Chó đau đẻ bao lâu thì đẻ

Phần lớn loài chó sinh con theo bản năng nhưng chủ nuôi cần nhận biết dấu hiệu chó sắp đẻ để hỗ trợ, hạn chế tai nạn và biến chứng nguy hiểm. Tùy vào từng giai đoạn mà chó có những biểu hiện khác nhau, bạn không nên nhầm lẫn. Bài viết hôm nay của Fonti sẽ cung cấp các dấu hiệu chó sắp sinhcon và các biến chứng trong quá trình chó sinh nở để bạn chuẩn bị.

Đọc thêm các bài viết cùng chuyên mục: 

Dấu hiệu nhận biết chó sắp đẻ theo từng giai đoạn

Chủ có thể nhận biết dấu hiệu chó sắp đẻ con theo 03 giai đoạn. Tóm tắt các dấu hiệu chó sắp sinh như sau: Đầu tiên, chó có hiện tương căng phồng bầu vú do hình thành sửa cho con bú. Có thể chó sẽ bỏ ăn hoặc nôn. Sau đó, chó mẹ sẽ có hành vi tìm ổ đẻ trước khi chuyển dạ. Giai đoạn đau đẻ xuất hiện khi chó vỡ ối và bắt đầu rặn sinh con, 10-30 phút sẽ có một chú chó con ra đời. Cụ thể,

1. Giai đoạn chó dạo ổ

  • 24 tiếng trước khi sinh: Chó có hiện tượng căng phồng bầu vú do hình thành sữa cho con bú. Sữa sẽ có màu trắng đục đặc trưng, nếu màu trắng trong hoặc vàng đục chứng tỏ chó mẹ hoặc bào thai có vấn đề. Thời điểm này, chó sẽ ăn ít hay thậm chí bỏ ăn, nếu chó ăn no cũng thì có thể sẽ nôn ra do dạ con chèn ép vào dạ dày. Bụng chùng xuống và giãn nở và mềm hơn. Chó đi vệ sinh nhiều lần nhưng thường “đi” một cách khó khăn và mất kiểm soát (bị xón, gắt).
  • 12 – 2 tiếng trước khi sinh: Chó trong tâm trạng sốt sắng, đi lại hoặc cào bới tìm ổ đẻ, hoặc chui rúc vào chỗ tối và yên tĩnh. Một số chú chó sẽ thể hiện sự quyến luyến với chủ nhân. Chó có dấu hiệu rét và run rẩy, đặc biệt vào mùa lạnh và mùa mưa thì bạn cần trang bị chăn mềm để đảm bảo thân nhiệt trước sinh. Lúc này, bộ phận sinh dục của chó mẹ sẽ nở to do cơ tử cung co bóp chuẩn bị đẩy chó con ra ngoài. Nếu âm hộ của chó có dấu hiệu sưng tấy và phù nề, có dịch lỏng trong suốt xuất hiện thì bạn cần gọi điện cho bác sĩ thú y ngay.

Chó đau đẻ bao lâu thì đẻ

Chó mẹ sắp đẻ sẽ có bầu vú căng do hình thành sữa cho con bú.

2. Giai đoạn chó đau đẻ

Lúc này, chúng sẽ cuống quýt, kêu rên hoặc gầm gừ nhiều hơn. Giai đoạn chó chuyển dạ sẽ khiến cho nhịp tim chó nhanh, hơi thở mạnh, tần số hô hấp tăng cao. Chó bắt đầu cong lưng rặn nhiều cơn do xuất hiện các cơn co thắt tử cung như những đợt gợn sóng trên bụng. Tần suất xuất hiện co thắt càng nhiều chứng tỏ càng gần đến lúc chó hạ sinh. Hãy dẫn chó vào khu vực ổ đẻ và giám sát từ xa.

Lúc này, hãy đặc biệt lưu ý nếu có nước ối màu xanh chảy ra khỏi âm hộ chó trong khi chó con chưa xuất hiện. Đó là dấu hiệu bất bình thường và chó cần bác sĩ hỗ trợ, kiểm tra ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm.

3. Giai đoạn chó mẹ đẻ con

Hãy quan sát bọc màng ối như một quả bóng nhỏ từ từ trồi ra. Bọc ối dần dần phình to và căng cứng, từng bộ phận rồi cả cơ thể chó con xuất hiện bên trong lớp màng bọc mỏng. Khi đó, chó mẹ sẽ phá vỡ bọc ối, nhai dây rốn rồi liếm cún con. Trung bình từ 10 – 30 phút sẽ có một chú chó con ra đời.

Tuy nhiên, nếu thân chó con chỉ xuất hiện được một nửa rồi khựng lại, sau vài phút phải ngay tức khắc can thiệp. Dùng bàn tay nhẹ nhàng kéo thân chó hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau càng nhanh càng tốt. Ngay khi vừa lôi chó con ra ngoài, khẩn cấp xé bọc ối và lau khô miệng chó con cho đến khi nghe tiếng chó sủa và hô hấp bình thường.

Nếu chó mẹ không xé bọc ối cho chó con sau khi đẻ từ 2 – 4 phút, bạn hãy thay chó làm việc đó. Nhẹ nhàng tháo bọc, lau chất dịch màu xanh trên mũi và miệng chó con, xoa đều trên thân để kích thích hô hấp.

Nếu chó con không sủa hay hô hấp bình thường sau đẻ, hãy bế chó con sao cho đầu hướng xuống dưới và đung đưa cơ thể chó con nhẹ nhàng. Sau đó, dùng ống hút sạch dịch trong mũi và lau sạch cơ thể cún. Ấn nhẹ tay vào thành ngực chó con, nếu không có vấn đề gì thì chó con sẽ hô hấp bình thường.

Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong suốt quá trình chó mẹ đẻ con (như chảy nhiều máu, rặn đẻ không ra chó con, ngôi thai ngược, chó mẹ trở nên suy yếu và kiệt sức), hãy báo bác sĩ ngay lập tức.

Những lưu ý trước ngày chó mẹ đẻ con

Trước thời điểm dự sinh khoảng 1 tuần, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Nắm chắc thông tin về thời gian phối giống, kỳ mang thai để chuẩn bị dụng cụ hoặc sẵn tâm thế trợ giúp chó cưng “vượt cạn”
  • Thông báo hoặc thăm khám bác sĩ thú y nếu cần sự hỗ trợ đặc biệt để đảm bảo “mẹ tròn con vuông” bất cứ lúc nào.
  • 24 giờ trước thời gian dự sinh, bạn cần quản lý chó mẹ chặt chẽ để tránh chúng trốn đi làm ổ một mình hoặc bỏ rơi chó con.
  • Trang bị dụng cụ y tế hoặc đỡ đẻ nếu cần như sắp xếp ổ đẻ, lau dọn vệ sinh ngăn nắp, thuốc sát trùng, khăn bông sạch, panh kẹp và nước ấm sạch.
  • Nếu bạn có ý định dùng thuốc kích đẻ Oxytoxine, phải hỏi ý kiến bác sĩ từ trước và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định y khoa.

Những biến chứng có thể xảy ra khi chó mẹ đẻ con

Thông thường chó cái sẽ mang thai 40 ngày trước khi đẻ. Trường hợp chó mẹ đẻ sớm hoặc muộn hơn đều là những biến chứng bất thường cho thấy sức khỏe cả mẹ và con có vấn đề. Bạn cần có các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc chó mẹ để hạn chế thấp nhất những thiệt hại và mất mát.

1. Chó bị sảy thai, mang thai giả hoặc thai chết lưu

Chó mẹ sảy thai là khi thai bị hư trong 1 tháng đầu tiên. Thai chết lưu là khi chó mẹ sảy thai nhưng vẫn còn giữ trong bụng, không bị đẩy ra ngoài. Cũng có trường hợp chó mẹ không hề mang thai nhưng lại mang triệu chứng như chó mang thai, do đó dễ nhầm lẫn với sảy thai.

Nhiều chủ sau khi phối giống chó đã căn cứ vào các dấu hiệu (như bụng và mầm vú phát triển, thậm chí chó có sữa non) để nhận định chó mang thai. Khi bụng chó bé dần và không có hiện tượng đẻ con đã lại tự nhận định là chó “tiêu thai”. Thực ra thời kỳ đầu nhau thai và bào thai có kích thước rất nhỏ, thậm chí nhỏ bằng hạt lạc ở các giống chó nhỏ như Cocker, Chihuahua, chó Phú Quốc. Lúc này khi sảy thai chó sẽ tự động liếm sạch sẽ khiến chủ hiểu lầm là thai chưa ra.

2. Chó con sinh non

Chó cưng nhà bạn mang thai hơn một tháng nhưng chưa đến lúc sinh. Lúc này, nếu bào thai vì một lý do nào đó mà bị đẩy ra ngoài, không tồn tại trong cơ thể chó mẹ được nữa, đây gọi là hiện tượng chó sinh non.

Dấu hiệu chó sinh non hoàn toàn khác dấu hiệu chó sắp đẻ, có thể nhận biết dễ dàng bằng các vệt máu đẻ, các chất thối rửa như xác của bào thai, xác chó con xuất hiện. Chó mẹ thường phản xạ bằng cách ăn “sản phẩm” của mình. Điều này dễ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, có thể ảnh hưởng xấu đến thể chất còn yếu của chó mẹ. Chủ cần kịp thời phát hiện và can thiệp xử lý để ngăn ngừa hậu quả xấu.

3. Chó mẹ đẻ khó

Đây là khi chó mẹ gặp khó khăn hoặc không thể sinh chó con ra khỏi cơ thể. Hiện tượng đẻ khó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:

  • Do giống chó: phần lớn các giống chó có kích thước nhỏ bé và kết cấu xương chậu hẹp như Chihuahua, Phốc sóc, Yorkshire Terrier… sẽ đẻ khó nếu gặp thai to. Thậm chí giống chó to hơn là Bulldog Anh quốc có tỷ lệ sinh mổ lên đến 70% do cấu tạo hộp sọ chó lớn so với thân, chó con không lọt qua cửa khung xương chậu chó mẹ để ra ngoài được.
  • Do chó sinh nở quá sớm hoặc quá muộn. Đối với chó trên 4 tuổi mới cho đẻ lần đầu hoặc chó già còn cho đẻ, tình trạng khó sinh là do khung xương chậu mất tính đàn hồi, không còn co dãn tốt.
  • Do chó bệnh tật khi mang thai: viêm tử cung, lộn tử cung khi phối giống.
  • Do bệnh về gen: lai đồng huyết, cận huyết, thai quái dị.
  • Do tâm lý chó mẹ khi đẻ: tinh thần hoảng loạn và sợ hãi gây xuất huyết đường sinh dục, vỡ ối, thai chết ngạt không được đẩy ra kịp thời gây “tắc nghẽn” cho các thai sau. Thậm chí do chủ âu yếm và quan tâm thái quá cũng làm ảnh hưởng tâm lý khiến chó đẻ khó hoặc đẻ lâu.
  • Do chủ chăm sóc sai cách: Nếu bạn cho chó mẹ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng và ít vận động, chó sẽ trở nên nặng nề, ì ạch, thai to, từ đó khó đẻ. Chó mẹ khi mang thai không được hưởng đầy đủ ánh sáng hoặc được tiêm nhiều loại thuốc bổ trợ không cần thiết cho thai. Bên cạnh đó, việc chuyển chỗ mới hoặc đổi chủ trước khi chó sinh đẻ cũng tác động không tốt đến thú cưng.

Dấu hiệu chó sắp đẻ cực kỳ rõ ràng nên bạn sẽ không gặp khó khăn để ghi nhớ. Điều này cũng giúp bạn đánh giá thể trạng của chó mẹ chính xác, chuẩn bị tốt cho công tác đỡ đẻ hoặc thông báo cho phòng khám thú y uy tín để có những hỗ trợ đặc biệt.