Chọc hút trứng bao nhiêu là bình thường

Trăn trở này chưa bao giờ cũ bên cạnh sau khi chọc trứng bao lâu thì chuyển phôi. Khi chọc hút trứng, bác sĩ sẽ đưa kim vào trong cơ thể, đến buồng trứng để hút dịch nang và noãn ra nên có thể gây đau. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì trong quá trình chọc trứng, bác sĩ sẽ gây mê nên bạn sẽ không thấy đau.

Lưu ý sau khi chọc hút trứng

1. Sinh hoạt nhẹ nhàng

Sau khi chọc trứng bao lâu thì chuyển phôi đã được gỡ rối, bạn nên sinh hoạt sau chọc trứng ra sao? Nhìn chung, quá trình phục hồi sau chọc hút trứng thường khá nhanh. Để mau hồi phục, bạn nên:

  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, hạn chế đi lại trong những ngày đầu tiên.
  • Làm việc nhẹ nhàng, không tốn sức trong những ngày sau đó.
  • Khi tắm rửa, không dùng dụng cụ thụt rửa, kem âm đạo trong thời gian này vì dễ gây nhiễm trùng.

2. Uống đủ nước

Ngoài sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi, bạn nên quan tâm đến lượng nước tiêu thụ mỗi ngày. Một người lớn được khuyên nên uống ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày. Điều này cũng đúng ở phụ nữ sau chọc hút trứng vì giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

3. Ăn uống đủ chất

Sau chọc trứng nên ăn gì cũng được hỏi nhiều không kém sau khi chọc trứng bao lâu thì chuyển phôi. Bạn nên cân đối các thành phần dinh dưỡng của thức ăn, lưu ý bổ sung thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, ngũ cốc… để hồi sức và dự trữ nguồn năng lượng nuôi bào thai.

Chọc hút trứng bao nhiêu là bình thường

>>>Bạn có thể quan tâm: Chuyên mục giải đáp: Nên uống Elevit hay Blackmore trước khi mang thai?

4. Mắc các biến chứng sau khi chọc hút trứng

Sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi đã rõ. Vậy chọc hút trứng có gây ra biến chứng gì không?

  • Bạn đã yên tâm sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi, nhưng bạn sẽ có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng khi tiêm hCG trong chu trình chọc hút trứng, đặc biệt với phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS). Cũng sẽ có những kỉ thuật khác hạn chế nguy cơ quá kích buồng trứng, việc này bạn sẽ được bác sĩ tư vấn.
  • Bị tổn thương các cơ quan vùng chậu, xuất huyết buồng trứng và nhiễm trùng, đặc biệt với người bị PCOS.
  • Khó thở, hạ huyết áp… do dùng thuốc an thần tĩnh mạch, gây mê toàn thân.

Khi gặp những biến chứng trên, bạn nên đi khám ngay để được bác sĩ can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về thắc mắc sau khi chọc trứng bao lâu thì chuyển phôi. Hy vọng mẹ đã có được câu trả lời cho mình về sau khi chọc trứng bao lâu thì chuyển phôi và các vấn đề khác liên quan đến chọc trứng. Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!

Đối với những cặp đôi vẫn còn đang bỡ ngỡ trên hành trình IVF, có rất nhiều điều mà họ muốn biết. Bài viết này sẽ cho bạn biết những lưu ý liên quan đến Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm.

Chọc hút trứng bao nhiêu là bình thường

 1. Kích thích buồng trứng 

– Đa phần phụ nữ trong tuổi sinh đẻ sẽ rụng MỘT trứng hàng tháng
– Nhằm lấy được NHIỀU trứng hơn (đó cũng là 1 mục tiêu của IVF, nhằm tạo ra nhiều phôi, tăng cơ hội có thai), các chị sẽ được bác sĩ kê toa cho thuốc hormone kích trứng 
– Quá trình này sẽ bắt đầu khi các chị đang có kinh (ngày thứ 2 của chu kỳ) 
– Có rất nhiều phác đồ để kích thích buồng trứng, tùy theo từng trường hợp BS sẽ chỉ định.
– Thông dụng nhất hiện nay và thuận tiện cho bệnh nhân là phác đồ Antagonist 
– Với phác đồ này, quá trình kích trứng sẽ bắt đầu từ ngày 2 chu kỳ, kéo dài khoảng 10-12 ngày tùy đáp ứng mỗi người
– Sau 5 ngày chích THUỐC KÍCH TRỨNG, các chị sẽ bắt đầu song song thêm một loại thuốc NGĂN RỤNG TRỨNG
– Việc chích thuốc có thể rất nhẹ nhàng, nếu các chị mạnh dạn, tự mình tiêm hoặc nhờ chồng tiêm. Nhưng đôi khi sẽ rất mắc công, phiền phức nếu chúng ta không tự tiêm được, mỗi ngày phải đến bệnh viện nhờ y tá tiêm 
– Bước cuối của quá trình kích thích buồng trứng, các chị sẽ tiêm MÔT MŨI THUỐC KHỞI ĐỘNG RỤNG TRỨNG. 
Thường mũi thuốc này sẽ tiêm vào buổi tối cách thời điểm lấy trứng khoảng 35-36 giờ

Chọc hút trứng bao nhiêu là bình thường

Lưu ý:
– Các thuốc kích trứng trong IVF đều lưu trữ trong NGĂN MÁT tủ lạnh (ngăn đựng rau củ). Nếu chúng ta mang theo người đi xa, thì cần trữ trong túi giữ nhiệt với 1 cục đá để giữ mát
– Cần tuân thủ chích thuốc: ĐÚNG LIỀU, ĐÚNG THUỐC theo toa bác sĩ và nên ĐÚNG GIỜ nhằm đảm bảo nồng độ thuốc trong cơ thể ổn định
➡ Chọn 1 giờ thuận tiện cho việc tiêm chích nhất, hạn chế việc thay đổi giờ


2. Theo dõi nang noãn IVF

– Để quyết định thời điểm chọc hút trứng thực hiện IVF, trong thời gian chích thuốc kích thích buồng trứng (trung bình 10-12 ngày), các chị sẽ được SIÊU ÂM và XÉT NGHIỆM MÁU. Việc này nhằm theo dõi sự phát triển của nang trứng.
– Quá trình theo dõi này, các chị sẽ SIÊU ÂM khoảng 3-4 lần với SA đầu dò qua ngã âm đạo
– Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ nội tiết ESTRADIOL và LH
– Liều thuốc có thể được BS điều chỉnh theo sự đáp ứng của buồng trứng và nồng độ nội tiết E2, LH trong quá trình theo dõi.
– Một khi siêu âm và xét nghiệm máu cho thấy nang trứng đã đủ lớn và trưởng thành cho việc lấy trứng, BS sẽ quyết định thời điểm khởi động rụng trứng bằng một mũi tiêm hCG. Chọc lấy trứng sẽ thực hiện sau mũi tiêm hCG 35-36 giờ.

3. Chọc hút trứng

– Một khi theo dõi trứng (nang noãn) đạt đến kích thước khoảng 17-18mm đường kính trên siêu âm, là trứng đã trưởng thành, sẵn sàng cho việc thụ tinh với tinh trùng.

Chọc hút trứng bao nhiêu là bình thường

– Chuẩn bị cho việc chọc hút trứng:

+ Vợ sẽ được khám tiền mê (với BS gây mê), vì việc lấy trứng được thực hiện dưới gây mê nhẹ (sedation)
+ Ngày lấy trứng, vợ cũng phải nhịn ăn và uống (nước, sữa…) trước thủ thuật ít nhất 6 giờ
+ Chồng nên xuất tinh trùng trước ngày lấy trứng 3-4 ngày, để mẫu lấy ngày chọc hút trứng được mới “tươi”
+ Nếu chồng gặp khó khăn trong việc lấy mẫu tinh trùng, báo trước cho BS biết để có cách thức hỗ trợ, như có thể trữ đông tinh trùng trước, để giảm áp lực vào ngày lấy trứng, hoặc hỗ trợ thuốc cho chồng…

– Chọc hút trứng:
+ Vợ chồng có mặt tại Bệnh viện đúng giờ theo hướng dẫn, nên dự trù thời gian thêm, vì đường Sài Gòn dễ kẹt xe, tắc đường

+ Vợ được lấy trứng, thực hiện qua ngã âm đạo, dưới hướng dẫn siêu âm đầu dò âm đạo, thời gian thủ thuật từ 5-15 phút

+ Chồng lấy mẫu tinh trùng cùng ngày với vợ lấy trứng. Tinh trùng được xuất lấy vào một lọ vô trùng, rồi giao cho phòng LAB

– Sau chọc trứng:
+ Ra về, sau khi vợ tỉnh táo hoàn toàn. Mặc dù vậy, vợ vẫn không nên tự lái xe một mình, nên có người nhà chở về 
+ Một số trường hợp sẽ hơi đau bụng sau chọc trứng, nhất là những trường hợp chọc hút nhiều trứng. Nên báo cho BS biết để có thuốc kịp thời
+ Tiếp tục thuốc theo toa BS cho, và chờ thông báo kết quả của phòng LAB

4. Chuyển phôi

Nên làm gì trước khi chuyển phôi 
– Chuyển phôi là một thủ thuật khá đơn giản nhưng lại là bước quan trọng cuối cùng trong toàn bộ quá trình điều trị IVF

– Chuyển phôi không cần gây mê như chọc trứng, thời gian thực hiện chuyển phôi khoảng 5 – 10 phút. Tuy nhiên, có thể bạn được yêu cầu đến sớm hơn 45 đến 60 phút để chuẩn bị. 

– Cần nhịn tiểu khoảng 2 giờ trước cho đến khi siêu âm thấy được tử cung: chuyển phôi thường được hướng dẫn dưới siêu âm ngã bụng, nên bạn sẽ cần có nhiều nước tiểu trong bọng đái để BS có thể nhìn thấy được tử cung bên dưới. 
– Tuân thủ uống thuốc theo toa bác sĩ: phôi chỉ bám vào buồng tử cung nếu được đặt vào tử cung đúng giai đoạn cửa sổ làm tổ. Thông thường nếu phôi của bạn là phôi ngày 3 hay 5, BS sẽ canh thuốc sau 3 hay 5 ngày đặt Progesterone để đặt phôi (Lẽ đương nhiên là có rất nhiều phác đồ chuyển phôi khác nhau: chu kỳ tự nhiên hay nhân tạo, BS sẽ lựa chọn phác đồ tốt phù hợp cho bạn) 

Nên làm gì sau khi chuyển phôi 
– Không nên quá lo lắng về việc nội mạc có đẹp hay không đẹp: độ dày nội mạc tử cung vào ngày chuyển phôi khoảng từ 8 – 12 mm, không phải cứ càng dày là càng tốt. Hình ảnh nội mạc trên siêu âm không có vai trò trong tiên lượng khả năng có thai.
– Tuỳ điều kiện của mỗi người, sẽ có chế độ nghỉ ngơi phù hợp nhất sao cho thoải mái tâm lý và không ảnh hưởng cuộc sống, công việc hàng ngày. Bed rest (nằm nghỉ) lại sau chuyển phôi: hiện tại chưa được chứng minh làm tăng khả năng có thai. 
– Khuyến khích vận động, sinh hoạt, làm việc bình thường: đi máy bay vẫn ok
– Ăn uống: một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng, nhiều rau xanh. Tránh ăn những món ăn tái, không hợp an toàn vệ sinh thực phẩm gây tiêu chảy 
– Thử thai: nên xét nghiệm máu cho chính xác. Que thử nhanh nhúng nước tiểu đôi khi cho kết quả dương tính, âm tính giả 
– Duy trì thuốc hỗ trợ cho đến khi có kết quả máu xác định là bạn có thai hay không có thai, cho dù bạn có ra ít máu âm đạo. 
– Nếu bạn có thai, sẽ tiếp tục thuốc hỗ trợ theo chỉ định Bác sĩ.

Theo bác sĩ Võ Thanh Liên Anh – Trưởng khoa lâm sàng, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC