Chủ tịch Liên hợp quốc là người nước nào

Chủ tịch Liên hợp quốc là người nước nào

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam

Ngày 25/2, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres.

Tại buổi lễ, Tổng Thư ký Antonio Guterres khẳng định Việt Nam là đối tác tin cậy vững chắc của LHQ và cá nhân ông có ấn tượng rất sâu sắc, tốt đẹp đối với các nhà lãnh đạo, đất nước và con người Việt Nam.

Tổng Thư ký LHQ đánh giá những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời gian qua là một ví dụ thành công điển hình của một đất nước đang phát triển. Ông cũng đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc đảm đương các vị trí quan trọng tại các cơ quan của LHQ, trong đó có vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Tổng Thư ký LHQ bày tỏ hy vọng trong nhiệm kỳ của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp hiệu quả tại các diễn đàn, hoạt động của LHQ tại New York (Mỹ), góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương hoạt động trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa LHQ và Việt Nam.

Về phía mình, Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ vinh dự được đảm nhận trọng trách Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ. Đại sứ trân trọng chuyển lời thăm hỏi của các Lãnh đạo Việt Nam tới Tổng Thư ký và khẳng định Việt Nam luôn là đối tác tin cậy, trách nhiệm của LHQ.

Đại sứ cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy sự tham gia tích cực, chủ động và sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của Việt Nam trong công việc chung của cộng đồng quốc tế, nhất là trong việc thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), ứng phó với biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình quốc tế, cũng như đóng góp tích cực vào các thảo luận về hướng hợp tác trong tương lai của LHQ như Chương trình Nghị sự chung của chúng ta (OCA).

Đại sứ cũng mong muốn hợp tác chặt chẽ với các cơ quan LHQ trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước ASEAN với LHQ.  Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập LHQ (20/9/1977-20/9/2022), Đại sứ Đặng Hoàng Giang trân trọng chuyển Thư mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mời Tổng Thư ký LHQ thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

* Trước đó, vào ngày 17/2/2022, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã đến New York (Mỹ), bắt đầu nhiệm kỳ công tác trên cương vị Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ.

theo TTXVN


1. Mục đích và nguyên tắc hoạt động của liên hợp quốc?

1.1 Mục đích hoạt động của Liên hợp quốc

1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;

2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;

3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;

4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.

1.2. Nguyên tắc hoạt động của liên hợp quốc

1. Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.

2. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;

3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý;

>> Xem thêm: Liên hợp quốc là gì ? Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc

4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.

5. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế;

6. Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế giới;

7. Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII.

2. Vai trò của liên hợp quốc

– Sứ mệnh cao cả của Liên Hợp quốc được ghi rõ trong Hiến chương Liên Hợp quốc là sự phản ánh nguyện vọng của các dân tộc mới trải qua những hậu quả nặng nề do chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho hòa bình, các quốc gia thành viên đề ra mục đích hàng đầu của tổ chức Liên Hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đồng thời cũng xác định những vai trò quan trọng khác cho các hoạt động của Liên hợp quốc là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề phát sinh. Đặc biệt, Liên Hợp quốc nắm vai trò trung tâm điều hòa các hoạt động của các quốc gia hướng theo những mục đích đó.

– Vai trò của Liên Hợp quốc còn được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn 60 năm qua. Những tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Số lượng thành viên có sự tăng lên nhanh chóng làm hiệu quả lên việc thúc đẩy quá trình thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới hơn 700 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập.

– Theo đề nghị của những bên xung đột tổ chức Liên Hợp quốc đã triển khai hơn 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên Hợp quốc đã xây dựng và tiến hành soạn thảo được 15 Công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định Thế giới. Do đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Liên Hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Tổ chức Liên Hợp quốc và ông Tổng thư ký Kofi Anna được tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2001.

Những đóng góp lớn của tổ chức Liên Hợp quốc là đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh Thế giới mới trong 62 năm qua. Những cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của tổ chức Liên Hợp quốc. Theo những số liệu được thống kê bởi Liên Hợp quốc, tổ chức đã hỗ trợ được các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột xảy ra trên khắp các khu vực trên Thế giới.

– Liên hợp quốc cũng đã tạo được môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển. Những tổ chức của Liên Hợp quốc cũng đã có sự hỗ trợ trực tiếp về tri thức, vốn cho các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế ở các quốc gia đang phát triển. Tại mổ số diễn đàn, các quốc gia đã ký kết hơn 500 Điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong rất nhiều các lĩnh vực của giao lưu quốc tế. Đặc biệt, phải kể đến Công ước về Luật biển năm 1982, đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của pháp luật quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác.

>> Xem thêm: Toà án công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc là gì ? Thẩm quyền tòa ICJ và tòa ITLOS

– Ở lĩnh vực đảm bảo, thức đẩy quyền con người, những quốc gia thành viên đã xây dựng các văn kiện cơ bản nhất trong các lĩnh vực nhân quyền là Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80 Công ước, Tuyên bố được thông qua sau đó về các vấn đề khác nhau liên quan đến quyền con người.

3. Tổng thư kí liên hợp quốc là ai?

Tổng thư kí liên hợp quốc là người đứng đầu Ban thư kí Liên hợp quốc.

Tổng thư kí Liên hợp quốc là nhân viên hành chính cao cấp nhất của Liên hợp quốc, do Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với nhiệm kì 5 năm. Chức năng, thẩm quyền của Tổng thư kí Liên hợp quốc có tính chất hành chính - chấp hành. Tổng thư kí Liên hợp quốc còn thực hiện các chức năng khác do các cơ quan chính của Liên hợp quốc giao cho (Điều 98 Hiến chương Liên hợp quốc) và thông báo cho Hội đồng bảo an Liên hợp quốc biết mọi tình huống có thể đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế; hàng năm trình Đại hội đồng Liên hợp quốc báo cáo về công tác của Liên hợp quốc và các báo cáo bổ sung mà các cơ quan khác yêu cầu.

Tổng thư kí Liên hợp quốc có bộ máy trực thuộc bao gồm một số văn phòng giúp việc.

4. Quy định về Tổng thư ký Liên hiệp quốc?

– Quy định về Tổng thư ký Liên hợp quốc được quy định tại Chương XV của Hiến chương Liên hợp quốc.

– Như đã đề cập ở trên, Tổng thư ký Liên hiệp quốc là người đứng đầu trong Ban thư ký Liên hiệp quốc, giúp việc cho Tổng thư ký là nhiều nhân viên dân sự hoạt động trên khắp thế giới

– Ban thư ký có nhiệm vụ cung cấp thông tin, thực hiện các nghiên cứu, và hỗ trợ các cơ quan khác nhau của Liên hiệp quốc tổ chức các cuộc họp. Ngoài ra, nó còn thực hiện các cộng việc được giao bởi Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội,và các cơ quan khác.

– Hiến chương Liên Hiệp quốc quy định rằng, những nhân viên trong Ban Thư ký phải được tuyển chọn dựa trên năng lực và hiệu quả làm việc cao nhất, và phải đại diện nhiều khu vực địa lý trên thế giới. Những nhân viên này chỉ làm việc theo sự chỉ định của Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia thành viên có công dân làm trong Ban Thư ký không được gây sức ép lên họ. Tổng thư ký là người duy nhất chịu trách nhiệm tuyển chọn nhân viên dưới quyền mình.

>> Xem thêm: Miễn trừ tư pháp là gì ? Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia theo Công ước Liên hợp quốc

– Nhiệm vụ của Tổng thư kýbao gồm giải quyết các tranh chấp quốc tế, giám sát các hoạt động gìn giữ hòa bình, tổ chức các hội nghị quốc tế, thu thập tin tức về việc thực hiện các quyết định của Hội đồng Bảo an, và tư vấn cho các chính phủ về nhiều sáng kiến. Tổng Thư ký cũng có thể đưa ra cuộc họp của Hội đồng Bảo an bất kỳ vấn đề gì mà ông ta/bà ta nghĩ có thể đe dọa đến an ninh và hòa bình thế giới.

– Những người đã từng giữ chức vụ Tổng thư ký Liên hợp quốc : Tơryvi Lie (người Na Uy: 1946 – 1953) D. Hăm Mac Jôn (người Thụy Điển: 1953 – 1961); U Than (người Miến Điện: 1961 – 1971); K Van Hem (người Áo: 1971 – 1982); J. P. Cuela (người Peru: 1982 – 1991); B. Gali (người Ai Cập: 1992 – 1997); … Tổng thư ký Liên hợp quốc hiện nay là ông Guterres( Lisbon.)

– Chức danh này được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ năm năm. Các Tổng Thư ký thường phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp, riêng Boutros Boutros- Ghali chỉ ngồi ở vị trí này trong một nhiệm kỳ. Tổng Thư ký được bổ nhiệm bởi Đại Hội đồng, dựa trên sự tiến cử của Hội đồng Bảo an. Do vậy, sự tuyển chọn phụ thuộc vào phiếu phủ quyết của các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.Chức danh này không được bầu chọn theo cách phổ thông đầu phiếu.

– Theo quy ước, chức vụ Tổng Thư ký được chọn tuần tự theo các khu vực địa lý, nhưng vì Boutros Boutros-Ghali từ Ai Cập chỉ phục vụ một nhiệm kỳ nên một người đến từ Châu Phi, Koffi Annan, được chọn để kế nhiệm. Khi Annan hoàn tất nhiệm kỳ đầu tiên, các quốc gia thành viên, vì có ấn tượng tốt với thành tích của ông, đã quyết định dành cho ông nhiệm kỳ thứ hai mà không tính đến yếu tố nên chọn Tổng Thư ký kế nhiệm từ Á Châu.

– Hầu hết các Tổng Thư ký là những ứng viên thoả hiệp xuất thân là viên chức trung cấp và ít có tiếng tăm. Những chính trị gia có thanh danh thường được giới thiệu cho chức vụ này, nhưng hầu như luôn luôn bị gạt bỏ. Chẳng hạn như các nhân vật tiếng tăm như Charles de Gaulle, Dwight Eisenshower và Anthony Eden được xem xét cho chức Tổng Thư ký đầu tiên của LHQ nhưng cuối cùng đều bị khước từ và một người đến từ Na Uy, Trygve Lie, giành được sự đồng thuận để được bổ nhiệm vào chức vụ này. Phụ thuộc vào nền chính trị quốc tế và cơ chế vận hành của nền chính trị thỏa hiệp, vì vậy dễ dàng tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong quy trình và tiêu chuẩn tuyển chọn chức vụ Tổng Thư ký với các vị trí lãnh đạo thuộc các tổ chức quốc tế khác, trong đó nên kể đến quy trình bầu chọn Giáo hoàng cho Giáo hội Công giáo La Mã

– Hiện nay tổng thư ký Liên hợp quốc là Guterres sinh năm 1949 ở Lisbon. Ông có bằng kỹ sư và cử nhân vật lý, ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn nói lưu loát tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Sau khi tốt nghiệp năm 1971, thì theo nghề giảng dạy. Đến năm 1974, ông gia nhập Đảng Xã hội Bồ Đào Nha và trở thành chính trị gia chuyên nghiệp. Năm 1995, sau khi được bầu làm Tổng thư ký Đảng Xã hội, trở thành Thủ tướng Bồ Đào Nha cho đến năm 2002. Năm 2005, Guterres trở thành Cao uỷ của Liên Hiệp quốc về người tị nạn và đảm nhiệm vị trí này trong 10 năm.

Tuy Guterres là một Đảng viên của Đảng Xã Hội Bồ Đào Nha và là chính khách với nhiều vị trí quan trọng khác nhau, nhưng ông vẫn giữ tôn giáo của mình là đạo Công giáo. Ông là một trong các sáng lập viên của Grupo da Lux (Nhóm Ánh Sáng) do Dòng Phanxico yểm trợ. Nhóm Grupo da Lux được thành lập đầu thập niên 1970, khi Guterres là sinh viên Đại học Lisboa. Nhóm này giúp đỡ cho các người nghèo tại thủ đô của Bồ Đào Nha. Trong số các thành viên bạn ông cùng làm việc trong nhóm này, có Marcelo Rebelo de Sousa, hiện là Tổng thống Bồ Đào Nha

Guterres ngoài ra là thành viên Câu lạc bộ Madrid, một liên minh hàng đầu của các cựu tổng thống và cựu thủ tướng trên toàn thế giới, mục đích chính là để làm việc chung và thúc đẩy tiến trình dân chủ. Ông Guterres cũng là quan chức đứng đầu Chính phủ một quốc gia đầu tiên trở thành Tổng thư ký Liên hợp quốc – chức vụ vốn chủ yếu được dành cho cựu Ngoại trưởng các nước.Theo đó, tại Điều 96 Liên hợp quốc quy định : Ban thư ký có một Tổng thư ký và một số nhân viên tùy theo nhu cầu của Liên hợp quốc. Tổng thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an. Tổng thư ký là viên chức cao cấp nhất của tổ chức Liên hợp quốc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ số:1900.6162để được giải đáp.

>> Xem thêm: Biện pháp cưỡng chế của liên hiệp quốc là gì ? Khái niệm về biện pháp cưỡng chế của liên hợp quốc ?

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh Khuê