Cho các oxit có công thức hóa học như sau co2 no bao

Cho các oxit có công thức hóa học như sau:

a) SO3; b) N2O5; c) CO2;

d) Fe2O3; e) CuO; g) CaO.

Những chất nào thuộc loại oxit bazơ, những chất nào thuộc loại oxit axit?

Câu 445982: Cho các oxit có công thức hóa học sau: SO2; Fe2O3; P2O5 và Na2O. Chất nào thuộc loại oxit bazơ, chất nào thuộc loại oxit axit? Gọi tên các oxit đó 

Oxit axit là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.


Tên gọi oxit axit: tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số lượng nguyên tử oxi).


Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.


Tên gọi của oxit bazơ: Tên kim loại (nếu kim loại nhiều hóa trị kèm theo hóa trị) + oxit.

Tag: dãy chất gồm các oxit axit là co2 so2 na2o 5

Oxit là gì? Công thức của oxit. Phân loại oxit. Tính chất hoá học của oxit. Cách gọi tên oxit.

Nhắc tới oxit, chắc ai trong chúng ta cũng một vài lần nghe qua nhưng lại ít ai biết rõ về nó do oxit không được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Vậy hôm nay, qua bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về oxyt, để biết rõ nó là gì, có công thức ra sau và có tính chất gì nhé.

oxit là gì

Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….

Công thức chung của oxit là MxOy.

Điclo heptaoxit

Công thức tổng quát của oxit là MxOy. Trong đó: gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M và M có hoá trị n.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: II x y = n x x.

Oxit được chia thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazo.

Oxit axit thường là oxit của phi kim, khi cho oxit tác dụng với nước thì thu được một axit tương ứng.

Ví dụ:

    • CO2: axit tương ứng là axit cacbonic H2CO3
    • SO2: axit tương ứng là axit sunfuric H2SO4
    • P2O5: axit tương ứng là axit phophoric H3PO4

Một vài tính chất của Oxit axit như sau: 

Tính tan: Đa số các oxit axit khi hoà tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2:

    • Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
    • FeO + HCl → FeCl2 + H­2O CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Tác dụng với oxit bazơ tan: Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tan sẽ tạo muối:

    • SO3 + CaO -> CaSO4
    • P2O5 +3Na2O -> 2Na3PO4

Tác dụng với bazơ tan: Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ phản ứng sẽ cho ra nước + muối trung hoà, muối axit hay hỗn hợp 2 muối:

Gốc axit tương ứng có hoá trị II:

– Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị I:

Tỉ lệ mol B: OA là 1:

NaOH +SO2 -> NaHSO3  (Phản ứng tạo muối axit)

Tỉ lệ mol B: OA là 2:

2KOH +SO3 -> K2SO3 +H2O (Phản ứng tạo muối trung hoà)

– Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II:

Tỉ lệ mol OA: B là 1:

CO2 +Ca(OH)2 ->CaCO3 (Phản ứng tạo muối trung hoà)

Tỉ lệ mol OA: B là 2:

SiO2 + Ba(OH)2 ->BaSiO3 (Phản ứng tạo muối axit)

Đối với axit có gốc axit hoá trị III:

– Đối với kim loại có hoá trị I:

Tỉ lệ mol B: OA là 6:

P2O5 +6NaOH ->2Na2HPO4 +H2O

Tỉ lệ mol B: OA là 4:

P2O5 +4NaOH ->2NaH2PO4 +H2O

Tỉ lệ mol B: OA là 2:

P2O5 + 2NaOH +H2O ->2NaH2PO4

Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Ví dụ:

    • CaO: bazơ tương ứng là canxi hidroxit Ca(OH)2
    • CuO: bazơ tương ứng là đồng hidroxit Cu(OH)2
    • Fe2O3: bazơ tương ứng là Fe(OH)3
    • Na2O : bazơ tương ứng là NaOH

Một vài tính chất của Oxit bazơ như sau

Tác dụng với nước: Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.

    • Công thức: R2On + nH2O —> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R).

R(OH)n tan trong nước, dung dịch thu được ta gọi chung là dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm (dung dịch bazơ tan). Các dung dịch bazơ này thường làm giấy quì tím chuyển sang màu xanh và làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.

Tác dụng với axit: Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit (Thường là HCl hoặc H2SO4) tạo thành muối và nước.

    • Công thức: Oxit bazơ + Axit —> Muối + H2O

Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (tan được trong nước).

    • Công thức: Oxit bazơ + Oxit axit —-> Muối

Ngoài ra, còn có oxit lưỡng tínhoxit trung tính

    • Oxit lưỡng tính: là oxit có thể tác dụng với Axit hoặc bazơ tạo ra muối và nước. Ví dụ: Al2O3,ZnO
    • Oxit trung tính: là oxit không phản ứng với nước để tạo ra bazơ hay axit nhưng oxit này không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối. Ví dụ: Cacbon monoxit, Nitơ monoxit,..

Tham khảo thêm bài viết: Hoá Chất HF Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Hoá Chất Này

Tác dụng với nước

Khi oxit axit tác dụng với nước sẽ tạo thành axit tương ứng

Cách viết: oxit axit + H2O-> axit

Ví dụ: SO2 + H2O <=>H2SO3

CO2 + H2O <=> H2CO3

Tác dụng với bazơ

Chỉ có bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ mới tác dụng được với oxit axit. Cụ thể là 4 bazơ sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.

Cách viết: oxit bazơ + bazơ -> muối + H2O

Ví dụ: CO2 + KOH -> K2CO3 + H2O

SO2 + Ba(OH)2 -> BaSO3 + H2O

Tác dụng với oxit bazơ

Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối

————( Na2O, CaO, K2O, BaO)——(CO2, SO2)

Tác dụng với nước

Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Cụ thể là 4 oxit sau: Na2O, CaO, K2O, BaO.

Cách viết: R2On + nH2O -> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R)

R(OH)n tan trong nước, dd thu được ta gọi là chung là dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm

Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (hay còn gọi là dung dịch kiềm)

Ví dụ: BaO + H2O -> Ba(OH)2

Na2O + H2O -> NaOH

Tác dụng với axit

Đa số các oxit bazơ đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Cách viết: oxit bazơ + Axit -> muối + H2O

Ví dụ: CaO + HCl -> CaCl2 + H2O

——-Canxi oxit—-axit clohidric—-muối canxi clorua

Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O

Sắt(III)oxit———axit sunfuric—————sắt sunfat

Tác dụng với oxit axit

Chỉ một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối

————( Na2O, CaO, K2O, BaO)——(CO2, SO2)

Đối với kim loại, phi kim chỉ có một hoá trị duy nhất

Cách gọi tên oxit như sau: tên oxit = tên nguyên tố + oxit

Ví dụ:

    • K2O: Kali oxit
    • NO: Nito oxit
    • CaO: Canxi oxit
    • Al2O3: Nhôm oxit
    • Na2O: Natri oxit

Đối với kim loại có nhiều hoá trị

Cách gọi tên như sau: tên oxit = tên kim loại ( hoá trị ) + oxit

Ví dụ:

    • FeO : sắt (II) oxit
    • Fe2O3: sắt (III) oxit
    • CuO: đồng (II) oxit

Đối với phi kim loại có nhiều hoá trị

Cách gọi tên như sau:

Tên oxit = ( tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim ) tên phi kim + ( tiền tố chỉ số nguyên tử oxit ) oxit

Cụ thể: tiền tố mono là -1; tiền tố đi là -2; tiền tố tetra là -4; tiền tố penta là -5, tiền tố hexa là -6; tiền tố hepta là -7; tiền tố octa là -8.

Ví dụ:

    • CO: cacbon mono oxit
    • SO2: lưu huỳnh đioxit
    • CO2: cacbon đioxit
    • SO3: lưu huỳnh trioxit
    • P2O5: điphotpho pentaoxit

Ngoài ra, còn có thể đọc tên oxit theo sự mất nước

Tham khảo thêm bài viết: Axit oxalic – Công thức phân tử, cách điều chế và ứng dụng

Dạng 1: Oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH…)

Phương trình:

  • CO2 + NaOH → NaHCO3 (a)    
  • CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (b)

Các bước giải như sau:

Bước 1: Xét tỉ lệ mol bazơ và oxit axit, giả sử là T

  • Nếu T ≤ 1: Sản phẩm thu được là muối axit tức chỉ xảy ra phản ứng (a)
  • Nếu 1 < T < 2: Sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa tức xảy ra đồng thời 2 phản ứng  (a) và (b)
  • Nếu T ≥ 2: Sản phẩm thu được là muối trung hòa tức chỉ xảy ra phản ứng (b).

Bước 2: Viết phương trình phản ứng và tính toán theo phương trình đó (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình)

Bước 3: Thực hiện phép tính theo yêu cầu của đề bài.

Dạng 2: Oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2…)

Phương trình:

  • CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (a)
  • 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (b)

Các bước giải như sau:

Bước 1: Xét tỉ lệ

  • Nếu T ≤ 1: Sản phẩm thu được là muối trung hòa (xảy ra phản ứng (a)).
  • Nếu 1 < T < 2: Sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa (xảy ra phản ứng (a) và (b)).
  • Nếu T ≥ 2: Sản phẩm thu được là muối axit (xảy ra phản ứng (b)).

Bước 2 và bước 3 tương tự như dạng 1.

Qua những kiến thức mà Trung Sơn đã cung cấp về oxit, hy vọng các bạn đã từng biết qua hoặc chưa biết sẽ có thể hiểu sâu hơn về hợp chất hoá học này. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào về oxit hay bất kì hoá chất nào thì đừng ngần ngại liên hệ với Trung Sơn để được giải đáp. Trung Sơn với uy tín nhiều năm trên thị trường cùng đội ngũ nhân viên chuyên môn cao đảm bảo sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng cho bạn khi bạn cần hoặc giải đáp thắc mắc khi bạn có thắc mắc muốn chúng tôi giải đáp. Vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để chúng tôi có thể liên hệ với bạn nhé.

Tham khảo thêm bài viết: Môi trường kiềm là gì? Tìm hiểu chi tiết nhất về Môi trường kiềm