Chủ tịch Quốc hội khóa 15 là ai

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chiều 20/7, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV. 

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu Tiểu sử tóm tắt của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Họ và tên: VƯƠNG ĐÌNH HUỆ

Tên thường gọi: Vương Đình Huệ

Ngày sinh: 15/03/1957

Quê quán: xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Ngày vào Đảng: 9/3/1984. Ngày chính thức: 9/9/1985

Trình độ được đào tạo:

- Giáo dục phổ thông: 10/10 phổ thông

- Chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sỹ Kinh tế

- Học vị: Tiến sỹ Kinh tế

- Học hàm: Giáo sư

- Lý luận chính trị: Cao cấp

- Ngoại ngữ: Anh C, Nga C, Tiệp Khắc D

[Đồng chí Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV]

Khen thưởng:

- Hai Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2009, 2015); Huân chương Lao động hạng Nhì (2005); Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2001).

- Huân chương Isala (Độc lập) hạng Hai của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (năm 2013); Huân chương Isala (Độc lập) hạng Nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (năm 2017).

- Nhà giáo ưu tú (năm 1988); Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng (năm 2014).

Chức vụ:

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII

- Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.

- Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ 31/3/2021).

- Từ tháng 4/2021, đồng chí được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Đảng đoàn Quốc hội.

- Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

- Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng (thuộc đơn vị bầu cử số 1).

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

 - Từ 1979-1985: Giảng viên Trường Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

- Từ 1986-1990: Nghiên cứu sinh tại Bratislava (Slovakia).

- Từ 1991-2001: Giảng viên, Phó Trưởng khoa, Trưởng khoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

- Từ 2001-2006: Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Từ 2006-2011: Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2013: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa XIII (từ 7/2011).

- Từ 12/2012-1/2016: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

- Từ 1/2016-4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

- Từ 4/2016-2/2020: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (tháng 6/2016), Đại biểu Quốc hội khóa XIV (từ 7/2016).

- Từ 2/2020-3/2021: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

- Từ ngày 31/3/2021: Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

- Ngày 20/7/2021: Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV./.

(TTXVN/Vietnam+)

Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 11

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và nhiều lãnh đạo các cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.


Toàn cảnh phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Trong phiên họp sáng 15/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chuẩn bị kỳ  họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Dự kiến thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp này là 12 ngày, khai mạc ngày 24/3, bế mạc ngày 8/4 (dự phòng ngày 9/4).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIV của Quốc hội; nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và một số báo cáo khác liên quan đến ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV...

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác nhân sự; bầu, phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước.

Theo đó, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Quốc hội cũng sẽ tiến hành bầu, miễn nhiệm lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, bao gồm: Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội, một số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Sau khi có kết quả bầu cử các chức danh nói trên, tân Chủ tịch Quốc hội, tân Chủ tịch nước, tân Thủ tướng Chính phủ sẽ tuyên thệ trước Quốc hội, cử tri, đồng bào.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết để thực hiện nguyên tắc làm việc (quyết định theo đa số) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến chương trình đã bố trí việc miễn nhiệm và bầu nhân sự thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiến hành theo 3 đợt: Chủ tịch Quốc hội, một số Phó Chủ tịch Quốc hội, một số ủy viên Ủy  ban Thường vụ Quốc hội, để luôn bảo đảm số lượng cần thiết thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước với số phiếu tập trung rất cao.

Bộ Chính trị cũng đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nguồn: baochinhphu.vn

Page 2

Liên kết website khác ----------------------------------------------- Quốc hội Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hội đồng bầu cử quốc gia

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (trước đây còn gọi là Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1945–1960) hoặc Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960–1976)) là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam Nguyễn Văn Tố
(1889–1947) Bùi Bằng Đoàn
(1889–1955) Tôn Đức Thắng
(1888–1980) Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1960–76) Trường Chinh
(1907–1988) Chủ tịch Quốc hội (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1976–nay) Trường Chinh
(1907–1988) Nguyễn Hữu Thọ
(1910–1996) Trung tướng

Lê Quang Đạo

(1921–1999)

Nông Đức Mạnh
(1940–) Nguyễn Văn An
(1937–) Nguyễn Phú Trọng
(1944–) Nguyễn Sinh Hùng
(1946–) Nguyễn Thị Kim Ngân
(1954–) Vương Đình Huệ
(1957–)
02 tháng 03 năm 1946 08 tháng 11 năm 1946 Không Khóa I

(1946–60)

2 09 tháng 11 năm 1946 13 tháng 04 năm 1955 Không
01 tháng 08 năm 1948 20 tháng 09 năm 1955 Đông Dương Cộng sản Đảng

(đến 1951)

Đảng Lao động Việt Nam

(từ 1951)

3 20 tháng 09 năm 1955 15 tháng 07 năm 1960
4 15 tháng 07 năm 1960 02 tháng 07 năm 1976 Đảng Lao động Việt Nam Khóa II

(1960–64)

Khóa III

(1964–71)

Khóa IV

(1971–75)

Khóa V

(1975–76)

4 02 tháng 07 năm 1976 04 tháng 07 năm 1981 Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VI

(1976–81)

5 04 tháng 07 năm 1981 18 tháng 06 năm 1987 Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VII

(1981–87)

6 18 tháng 06 năm 1987 23 tháng 09 năm 1992 Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VIII

(1987–92)

7 23 tháng 09 năm 1992 27 năm 06 năm 2001 Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa IX

(1992–97)

Khóa X

(1997–2002)

8 27 tháng 06 năm 2001 26 năm 06 năm 2006 Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI

(2002–07)

9 26 tháng 06 năm 2006 23 tháng 07 năm 2011 Đảng Cộng sản Việt Nam
Khóa XI

(2002–07)

Khóa XII

(2007–11)

10 23 tháng 07 năm 2011 30 tháng 03 năm 2016 Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XIII

(2011–16)

11 31 tháng 03 năm 2016 30 tháng 03 năm 2021 Đảng Cộng sản Việt Nam
Khóa XIII

(2011–16)

Khóa XIV

(2016–21)

12 31 tháng 03 năm 2021 Đương nhiệm Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XIV

(2016–21)

Khóa XV

(2021–26)

Các nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sốngSửa đổi

Tính đến 1 tháng 5 năm 2021, có năm nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống. Nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống cao tuổi nhất là Nguyễn Văn An, trẻ nhất là Nguyễn Thị Kim Ngân, và qua đời gần đây nhất là Lê Quang Đạo (ngày 24 tháng 7 năm 1999, thọ 78 tuổi). Dưới đây là danh sách các nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

  • Nông Đức Mạnh
    1992–2001
    11 tháng 9, 1940 (81tuổi)

  • Nguyễn Văn An
    2001–2006
    1 tháng 10, 1937 (84tuổi)

  • Nguyễn Phú Trọng
    2006–2011
    14 tháng 4, 1944 (78tuổi)

  • Nguyễn Sinh Hùng
    2011–2016
    18 tháng 1, 1946 (76tuổi)

  • Nguyễn Thị Kim Ngân
    2016–2021
    12 tháng 4, 1954 (68tuổi)

Xem thêmSửa đổi

  • Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
  • Chủ tịch nước Việt Nam
  • Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
  • Chánh án Tối cao Việt Nam
  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Chú thíchSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Chủ tịch Quốc hội tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 Nguyễn Sinh Hùng, 28/11/2013

Video liên quan

Chủ đề