệt phân trong không khí thì phản ứng xảy ra như sau:Fe(OH)2(rắn, trắng xanh) + O2 --t0--> Fe2O3 + H2O , còn khi nung trong điều kiệnkhông có Oxi thì phản ứng xảy ra theo phương trình:Fe(OH)2 ---t0---> FeO + H2O.VD: Giải thích vì sao khi sắt(II)hiđroxit để lâu trong không khí lâu ngày thì nó chuyển từmàu trắng xanh sang màu nâu đỏ.( Đề thi HSG tỉnh Hà Tĩnh năm 2004)GiảiKhi để lâu trong không khí thì:2Fe(OH)2 + O2 + H2O ----> 2Fe(OH)3(Trắng xanh) (Nâu đỏ)IV. Muối (Kim loại và gốc axit): có hai loại muối là muối axit và muối trung hoà. Giốngvới axit và bazơ muối củng có 5 tính chất hoá học, thuộc 3 loại phản ứng hoá học. Đó là:1. Phản ứng thế: Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Li, Na, K, Ca, Ba...) có thểđẩy được kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muốimới và kim loại mới.VD: Zn + CuSO4 ---> Cu + ZnSO4Cu + 2AgNO3 ---> 2Ag + Cu(NO3)22. Phản ứng trao đổi: là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng traođổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.* Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:- Hai chất tham gia phản ứng: Đều là dung dịch ( nếu là chất không tan thì chỉ tác dụngvới axit).- Sản phẩm: có ít nhất một chất là không tan hoặc dễ bay hơi hoặc nước.2.a: Phản ứng của muối và axit: Tạo thành muối mới và axit mới (xem tính chất hóa họcở phần axit)VD: BaCl2 + H2SO4 ---> BaSO4(rắn, trắng) + 2HClNa2CO3 + 2HCl ---> 2NaCl + CO2 + H2O2.b: Phản ứng của muối và bazơ: Tạo thành muối mới và bazơ mới. (xem tính chất hoáhọc ở phần bazơ)VD: FeCl3 + 3NaOH --> Fe(OH)3 (nâu đỏ) + 3NaCl*Lưu ý: Muối axit tác dụng với dung dịch bazơ thì tạo thành muối trung hoàVD: NaHSO4 + NaOH ---> Na2SO4 + H2O2.c: Phản ứng của muối và muối:Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mớiVD: NaCl + AgNO3 ---> AgCl (rắn, trắng) + NaNO34MgSO4 + BaCl2 ---> BaSO4(rắn, trắng) + MgCl22NaHSO4 + Na2CO3 ---> 2Na2SO4 + CO2 + H2O3. Phản ứng phân huỷ: Một số muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao (KMnO4, KClO3,muối nitrat, muối cacbonat không tan trong nước, muối hiđrocacbonat).VD: 2KClO3 ---t0cao---> 2KCl + 3O2Ba(HCO3)2 --to---> BaCO3 + CO2 + H2OB. CÁC DẠNG BÀI TẬP: Thường gặp các dạng bài tập sau:DẠNG 1. Viết phương trình hoá học(Vận dụng kiến thức cần nhớ của các chất để viết PTHH theo yêu cầu bài ra).Ví dụ 1: Viết các PTHH biểu diễn các phản ứng hoá học ở các thí nghiệm sau:a) Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào đá vôi.b) Hoà tan canxi oxit vào nước.c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch Đồng(II)sunfat.d) Cho một mẫu nhôm vào dung dịch axitsufuric loãng.e) Nung một ít sắt(III) hiđrôxit trong ống nghiệm.f) Cho một ít điphốtpho pentaoxit vào dung dịch kali hiđrôxit.Giảia) 2HCl + CaCO3 ---- > CaCl2 + CO2 + H2Ob) CaO + H2O ---- > Ca(OH)2c) Fe + CuSO4 --- > FeSO4 + Cud) 2Al + 3H2SO4(l) --- > Al2(SO4)3 + 3H2e) 2Fe(OH)3 ---t0-- > Fe2O3 + 3H2Of) P2O5 + 6KOH --- > 2K3PO4 + 3H2OVí dụ 2: Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết bazơnào:a. Bị nhiệt phân huỷ?b. Tác dụng được với dung dịch H2SO4?c. Đổi dung dịch phênolphtalein không màu thành màu đỏ?Giảia) Những bazơ bị nhiệt phân huỷ là Fe(OH)3, Mg(OH)2.2Fe(OH)3 --t0-- > Fe2O3 + 3H2OMg(OH)2 ---t0--> MgO + H2Ob) Những bazơ tác dụng được với dung dịch H2SO4 là Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH,Mg(OH)2.2Fe(OH)3 + 3H2SO4 --- > Fe(SO4)3 + 6H2OCa(OH)2 + H2SO4 ---- > CaSO4 + 2H2O2KOH + H2SO4 ---- > K2SO4 + 2H2OMg(OH)2 + H2SO4 --- > MgSO4 + 2H2Oc) Những bazơ làm dung dịch phenolphtalein không màu đổi thành màu đỏ là:Ca(OH)2, KOH.Ví dụ 3: Cho các chất sau: canxi oxit, axit clohiđric, bari hiđroxit, bari clorua,magie cacbonat, điphotpho pentaoxit, khí sunfurơ. Chất nào tác dụng được với nhau từngđôi một. Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng.Hướng dẫn giải: Dạng này không khó đối với những em đã nắm chắc lý thuyết, nhưng để5tránh nhầm lẫn (sót) thì chúng ta nên lập bảng để giải bài này.Lời giảiCaO SO2 HCl Ba(OH)2 MgCO3 BaCl2 P2O5CaO - x x - - - xSO2 x - - x - - HCl x - - x x - Ba(OH)2 - x x - - - xMgCO3 - - x - - - BaCl2 - - - - - - P2O5 x - - x - - Ghi chú: Dấu (x) chỉ cặp chất có phản ứng xãy ra.Các phương trình hoá học xãy ra là:CaO + SO2 ---> CaSO3CaO + 2HCl ---> CaCl2 + H2O3CaO + P2O5 --- > Ca3(PO4)2SO2 + Ba(OH)2 --- > BaSO3 + H2O2HCl + Ba(OH)2 --- > BaCl2 + 2H2O2HCl + MgCO3 ---- > MgCl2 + CO2 + H2O3Ba(OH)2 + P2O5 -- > Ba3(PO4)2 + 3H2OVí dụ 4: Cho các oxit sau: K2O, SO2, BaO, Fe3O4, N2O5. Viết phương trình hoá học(nếu có) của các oxit này lần lượt tác dụng với nước, axit sufuric,dung dịch kali hiđroxit.Giải+ Những oxit phản ứng được với nước là: K2O, SO2, BaO, N2O5 .K2O + H2O --- > 2KOHSO2 + H2O --- > H2SO3BaO + H2O --> Ba(OH)2N2O5 + H2O ---> 2HNO3+ Những oxit phản ứng được với dung dịch axit sunfuric là: K2O, BaO, Fe3O4.K2O + H2SO4 ---> K2SO4 + H2OBaO + H2SO4 ---> BaSO4 + H2OFe3O4 + 4H2SO4 ---> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.+ Những oxit phản ứng được với dung dịch kali hiđrôxit: SO2, P2O5.SO2 + 2KOH ---> K2SO3 + H2ON2O5 + 2KOH ---> 2KNO3 + H2O.BÀI TẬP TỰ GIẢI:Bài 1: Cho một lượng khí CO dư đi vào ống thuỷ tinh đốt nóng có chứa hỗn hợp bộtgồm: CuO, K2O, Fe2O3 ( đầu ống thuỷ tinh còn lại bị hàn kín). Viết tất cả các phươngtrình hoá học.Bài 2: Cho khí cácbon oxit tác dụng với Fe(III)oxit được hỗn hợp rắn A gồm 4 chất vàkhí B. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4đặc, nóng. Cho khí B từ từ vào nước vôitrong. Giải thích thí nghiệm, viết PTPU xãy ra.Bài 3: Nhiệt phân hoà toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3, được chất rắn A và khí B.6Ho tan A trong nc d, thu c dung dch C v kt ta D. Ho tan D trong dung dchNaOH d thy tan mt phn. Sc khớ B vo dung dch C thy xut hin kt ta.Vit PTPU xy ra trong thớ nghim trờn, bit rng Ba(OH)2 l baz kim mnh v Al2O3l oxit rt bn i vi nhit.Bi 4: a. Nc Clo l gỡ ? Nc Clo va iu ch lm mt mu qu tớm, nhng khi lõungoi ỏnh sỏng thỡ li lm cho qu tớm ngó sang mu . Gii thớch v vit phng trỡnhphn ng.b. Khi cho khi Clo (d) vo dung dch NaOH ta thu c nc javen. Vit phng trỡnhcỏc phn ng to thnh nc javen. Gi tờn cỏc cht trong thnh phn nc javen. Giithớch ti sao nc javen cú tớnh ty mu trong khụng khớ.DNG 2: Vit phng trỡnh hoỏ hc thc hin s chuyn hoỏ( Vn dng tớnh cht hoỏ hc ca cỏc cht v cỏc phn ng hoỏ hc iu ch cỏc cht vit theo s ).Vớ d 1: ở sơ đồ bên: A, B là những hợp chất khác nhau. Hy tìm A, B và viết PTHHthực hiện sơ đồ bên.Giải A(1)(3)Fe Fe(4)(2) B(1). 3Fe + 2O2 --t0-> Fe3O4(A)(2) Fe + 2HCl ----> FeCl2 + H2(B)(3) Fe3O4 + 4H2 --t0-> 3Fe + 4H2O(4) FeCl2 + Mg ----> Fe + MgCl2Vớ d 2: Vit cỏc PTHH thc hins bờn.Bit A, B, C, D, E l nhng cht khỏc nhau.CaCO3+(A)CO2 +(B)+(E)+(C)+(D) Na2CO3GiiCO2 + Ca(OH)2 (d)--t0--> CaCO3 + H2O(A)7CaCO3 + 2HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O(B)CO2 + Na2O ----> Na2CO3(C)Na2CO3 + H2SO4 ----> Na2SO4 + CO2 + H2O(D)Na2CO3 + CaCl2 ----> CaCO3 + 2NaCl(E)Lưu ý: Bài toán này có nhiều cách giải, học sinh có thể chọn các chất khác nhau nếu đúngvẩn được chấp nhận. ví dụ có thể chọn (C) là NaOH, (D) là HNO3....Ví dụ 3: Hãy viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho sơ đồ sau:MgSO4(2) (5)SO2 (1)H2SO4MgCl2(3) (4)HClGiải(1) 2H2SO4(đặc) + Cu ---t0--> CuSO4 + H2O + SO2(2) H2SO4 + MgO ---> MgSO4 + H2O(3) H2SO4 + PbCl2 ----> PbSO4 + 2HCl(4) 2HCl + Mg ----> MgCl2 + H2(5) MgSO4 + BaCl2 ----> BaSO4 + MgCl2Ví dụ 4: Tìm các chất thích hợp thay cho các chữ cái A, B, C, D, E và viết các phươngtrình hoá học cho các phản ứng sau:(1) (A) + Cl2 ---t0---> (B)(2) (B) + Al (dư) -----> AlCl3 + (A)(3) (A) + O2 ---t0--> (C)(4) (C) + H2SO4 ----> (D) + (E) + H2OGiải(1) 2Fe + 3Cl2 ---t0--> 2FeCl3(A) (B)(2) FeCl3 + Al(dư) -----> AlCl3 + Fe(B) (A)(3) 3Fe + 2O2 ---to---> Fe3O4(A) (C)(4) Fe3O4 + 4H2SO4 ---> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O(C) (D) (E)BÀI TẬP TỰ GIẢI:Câu 1: Có 5 mẫu khí A, B, C, D, E, F là các chất vô cơ đựng trong 5 lọ riêng biệt. Mỗikhí có một số tính chất sau:- Khí A cháy tạo ra chất lỏng (ở nhiệt độ thường) không màu, không mùi và làm cho8CuSO4 khan chuyển thành màu xanh.- Khí B rất độc, cháy trong không khí với ngọn lữa màu xanh nhạt sinh ra khí F làm vẫnđục nước vôi trong.- Khí C không cháy nhưng làm cho vật đang cháy sáng chói hơn.- Khí D không cháy mà còn làm tắt ngọn lữa của vật đang cháy.- Khí E màu vàng lục, tác dụng với nước tạo thành dung dịch có tác dụng tẩy trắng, sáttrùng, diệt khuẩn.Bạn hãy cho biết A,B,C,D,E,F là những khí nào? Viết phương trình hoá học biểu diễntính chất của các khí đã nêu.Câu 2: Viết phương trình hoá học để minh hoạ cho các trường hợp sau:a) Muối + axit -----> hai muối mớib) Muối + axit ------> một muối mới duy nhấtc) Muối + kim loại -----> hai muối mới.Câu 3: Hãy chọn 3 dung dịch muối trung hoà hay muối axit: X, Y, Z ứng với ba gốc axitkhác nhau thoả mãn các điều kiện sau:X + Y ----> có khí thoát raY + Z -----> Có kết tủa xuất hiệnX + Z ----> Có kết tủa + khí thoát raCâu 4: Có hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Ka. Nếu cho hỗn hợp trên vào nước thì có những hiện tượng gì xảy ra; Hãy giải thích cáchiện tượng xảy ra bằng các PTHHb. Nếu hỗn hợp trên được hoà tan hoàn toàn, sau khi phản ứng xong ta cho dung dịch axitH2SO4 dư vào rồi cô cạn thì có thể thu được những chất nào? Giải thích bằng PTHH.( Đề thi vào trường chuyên PTTH Lam Sơn- Thanh Hoá Năm 1997-1998)DẠNG 3: Nhận biết các chất vô cơHướng giải: Ta có thể sử dụng một số thuốc thử thông dụng hoặc một số phản ứng đặctrưng.1/ Dùng chất chỉ thị để nhận biết axit và bazơhoá đỏ Dung dịch axit.- Quỳ tímHoá xanh Dung dịch bazơ.- Phênolphtalein hoá đỏ ( hồng) Dung dịch bazơ.2/ Muối clorua (-Cl), dùng dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng AgCl.3/ Muối sunfat tan (=SO4), dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 tạo kết tủa trắngBaSO4.4/ Muối cacbonat (=CO3), dùng dung dịch HCl (H2SO4 ...) tạo khí CO2.Muối sunfua (=S), dùng dung dịch HCl tạo ra khí H2S có mùi trứng thối.5/ Khí CO2, dùng dung dịch nước vôi trong, có hiện tượng vẫn đục do tạo ra kết tủaCaCO3.6/ Muối amoni (NH4- ) dùng dung dịch bazơ mạnh tạo ra khí NH3 có mùi khai.7/dd muối sắt (II)Có kết tủa trắng xanh Fe(OH)2dd muối sắt (III)9Dùng dd KiềmCó kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3dd muối ĐồngCó kết tủa xanh lơ Cu(OH)2dd muối Magiê Có kết tủa màu trắng Mg(OH)2dd muối Nhôm Có kểt tủa trắng keo rồi tan trong kiềm dư.Ví dụ 1: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịchsau: CuSO¬4, AgNO3, NaCl, NaNO3.Giải-Trích mỗi chất một ít làm mẩu thử.- Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào các mẫu thử trên mẩu thử nào thấy xuất hiện kết tủa màutrắng thì mẩu thử đó chứa dung dịch CuSO4.Ba(NO3)2 + CuSO4 ---> BaSO4 + Cu(NO3)2- Cho một ít muối ăn(NaCl) vào 3 mẩu thử còn lại. Nếu ống nghiệm của mẩu thử nàoxuất hiện kết tủa màu trắng thì đó là đung dịch AgNO3.NaCl + AgNO3 ---> NaNO3 + AgCl- Sau khi nhận biết được dung dịch AgNO3 ta trích một ít làm thuốc thử, Cho đung dịchAgNO3 vào 2 mẩu thử còn lại. Mẩu thử nào có kết tủa xuất hiện đó là dung dịch NaCl.AgNO3 + NaCl ---> NaNO3 + AgCl- Mẩu thử còn lại là NaNO3.Vídụ 2: Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết dung dịch các chất đựng trongcác lọ riêng biệt: FeSO4, Fe2(SO4)3, MgCl2, AlCl3, CuCl2, NaOH, NH4NO3, NaCl.Giải- Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử.- Chọn thuốc thử là quỳ tím, ta nhúng quỳ tím vào các mẩu thử, mẩu thử nào làm quỳ tímhoá xanh thì đó là dung dịch NaOH.- Lần lượt cho dung dịch NaOH vào các mẩu thử còn lại. Nếu:+ Có kết tủa trắng xanh xuất hiện rồi hoá nâu đỏ trong không khí đó là mẩu thử chứadung dịch FeSO4.FeSO4 + 2NaOH ---> Fe(OH)2 + Na2SO4+ Có kết tủa nâu đỏ xuất hiện thì đó là dung dịch Fe2(SO4)3Fe2(SO4)3 + 6NaOH ---> 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4+ Có kết tủa trắng xuất hiện đó là dung dịch MgCl2.MgCl2 + 2NaOH ----> Mg(OH)2 + 2NaCl.+ Nếu có kết tủa keo trắng rồi lại tan ra trong dung dịch NaOH dư thì đó là dung dịchAlCl3.AlCl3 + 3NaOH ---> Al(OH)3 + 3NaClAl(OH)3 + NaOH dư ---> NaAlO2 + 2H2O+ Nếu có kết tủa màu xanh lơ xuất hiện thì đó là dung dịch CuCl2CuCl2 + 2NaOH ----> Cu(OH)2 + 2NaCl+ Nếu có khí mùi khai bay lên thì đó là dung dịch NH4NO3.NH4NO3 + NaOH ----> NaNO3 + NH3 + H2O- Còn lại dung dịch NaCl không có dấu hiệu gì khác.10Ví dụ 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các lọ mất nhãnriêng biệt sau: CO2, NH3, NO, O2.Giải- Dẫn ở mỗi lọ một ít khí để làm mẩu thử.- Dùng quỳ tím ẩm cho vào các mẩu thử trên, nếu:+Quỳ tím ẩm hoá đỏ thì đó là khí CO2 vì CO2 + H2O ----> H2CO3(H2CO3 làm quỳ tím hóa đỏ)+ Quỳ tím hoá xanh thì đó là NH3 vì NH3 + H2O NH4OH(NH4OH là bazơ làm quỳ tím hoá xanh)- Còn lại 2 mẩu thử ta cho ra ngoài không khí, mẩu thử nào hoá nâu trong không khí thìđó là khí NO. ( vì 2NO + O2 ----> 2NO2 mà NO2 là khí có màu nâu)- Còn lại là khí O2.* Lưu ý: Chúng ta cũng có thể nhận biết CO2 bằng dung dịch nước vôi trong, nhận biếtkhí O2 bằng que đóm đang cháy.Ví dụ 4: Có 4 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaHCO3; CaCl2; Na2CO3;Ca(HCO3)2. Hãy trình bày cách nhận biết 4 dung dịch đó với điều kiện không dùng mộthoá chất nào khác.Giải- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.- Đun nhẹ 4 mẫu thử, mẫu thử nào cho kết tủa là Ca(HCO3)2Ca(HCO3)2 ---to---> CaCO3 + CO2 + H2O- Còn lại 3 mẫu thử ta đổ lần lượt 1 mẫu vào 2 mẫu còn lại xảy ra các trường hợp sau:NaHCO3 CaCl2 Na2CO3NaHCO3 - - CaCl2 - CaCO3Na2CO3 - CaCO3 - Như vậy, chất nào không tạo kết tủa khi đổ vào hai mẩu thử còn lại đó là dung dịchNaHCO3.- Còn hai cặp chất tạo kết tủa với nhau chúng ta lại phân biệt bằng cách cho một ítCa(HCO3)2 đã nhận biết ở trên vào mẩu thử chứa dung dịch CaCl2 và Na2CO3.Mẩu nào cho kết tủa thì đó là dung dịch Na2CO3. Còn lại là CaCl2.Na2CO3 + Ca(HCO3)2 ----> CaCO3 + 2NaHCO3BÀI TẬP TỰ GIẢI:Câu 1: Có 7 gói đựng 7 chất: vôi bột, bột đá vôi, bột cát trắng, bột muối ăn, bột xôđa, bộtgiấy, bột gạo. Hãy phân biệt các gói bột đó bằng phương pháp hoá học. Viết đầy đủ cácPTHH xảy ra.Câu 2: Có một lọ hoá chất đang sử dụng dỡ và để lâu ngày trong phòng thí nghiệm nêntrên tờ nhãn hiện ghi ở lọ bị mờ chỉ còn lại một chữ cái căn bản là: “Na...”. Biết rằng hợpchất trong lọ có thể là 1 trong các hợp chất sau: Hyđrôcácbônat; Hyđrôxit, Hyđrôsufathoặc muối phôtphát (Na3PO4). Bạn học sinh đã làm thí nghiệm như sau: Lấy một mẫuhoá chất trong lọ cho tác dụng với axit HCl và quan sát thấy có CO2 thoát ra. Dựa vào cơsở đó bạn học sinh đã kết luận: Hoá chất trong lọ là chất NaHCO3.a. Em hãy cho biết xem bạn học sinh kết luận như vậy có đơn trị không? Hãy giải thích11và viết các phương trinh phản ứng.b. Em hãy chỉ ra chất nào trong số các chất mà đầu bài đã đưa giả định chắc chắn làkhông phải chất có trong lọ. Giải thích( Đề thi vào trường chuyên PTTH Lam Sơn- Thanh Hoá Năm 2000-2001)Câu 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng ba dung dịch khác nhau là: HCl, NaCl, Na2CO3. Hãynhận biết ba lọ đựng 3 dung dịch trên mà không dùng thêm thuốc thử nào cả.Câu 4: Có 3 hỗn hợp bột các chất sau đây được đựng trong 3 lọ riêng biệt đã bị mất nhãn.Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết và làm lại nhãn cho từng lọ đó: + Hỗn hợp FeOvà Fe2O3+ Hỗn hợp FeO và Fe+ Hỗn Hợp Fe và Fe2O3DẠNG 4: Tách các chất vô cơHướng giải:- Hoà tan các chất voà nước, axit hoặc bazơ.- Dùng các phản ứng hoá học để tách và tái tạo lại chất ban đầu.Chất cần tách Phản ứng tách và phản ứng tái tạo lại chất ban đầu Phương pháp táchAl ( Al2O3 hay hợp chất Al) Al dd NaOH NaAlO2 +CO2 Al(OH)3t0 Al2O3 đpnc AlLọc, điện phânZn (ZnO) Zn dd NaOH Zn(OH)2 dd NaOH Na2ZnO2+CO2 Zn(OH)2 t0 ZnO t0, H2 ZnLọc, nhiệt luyện.Mg Mg HCl MgCl2 NaOH Mg(OH)2 t0MgO + CO Mg.Lọc, nhiệtFe (FeO hoặc Fe2O3) Fe HCl FeCl2 NaOH Fe(OH)2 to FeOH2 Fe.Lọc, nhiệt luyện.Cu ( CuO) Cu H2SO4 đặc nóng CuSO4 dd NaOH Cu(OH)2t0 CuO + H2 Cu.Lọc, nhiệt luyện.Ví dụ 1: Cho hỗn hợp bột gồm 3 kim loại Ag, Al, Fe. Trình bày phương pháp hoá học đểtách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH xãy ra.Giải- Hoà tan hỗn hợp Ag, Al, Fe trong dung dịch NaOH dư thì Al bị hoà tan thành NaAlO2,lọc lấy phần không tan là Fe và Ag. Thổi CO2 vào phần tan NaAlO2 thu được kết tủaAl(OH)3. Lọc lấy phần không tan Al(OH)3 rồi nung ở nhiệt độ cao ta được Al2O3. Lấychất rắn Al2O3 rồi điện phân nống chảy ta được Al tinh khiết.- Hoà tan phần khôngtan Fe và Ag trong dung dịch HCl dư thì Fe bị hoà tan thành dungdịch FeCl2. Còn Ag không tan, ta lọc lấy phần Ag không tan này, rồi cho dung dịchNaOH dư vào dung dịch FeCl2 ta được kết tủa Fe(OH)2 màu trắng xanh, lọc lấy kết tủaFe(OH)2 rồi đem nung trong môi trường chân không ta được chất rắn FeO. Dùng khí H2để khử FeO ta được Fe tinh khiết.12- PTHH xãy ra:2Al + 2NaOH + 2H2O ----> 2NaAlO2 + 3H22NaAlO2 + 2CO2 + 4H2O -----> 2Al(OH)3 + 2NaHCO32Al(OH)3 ---t0---> Al2O3 + 3H2O2Al2O3 đpnc 4Al + 3O2Fe + 2HCl -----> FeCl2 + H2FeCl2 + 2NaOH -----> Fe(OH)2 + 2NaClFe(OH)2 ----t0---> FeO + H2OFeO + H2 -----> Fe + H2OVí dụ 2: Tách riêng dung dịch từng chất sau ra khỏi hỗn hợp dung dịch AlCl3; FeCl3;BaCl2.Giải- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào hỗn hợp dung dịch AlCl3; FeCl3; BaCl2. lộc lấy phầnkết tủa Fe(OH)3. Rồi cho Fe(OH)3 phản ứng với dung dịch HCl vừa đủ ta được FeCl3.- Lấy phần nước lọc gồm BaCl2; Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2 còn dư. Rồi cho HCl vừa đủvào phần nước lọc ở trên ta được kết tủa và dung dịch có chứa BaCl2. Lọc lấy kết tủaAl(OH)3. Rồi cho phản ứng với dung dịch HCl vừa đủ ta được AlCl3. Phần còn lại làBaCl2.- PTHH xãy ra:2AlCl3 + 4Ba(OH)2dư -----> Ba(AlO2)2 + 3BaCl2 + 4H2O2FeCl3 + 3Ba(OH)2 -----> 2 Fe(OH)3 + 3BaCl2Fe(OH)3 + 3HCl -------> FeCl3 + 3H2OBa(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O -----> 2Al(OH)3 + BaCl2Al(OH)3 + 3HCl ------> AlCl3 + 3H2OBa(OH)2 + 2HCl -----> BaCl2 + 2H2OVí dụ 3: Khí CO2 có lẫn khí SO2, làm thế nào để thu được khí CO2 tinh khiết.GiảiDẫn hỗn hợp khí SO2 và CO2 lội qua nước Brôm dư, toàn bộ khí SO2 bị giữ lại, cònCO2 không phản ứng thoát ra, ta thu được CO2 tinh khiết.SO2 + 2H2O + Br2 ---> 2HBr + H2SO4BÀI TẬP TỰ GIẢI:Câu 1: N2 bị lẫn các tạp chất là CO2, O2, CO và hơi nước. Bằng phương pháp hoá họchãy thu lại khí N2 tinh khiết.Câu 2: Có một loại muối ăn có lẫn các tạp chất: Na2SO4, NaBr, CaCl2, CaSO4Bằng phương pháp hoá học để thu được NaCl tinh khiết.Câu 3: a. Khí oxi lẫn tạp chất khí Cl2, SO2,CO2. Nêu phương pháp hoá học loại bỏ tạpchất để thu hồi khí oxi tinh khiết và khô.b. Viết hai phương trình phản ứng điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm. Nêu phươngpháp hoá học để loại bỏ lượng lớn khí Clo xả ra trong phòng thí nghiệm.Câu 4: Cho các hoá chất Cu, HCl, KOH , Hg2(NO3)2, H2O. Hãy viết các PTPU điều chếCuCl2 tinh khiết.DẠNG 5: Tính theo phương trình hoá học.Hướng giải: - Viết và cân bằng phương trình hoá học.- Từ phương trình hoá học dùng quy tắc tam suất để tìm kết quả.13Ví dụ 1: Hoà tan 16,2 gam kẽm oxit vào 400 g dung dịch axit nitric 15%.a) Tính khối lượng axit đã phản ứng.b) Có bao nhiêu gam muối kẽm tạo thành.c) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.GiảinZnO = = 0,2 (mol)mHNO3 = = 60 (gam) nHNO3 = = 0,95 (mol)a) ZnO + 2HNO3 ---> Zn(NO3)2 + H2OTheo phương trình: 1 mol 2 mol 1 molTheo bài ra: 0,2 mol 0,4 mol 0,2 molKhối lượng axit đã phản ứng: m = 0,4.63 = 25,2 (gam)b) Khối lượng muối Zn(NO3)2 tạo thành:m = 0,2.189 = 37,8 (gam)c) Khối lượng dung dịch sau phản ứng:16,2 + 400 = 416,2 (gam)Khối lượng axit còn dư sau phản ứng là:60 - 25,2 = 34,8 (gam)C% dung dịch HNO3 dư = = 8,36%.C% dung dịch Zn(NO3)2 = = 9,08%Ví dụ2: Hoà tan 10,8 gam Al tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch axit clohiđric và sauphản ứng thu được V lít khí ở đktc.a. Tìm V.b. Tìm khối lượng muối nhôm thu được.c. Tìm nồng độ CM của dung dịch HCl ban đầu.d. Tính lượng Sắt (II) oxit cần dùng để phản ứng hết V lit khí ở trên.GiảinAl = = 0,4 (mol)PTHH: 2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2Theo phương trình: 2 mol 6mol 2mol 3molTheo bài ra: 0,4 mol 1,2 mol 0,4mol 0,6mola) VH2 = n.22,4 = 0,6.22,4 = 13,44 (lit)b) mAlCl3 = 0,4.133,5 = 53,4 (gam)c) CM(ddHCl) = = = 2Md) FeO + H2 ---t0---> Fe + H2O1mol 1mol0,6mol 0,6molmFeO = 0,6.72 = 43,2 (gam)Ví dụ 3: Trung hoà 200 ml dung dịch axit nitric 2M bằng dung dịch Bari hiđrôxit 10%.a. Tính số gam dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.b. Tính khối lượng muối thu được.c. Thay dung dịch Ba(OH)2 bằng 400ml dung dịch Canxi hiđroxit 5%. Hãy tính khốilượng riêng của dung dịch canxi hiđroxit để trung hoà lượng axit trên.GiảinHNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol)14a) 2HNO3 + Ba(OH)2 ---> Ba(NO3)2 + 2H2O2mol 1mol 1mol0,4 mol 0,2mol 0,2molmBa(OH)2 = 0,2.171 = 34,2 (gam)mddBa(OH)2 = = 342 gamb) mBa(NO3)2 = 0,2.261 = 52,2 (g)c) 2HNO3 + Ca(OH)2 ---> Ca(NO3)2 + 2H¬2O2mol 1mol0,4mol 0,2molmCa(OH)2 = 0,2.74 = 14,8 (g)mCa(OH)2 = = 296 (g)Ta có: m = V.D => DddCa(OH)2 = = = 0,74 (g/ml)Ví dụ 4: Dẫn 1120ml khí SO2 (đktc) đi qua 700ml dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Tính khốilượng các chất sau phản ứng.GiảiCác phản ứng có thể xãy ra:SO2 + Ca(OH)2 ---> CaSO3 + H2O (1)SO2 + Ca(OH)2 ---> Ca(HSO3)2 (2)Theo đề ra: nSO2 = = 0,05 molnCa(OH)2 = 0,7. 0,01 = 0,007 mol012CaSO3Ca(OH)2 dư 2 muối Ca(HSO3)2SO2 dưCaSO3 Ca(HSO3)2Ta có: = = 7,1 > 2Vậy chỉ xảy ra phản ứng (2) => sau phản ứng thu được Ca(HSO3)2 và SO2 dư.nCa(HSO3)2 = nCa(OH)2 = 0,007 mol.mCa(HSO3)2 = 0,007. 202 = 1,414 (g)nSO2dư = 0,05 - 2.0,007 = 0,036 molmSO2dư = 0,036.64 = 2,304 (g)BÀI TẬP TỰ GIẢI:Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 5 gam đá vôi trong 40 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng phảidùng hết 20ml dung dịch NaOH để trung hoà lượng axit HCl dư. Mặt khác, cứ 50 mldung dịch HCl phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH. Hãy tính nồng độ mol củadung dịch HCl và dung dịch NaOH.Câu 2: Cho một lượng bột sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 1M thì thu đượcdung dich A và khí B. Cho toàn bộ dung dịch A phản ứng với 250 ml dung dịch KOH.Sau khi kết tủa đổi hoàn toàn sang màu nâu đỏ, lọc lấy kết tủa nung khô đến khối lượngkhông đổi thu được 20 gam chất rắn ( biết các phản ứng xãy ra hoàn toàn)a) Tính lượng sắt đã dùng.b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng.15c) Tính thể tích khí B thoát ra ở đktc.d) Tính nồng độ mol của dung dịch KOH.Câu 3: Hỗn hợp A gồm MgCO3 và RCO3 (R là một kim loại chưa biết)Cho 12,34 gam A vào bình chứa 100ml dung dịch H2SO4. Sau khi phản ứng kết thúc thuđược 1,568 lít CO2, chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được 8,4 gammột chất rắn khan. Nung nóng B thu được 1,12 lít khí CO2 và chất rắn E. (Các thể tích đoở đktc, hiệu suất phản ứng 100%)a. Chứng tỏ rằng axit H2SO4 đã được dùng hết trong thí nghiệm trên.b. Tính nồng độ mol/l của axit đã dùng.c. Tính khối lượng của chất rắn B và E.DẠNG 6: Xác định công thứcHướng dẫn:- Đặt công thức chất cần tìm ở dạng tổng quát.- Viết và cân bằng phương trình hoá học.- Dựa vào phương trình hoá học, lập tỷ lệ, giải phương trình suy ra khối lượng mol.Ví dụ1: Để hoà tan hoàn toàn 64 g oxit của kim loại có hoá trị III cần vừa đủ 800ml dungdịch axit nitric 3M.a. Tìm công thức oxit kim loại trên.b. Tìm nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng ( biết thể tích dung dịchkhông thay đổi.Giảia) Gọi M là kim loại hoá trị III trong oxit.=> Công thức tổng quát của oxit là M2O3nHNO3 = 0,8.3 = 2,4 molPTHH: M2O3 + 6HNO3 ---> 2M(NO3)2 + 3H2OTheo PT: 1mol 6mol 2molTheo bài ra: n mol 2,4mol 0,8mol=> n = = 0,4 mol => MM2O3 = = 160 gam=> 2M + 48 = 160 => M = = 56 gamM có nguyên tử khối bằng 56 và hoá trị III. Vậy kim loại đó là Sắt.CTHH của oxit là: Fe2O3b) CM(dd Fe(NO3)3) = = = 1 MVí dụ2: Một oxit kim loại A ( chưa rõ hoá trị) có tỷ lệ khối lượng oxi bằng %A. Tìm côngthức của oxit kim loại.GiảiGoại A là nguyên tử của kim loại, tổng số phần khối lượng oxi và kim loại A:%O + %A = % , Mặt khác %O + %A = 100%=> %A = 70% và %O = 30%.Gọi n là hoá trị của kim loại A, ta có công thức oxit A2On. Ta có tỷ lệ khối lượng: = =>A=Thiết lập tỷ lệ.n123A 18,7 37,3 5616( Kim loại thường có hoá trị từ 1 -> 3)Chọn n = 3 => A là Fe ( M = 56).Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn m gam một kim loại bằng H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịchsau phản ứng được 5m gam muối khan. Xác định tên kim loại nói trên.GiảiGọi kim loại đó là M hoá trị n, nguyên tử khối là R. Ta có:PTHH: 2M + nH2SO4 ---> M2(SO4)n + n H2Theo PT: 2R gam (2R + 96n) gamTheo bài ra: m gam 5m gamSuy ra: 2R.5m = m(2R + 96n) => R = = 12nLập bảng biện luận:n123R 12 24 36Tên nguyên tố Cácbon (phi kim)(loại) Magiê (kim loại)(nhận) (loại)Như vậy, Chỉ có n = 2 tương ứng với R = 24 là thoả mãnKim loại cần tìm là MagiêBÀI TẬP TỰ GIẢI:Câu 1: Để hoà tan hoàn toàn 8 gam oxit kim loại hoá trị II, cần 14,6 gam axit clohiđric.a) Xác định kim loại trong oxit.b) Tính khối lượng muối thu được.Câu 2; Hoà tan hoàn toàn 20,4 gam oxit kim loại A, hoá trị III trong 300 ml dung dịchaxit H2SO4 thì thu được 68,4 gam muối khan.a) Tìm công thức hoá học của oxit trên.b) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng.Câu 3: Hoà tan 11,7 gam kim loại X hoá trị I vào 120,6 gam H2O thì thu được 132 gamdung dịch A.a) Xác định kim loại X.b) Tính nồng độ % của dung dịch A.c) Cho toàn bộ dung dịch A thu được ở trên vào dung dịch có chứa 16,32 gam ZnCl2 thìcó a gam kết tủa xuất hiện. Tìm a.DẠNG 7: Xác định thành phần phần trăm khối lượng.Hướng giải:- Viết các phương trình hoá học, cân bằng.- Dựa vào dữ kiện đề bài để lập hệ phương trình hoặc phương trình toán học.- Giải hệ phương trình ( hay phương trình)- Tính %.Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe trong 500 ml dungdịch axit clohiđric, thì thu được 4,48 lit khí hiđro ở đktc.a) Xác định thành phần phần phần trăm của mỗi kim loại trong hỗn hợp.b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit clohiđric.Giảia) nH2 = = = 0,2 mol17Đặt x, y lần lượt là số mol của Al và Fe trong 5,5 gam hỗn hợp.=> mAl = 27.x và mFe = 56.yTa có: 27x + 56y = 5,5 (1)2Al + 6HCl ----> 2AlCl3 + 3H2 (a)2mol 6mol 2mol 3 molx mol 3x mol x mol 1,5x molFe + 2HCl ---> FeCl2 + H2 (b)1mol 2mol 1mol 1moly mol 2y mol y mol y molTừ (a) và (b) ta có: 1,5x + y = 0,2 (2)Từ (1) và (2) ta có hệ: 27x + 56y = 5,5 => x = 0,11,5x + y = 0,2 y = 0,05=> mAl = 27.x = 27.0,1 = 2,7 (g) và mFe = 56y = 56.0,05 = 2,8 (gam)Suy ra: %Al = = 49,09%%Fe = = 50,91% hay %Fe = 100%- 49,09% = 50,91%b) Tổng số mol HCl là: 3x+ 2y = 3.0,1 + 2.0,05 = 0,4 (mol)CMddHCl = = = 0,8MVí dụ2: Cho 3,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3, tác dụng với dung dịch HCl dưthu được 896ml khí CO2 (đktc). Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗimuối trong hỗn hợp ban đầu.GiảiTheo đề: nCO2 = = 0,04 molGọi a là số mol của Na2CO3 và b là số mol của NaHCO3PTHH: Na2CO3 + 2HCl ----> 2NaCl + CO2 + H2O (1)1 mol 2mol 1molamol 2amol a molNaHCO3 + HCl ---> NaCl + CO2 + H2O (2)1mol 1molbmol b molTheo bài ra ta có phương trình nCO2 = a + b = 0,04 a = 0,02mmuối = 106a + 84b = 3,8 b = 0,02%mNa2CO3 = = 55,79%%mNaHCO3 = 100% - 55,79% = 44,21%Ví dụ 3: Hoà tan 20 gam hỗn hợp gồm Ag, Zn, Mg trong dung dịch H2SO4 0,5M thì có6,72 lit H2 bay ra ở đktc và còn lại 8,7 gam chất rắn không tan.a) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.b) Tìm thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng.Giảia) Rõ ràng 8,7 gam chất rắn không tan chính là khối lượng của Ag.Vậy khối lượng của Zn và Mg trong hỗn hợp là:20 – 8,7 = 11,3 gamnH2 = = 0,3 molĐặt x, y lần lượt là số mol của Zn, Mg trong 11,3 gam hỗn hợp.mZn = 65.x (gam)18mMg = 24.y (gam)Ta có: 65x + 24y = 11,3 (1)Zn + H2SO4 ----> ZnSO4 + H2 (a)1mol 1mol 1mol 1molx mol xmol xmol xmolMg + H2SO4 -- ---> MgSO4 + H2 (b)1mol 1mol 1mol 1molx mol xmol xmol xmolTừ (a) và (b) ta có x + y = 0,3 (2)Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:65x + 24y = 11,3 giải hệ x = 0,1x + y = 0,3 ------- > y = 0,2mZn = 65.x = 65. 0,1 = 6,5 (gam)mMg = 24.y = 24.0,2 = 4,8 (gam)%Zn = = 32,5 %%Mg = = 24%%Ag = 100 – (32,5 + 24) = 43,5%b) Số mol H2SO4 tổng cộng: x + y = 0,3 (mol)VddH2SO4 = = 0,6 (lit) = 600 (ml)BÀI TẬP TỰ GIẢI:Bài 1:Hoà tan 13,3 gam hỗn hợp gồm NaCl và KCl vào nước được 500g dung dịch A.Lấy toàn bộ dung dịch A cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7 gam kếttủa. Tính nồng độ % các muối trong dung dịch A.Bài 2: Cho dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl210%. Đun nóngdung dịch trong không khí cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau thí nghiệm trên (coinước bay hơi không đáng kể).Bài 3: Cho 3,16 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 250 ml dung dịchCuCl2 khuâý đều hỗn hợp, lọc rữa kết tủa, được dung dịch B và 3,84 gam chất rắn C.Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, rồi lọc rữa kết tủa mới tạo thành.Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao được 1,4 gam chất rắn D gồm 2 oxit kimloại. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.b. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A và nồng độ mol/l củadung dịch CaCl2 đã dùng.DẠNG 8: Kim loại phản ứng với muối của kim loại yếu hơn(Dạng bài tập dựa vào sự tăng giảm khối lượng)Hướng giải:*Bước 1: Tìm lượng tăng hoặc giảm.- Nếu khối lượng thanh kim loại tăng. Lập phương trình đại số:mKimloại giải phóng – mKim loại tan = mKim loại tăng- Nếu khối lượng thanh kim loại giảm:mKim loại tan – mkim loại giải phóng = mkim loại giảm-Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối, sau khi lấy miếng kim loại ra thì thấy khối19lượng dung dịch giảm. ta lập luận như sau:mthanh kim loại + mdd = m’Thanh kim loại + m”ddTheo định luật bảo toàn khối lượng, nếu sau phản ứng khối lượng dung dịch nhẹ đi baonhiêu có nghĩa là khối lượng thanh kim loại tăng lên bấy nhiêu.* Bước 2: Lập phương trình hoá học.* Bước 3: Dựa vào dữ kiện đề bài và PTHH để tìm lượng kim loại tham gia, từ đó, suy racác chất khác.Ví dụ 1: Ngâm một miếng Sắt vào 320 g dung dịch CuSO4 10%. Sauk hi tất cả đồng bịđẩy ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào miếng sắt, thì khối lượng miếng sắt tănglên 8%. Xác định khối lượng miếng sắt ban đầu.GiảimCuSO4 = = = 32 (gam)nCuSO4 = = 0,2 (mol)Gọi x là khối lượng miếng sắt ban đầu.Khối lượng miếng sắt sau khi nhúng vào dung dịch CuSO4 tăng là:= 0,08.x (gam)Fe + CuSO4 ---> FeSO4 + Cu1mol 1mol 1mol 1mol0,2mol 0,2mol 0,2mol 0,2molKhối lượng sắt phản ứng: 0,2.56 = 11,2 (gam)Khối lượng Cu sinh ra: 0,2.64 = 12,8 (gam)Khối lượng miếng sắt tăng lên = mCu sinh ra - mFe phản ứng=> 0,08.x = 12,8 – 11,20,08.x = 1,6 => x = 20 (gam)Vậy khối lượng miếng sắt ban đầu là 20 gamVí dụ2: Ngâm một miếng chì có khối lượng 286 gam vào 400ml dung dịchđồng(II)clorua. Sau một thời gian thấy khối lượng miếng chì giảm 10%.a) Giải thích tại sao khối lượng miếng chì bị giảm đi so với ban đầu?b) Tìm lượng chì đã phản ứng và lượng đồng sinh ra.c) Tìm nồng độ mol của dung dịch CuCl2 đã ding.d) Tìm nồng độ mol của dung dịch muối chì sinh ra.( Giả thiết toàn bộ lượng đồng sinh ra đều bám vào miếng chì và thể tích dung dịchkhông đổi)GiảiTheo đề bài, khối lượng miếng chì giảm:= 28,6 (g)a) Pb + CuCl2 ----> PbCl2 + Cu1mol(207 g) 1mol 1mol 1mol (64 g)0,2 mol 0,2mol 0,2mol 0,2molSở dĩ khối lượng miếng chì bị giảm đi so với ban đầu là vì lượng chì tham gia phản ứnglớn hơn nhiều so với lượng đồng sinh ra.Theo phương trình,Cứ 207 gam Pb phản ứng thì miếng chì giảm: 207 – 64 = 143 gamVậy x gam Pb 28,6 gam.20x = = 41,4 (gam)b) Lượng chì đã phản ứng là: 41,4 (gam)nPb phản ứng = = 0,2 molmCu sinh ra = 0,2.64 = 12,8 gamc) CMddCuCl2 = = = 0,5Md) CMddPbCl2 = = = 0,5MBÀI TẬP TỰ GIẢI:Bài 1: Nhúng một thanh nhôm có khối lượng 594 gam dung dịch AgNO3 2M. Sau mộtthời gian khối lượng thanh nhôm tăng 5%.a. Tính khối lượng muối nhôm đã phản ứng.b. Tìm số gam bạc thoát ra.c. Tìm thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng.d. Tìm khối lượng muối nhôm nitrat thu được.( Giả sử toàn bộ lượng bạc sinh ra đều bám vào thanh nhôm)Bài 2: Cho lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gianphản ứng kết thúc, đem tấm kim loại ra rữa nhẹ, làm khô cân được 24,96 gam.a. Viết PTHH xãy ra.b. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.c. Tính khối lượng đồng sunfat có trong dung dịch.Bài 3: nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy riêng thanh sắtra, lau khô, thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,08 gam. Tính khối lượng thanh sắt đã thamgia phản ứng.DẠNG 9: Tính hiệu suất phản ứngThực tế cho thấy do một số nguyên nhân chất tham gia phản ứng không tác dụng hết,nghĩa là hiệu suất phản ứng dưới 100%. Người ta có thể tính hiệu suất phản ứng như sau:- Dựa vào một trong các chất tham gia phản ứng.Lượng thực tế đã phản ứng (tính theo phương trình)H% = x 100%Lượng chất đã lấy để đưa vào phản ứng (đầu bài cho)- Dựa vào một trong các chất tạo thành:Lượng thực tế thu được(đầu bài cho)H% = x 100%Lượng thu được theo lý thuyết (theo phương trình phản ứng)Ví dụ 1: Từ 40 tấn quặng pirit (FeS2) chứa 40% lưu huỳnh sản xuất được 46 tấn axitsunfuric. Hãy tính hiệu suất của quá trình sản xuất H2SO4.GiảiLượng S chứa trong 40 tấn quặng: = 16 tấn SPhương trình của quá trình sản xuất H2SO44FeS2 + 11O2 ----> 2Fe2O3 + 8SO22SO2 + O2 ----> 2SO3SO3 + H2O -----> H2SO4Sơ đồ điều chế: S ---> SO2 ----> SO3 ----> H2SO416 tấn 49 tấnTheo lý thuyết phải thu được 49 tấn H2SO4, nhưng thực tế ( đầu bài cho) chỉ thu được 4621tấn. Vậy hiệu suất của quá trình:H% = . 100% = 93,88%Ví dụ 2: Điện phân 200 g dung dịch NaCl 29,25%( có màng ngăn). Tính khối lượngNaOH thu được, biết rằng hiệu suất của quá trình điện phân là 90%.GiảinNaCl = = 1 molPhương trình phản ứng:2NaCl + 2H2O ---đp---> 2NaOH + H2 + Cl22mol 2mol1mol 1molThực tế chỉ thu được: 1 x = 0,9 molmNaOH thu được: 0,9. 40 = 36 gamVí dụ 3: a) Tính khối lượng vôi sống (CaO) thu được khi nung 1 tấn đá vôi (CaCO3) biếthiệu suất phản ứng là 85%.b) Có một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được baonhiêu kg vôi sống, nếu hiệu suất phản ứng là 85%.Giảia) Phương trình phản ứng: CaCO3 ---t0---> CaO + CO2100 kg 56 kg1000 kg x kgx = = 560 kgmCaO thực tế chỉ thu được: = 476 kgb) mCaCO3 = = 800 kgTheo như phương trình trên ta có:mCaO thu được theo lý thuyết: = 448 kgmCaO thực tế thu được: = 380,8 kgVí dụ 4: Dẫn toàn bộ 2,24 lít khí hiđrô ( đktc) qua ống đựng CuO nung nóng thì thu được5,76 gam Cu. Tính hiệu suất của phản ứng này.GiảinCu thu được = = 0,09 mol; nH2 = = 0,1 molH2 + CuO ----> Cu + H2O0,1mol 0,1 molH% = = 90%BÀI TẬP TỰ GIẢI:Bài 1: Người ta dùng 450 kg than để đốt lò chạy máy. sau khi lò nguội, thấy còn 45kgthan chưa cháy.a. Tính hiệu suất của quá trình cháy trên.b. Tính khối lượng CaCO3 thu được khi cho toàn bộ khí CO2 vào nước vôi trong dư.Bài 2: Tính lượng axit sunfuric điều chế được khi cho 60kg SO3 hợp nước. Biết hiệu suấtphản ứng là 85%.Bài 3: Người ta dùng 200 tấn quặng có hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loạigan này chứa 80% Fe. Tính lượng gang thu được. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là96%.DẠNG 10: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng22*Nguyên tắc: Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên cơ sở tổng khối lượng chất thamgia phản ứng bằng tổng khối lượng chất tạo thành sau phản ứng.Trong phản ứng hoá học nếu có n chất tham gia và tạo thành, nếu biết khối lượng của (n– 1) chất thì nên vận dụng định luật bảo toàn khối lượng.Bài toán tổng quát: Cho phản ứng sau:A + B ----> C + DBiết khối lượng của B, C, D lần lượt là mB , mC , mD. Tìm khối lượng của A tham giaphản ứng trên.GiảiÁp dụng định luật bảo toàn khối lượng. Ta suy ra:mA = (mC + mD) - mBVí dụ 1: Nung hỗn hợp gồm 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76 gam hai oxit và 33,6lít khí CO2 (đktc). Tính khối lượng hỗn hợp ban đầu.GiảiCách 1: PTHH CaCO3 –t0---> CaO + CO2 (1)MgCO3 ---t0---> MgO + CO2 (2)áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:(mCaCO3 + mMgCO3) = mCaO + mMgO + mCO2=> Khối lượng hỗn hợp 2 muối ban đầu = 76 + ( x 44) = 142 gamCách 2:PTHH CaCO3 –t0---> CaO + CO2 (1)x mol x mol x molMgCO3 ---t0---> MgO + CO2 (2)ymol ymol y molTa có hệ phương trình hai ẩn số: 56x + 40y = 7644(x + y) = x 44Giải hệ ta được x = 1y = 0,5Số mol của CaO, MgO cũng là số mol của CaCO3 và MgCO3 nên ta có:Tổng khối lượng hai muối = (100. 1) + (84. 0,5) = 142 gamVí dụ 2: Đốt cháy m gam chất A cần dùng 4,48 lít O2 thu được 2,24 lít CO2 và 3,6 gamH2O. Tìm m ( biết thể tích các chất khí đo ở đktc)GiảiPhương trình tổng quát: A + O2 = CO2 + H2Oáp dụng định luật bảo toàn khối lượng:mA + mO2 = mCO2 + mH2O=> mA = ( x 44) + 3,6 - ( x 32) = 4,4 + 3,6 – 6,4 = 1,6 gam.Ví dụ 3: Hoà tan 115,3 gam hỗn hợp gồm MgCO3 vàg RCO3 bằng 500 ml dung dịchH2SO4 loãng thì thu được dung dịch A , chất rắn B và 4,48 lít khí CO2 (đktc)Đun cạn dung dịch A thu được 12,2 gam muối khan.Mặt khác đem nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì thu được 11,2 lít khí CO2(đktc) và chất rắn C.a) Tính CM của dung dịch H2SO4.b) Tính khối lượng B dung dịch23c) Tìm R biết số mol RCO3 gấp 2,5 lần số mol MgCO3.Giảia) MgCO3 + H¬2SO4 ---> MgSO4 + CO2 + H2Oamol amol amol amol amolRCO3 + H2SO4 -----> RSO4 + CO2 + H2Obmol bmol bmol bmol bmolnCO2 = a + b = = 0,2 molCM(H2SO4) = = 0,4 Mb).Tính khối lượng của chất rắn BTheo định luật bảo toàn khối lượng:mhai muối ban đầu + m H2SO4 = mmuối tan + B + mH2O + mCO2115,3 + 19,6 - 12,2 – 0,2.(18) – 0,2.(44) = B=> B = 110,3 gamc) Nung chất rắn B cho 11,2 lít CO2 ; nCO2 = 0,5 molTổng số mol CO2 = 0,2 + 0,5 = 0,7 = tổng số mol hai muốiGọi số mol MgCO3 là x và số mol RCO3 là yx + y = 0,7 (1)84x + (R + 60)y = 115,3 (2)Theo bài ra: nRCO3 gấp 2 lần số mol MgCO3.Vậy: y = 2,5.x thay vào (1) => 3,5.x = 0,7=> x = 0,2 và y = 0,584.0,2 + (R + 60).0,5 = 115,3 => R = 137 là kim loại BariBÀI TẬP TỰ GIẢI:Bài 1: Hoà tan 10kg hỗn hợp 2 muối cácbonat kim loại hoá trị II và III bằng dung dịchHCl ta thu được dung dịch A và 0,762 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thuđược bao nhiêu gam muối khan.Bài 2: Cho 17,5 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịchH2SO4 0,5M ta thu được 11,2 lit khí hiđrô (đktc). Tính thể tích dung dịch axit tối thiểuphải dùng và khối lượng muối khan thu được.Bài 3: Cho m gam hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 4,48 lít khí O2(đktc). Nung nóng bình một thời gian cho đến khi thể tích khí oxi trong bình còn 1,12 litvà chất rắn trong bình có khối lượng 5,8 gam. Hãy tìm m.TRƯỜNG ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI Đề thi tuyển sinh vào lớp 10Môn Hoá Học Thời gian 150 phút----------------- -------------------------Câu 1: Tìm các chất X1, X2, X3... thích hợp và hoàn thành các PTHH sau:1. Fe2O3 + H2 ---> FexOy + X12. X2 + X3 --> Na2SO4 + BaSO4+ CO2+ H2O3. X3+ X4 ---> Na2SO4 + BaSO4+ CO2+ H2O4. X5+ X6 ---> Ag2O + HNO3+ H2O5. X7+ X8 ---> Ca(H2PO4)26. X9+ X10 ---> Fe2(SO4)3+ SO2+ H2O7. X11+ X10 ---> Ag2SO4 + SO2+ H2O8. X3+ X12 ---> BaCO3 + H2O249. X3+ X13 ---> BaCO3+ CaCO3+ H2O10. X9+ X14 ---> Fe(NO3)2 + X15Câu 2:a. Phản ứng quang hợp là gì? Phản ứng đó xảy ra ở đâu?b. Viết PTPư quang hợp và ghi rỏ điều kiện.c. Nêu các ý nghĩa quan trọng của phản ứng quang hợp.Câu3: Cho 8,12 gam oxit của kim loại M vào ống sứ, tròn , dài , nung nóng rồi cho mộtluồng khí CO đi chậm qua ống để khử hoàn toàn oxit đó thành kim loại. Khí được tạothành trong phản ứng đó đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dungdịch Ba(OH)2 thấy tạo thành 27,58 gam kết tủa trắng. Cho toàn bộ lượng kim loại vừathu được ở trên tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 2,352 lít khí H2 (đktc). Xácđịnh tên kim loại M và công thức của oxit đó.Câu 4: Từ nguyên liệu chính là vỏ bào, mùn cưa, chứa 50% xen lulozơ về khối lượng,người ta điều chế được rượu etylic với hiệu suất 75%. Hãy viết các PTPU của quá trìnhđiều chế đó và tính khối lượng nguyên liệu cần thiết để có thể điều chế được 1000lítcồn900 biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8g/ml.Câu5: Cho hỗn hợp A gồm MgO và Al2O3. Chia A thành 2 phần hoàn toàn đều nhau,mỗi phần có khối lượng 19,88gam. Cho phần 1 tác dụng với 200ml dung dịch HCl, đunnóng và khuấy đều. Sau khi hết kết thúc phản ứng, làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp, thuđược 47,38 gam chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 400ml dung dịch HCl đã dùng ởthí nghiệm trên, đun nóng khuấy đều và sau khi kết thúc phản ứng cũng lại làm bay hơihỗn hợp như trên và cuối cùng thu được 50,68 gam chất rắn khan.a. Viết các PTPU xảy ra.b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.c. Tính hàm lượng % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp A.Câu6: Cho hỗn hợp chất hữu cơ Y chứa C,H,O. Đốt cháy hết 0,2 mol Y bằng lượng vừađủ là 8,96 lít O2(đktc). Cho toàn bộ các sản phẩm cháy lần lượt đi chậm qua bình 1 đựng100g dung dịch H2SO496,48% (dư). Bình 2 đựng lượng dư dung dịch KOH và toàn bộsản phẩm cháy đó bị hấp thụ hết. Sau thí nghiệm, ta thấy nồng đọ dung dịch H2SO4 ởbình 1 làg 90%, ở bình 2 có 55,2 gam muối được tạo thành.a. Viết PTPU xãy ra.b. Xác định CTPT và viết CTCT của Y, Biết rằng cho Y tác dụng với dung dịch KHCO3ta thấy giải phóng khí CO2.c. Viết các PTHH giữa Y và các chất sau(nếu xãy ra): Cu, Zn, CuO, SO2, Cu(OH)2,Na2CO3.ĐỀ THI VÀO LỚP 10 TRƯỜNG CHUYÊN TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2008-2009Thời gian làm bài 150 phútCâu1: Trong phòng thí nghiệm có muối CuSO4.nH2O. Trình bày các thao tác thí nghiệmđể có thể xác định được giá trị của n. Đưa biểu thức tính n theo các số liệu mà em đã tiếnhành ( không được dùng thêm các hoá chất khác).Câu 2: Trình bày phương pháp đơn giản dùng để điều chế dung dịch chỉ chứa một chấttan Na2CO3 từ các chất ban đầu là khí CO2 và dung dịch NaOH.Câu 3: Trong một bình kín có chứa hỗn hợp khí A gồm CO, CO2, O2. Bật tia lữa điện đểphản ứng cháy xãy ra, sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối đối25