Chủ tịch tập đoàn cường thịnh thi là ai


Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi (Tập đoàn Cường Thịnh Thi) được thành lập năm 2004 do ông Vũ Trường Thi làm Chủ tịch HĐQT.

Sau 14 năm hoạt động, đến nay Cường Thịnh Thi là doanh nghiệp lớn của tỉnh Ninh Bình với vốn điều lệ lên đến 1.689 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính năm 2016 của Tập đoàn Cường Thịnh Thi, doanh nghiệp này có doanh thu đạt 2.164 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 3,533 tỷ đồng và nợ phải trả 1.454 tỷ đồng, chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn.

Là doanh nghiệp lớn, song Cường Thịnh Thi tham gia các dự án luôn trong vai trò liên danh

Liên danh Cường Thịnh Thi - Tập đoàn Phúc Lộc - Tập đoàn Xây dựng miền Trung - CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An trúng thầu dự án cải tạo Quốc lộ 4D và xây mới Tỉnh lộ 155 nối TP. Lào Cai và Sapa.

Liên danh Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng - Tập đoàn xây dựng Miền Trung - Cường Thịnh Thi làm chủ đầu tư dự án đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn.

Liên danh Yên Khánh - An Hiền - Cường Thịnh Thi đề xuất tham gia Dự án Đường cao tốc Nha Trang - Phan Thiết đi qua Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận “cạnh tranh” với Liên danh Cienco1 - Đức Bình - Thái Sơn.

Liên danh nhà đầu tư Công ty Thái Sơn - Tập đoàn Miền Trung - Tập đoàn Phúc Lộc - Tập đoàn Cường Thịnh Thi làm dự án đường cao tốc Ninh Bình - Nghi Sơn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Xử Lý Ngân Sách Cuối Năm Và Lập, Báo Cáo Quyết Toán Ngân Sách Nhà Nước Hàng Năm

Còn khi Cường Thịnh Thi một mình làm chủ đầu tư dự án thì doanh nghiệp này lại xin rút lui vì không đủ tiềm lực kinh tế. Điển hình như dự án Sân tập Golf tại dải đất số 4 trong công viên Hoàng Hoa Thám, phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.


Dự án được tỉnh Bắc Giang giao cho Tập đoàn Cường Thịnh Thi làm chủ đầu tư năm 2013, nhưng doanh nghiệp này đã xin rút lui ngay sau đó.

Ngoài việc liên danh với các doanh nghiệp để làm dự án BT, BOT, Tập đoàn Cường Thịnh Thi còn được biết đến là nhà thầu trúng nhiều gói thầu lớn từ vài trăm cho đến cả nghìn tỷ đồng.

Điển hình như năm 2017, Cường Thịnh Thi đã trúng thầu Gói thầu số 12 (EC): Khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (TKBVTC-DT) và thi công xây dựng thuộc Dự án Hệ thống giao thông kết nối hạ tầng du lịch và nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp và Gói thầu số 9 (EC): Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và xây lắp công trình thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Quốc lộ 30 đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà.

Tổng giá trị của hai gói thầu này là hơn 1.600 tỷ đồng.

Cường Thịnh Thi cũng là nhà thầu gói số XL06 của dự án cầu Bạch Đằng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này thi công chậm khiến tỉnh Quảng Ninh phải yêu cầu Ban quản lý dự án “trảm” nhà thầu. Đến lúc này, Tập đoàn Cường Thịnh Thi mới gấp rút thi công công trình.

Trước đó, UBND TP Cần Thơ cũng đã yêu cầu Ban Quản lý Dự án ODA TP Cần Thơ cắt hợp đồng khối lượng công trình với Tập đoàn Cường Thịnh Thi vì thi công chậm tiến độ, để giao cho nhà thầu khác có đủ năng lực.

Tập đoàn Cường Thịnh Thi được biết đến nhiều bằng việc doanh nhân 9x Vũ Thế Cường đăng ký mua khách sạn Kim Liên năm 2015.


doanh nghiệp nghìn tỷ tập đoàn cường thịnh thi Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi ông vũ trường thi

Nhàđầutư Dự án Đầu tư khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của các nhà đầu tư là 520,564 tỷ đồng (Cường Thịnh Thi góp 265,488 tỷ đồng, Tập đoàn xây dựng Miền Trung góp 255,076 tỷ đồng).

Ngày 11/6/2021, UBND tỉnh Thanh hóa đã có Quyết định số 2016/QĐ-UBND về việc chấp thuận cho phép thực hiện dự án Đầu tư khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng. Ngoài ra, dự án cũng được đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Thọ Xuân.

Chủ đầu tư dự án là liên danh CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi và CTCP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung.

Dự án có quy mô 121ha, tổng mức đầu tư 3.255,564 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của các nhà đầu tư 520,564 tỷ đồng (Cường Thịnh Thi góp 265,488 tỷ đồng, Tập đoàn xây dựng Miền Trung góp 255,076 tỷ đồng).

Trước đó, vào ngày 18/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 687/TTg–CN về việc đồng ý chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng Khu Công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Trong đó, ưu tiên các dự án có ngành nghề sản xuất từ sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; quy mô diện tích quy hoạch dự kiến 537ha.

Về liên danh nhà đầu tư, theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Tập đoàn xây dựng Miền Trung tiền thân là Công ty Xây dựng giao thông thủy lợi Thanh Hóa, được thành lập vào năm 1994 với lĩnh vực chính là xây dựng giao thông thủy lợi vừa và nhỏ. Doanh nghiệp tư nhân này thuộc sở hữu của vợ chồng doanh nhân Mai Xuân Thực. Những năm gần đây, ông Thực đang từng bước thực hiện các hoạt động chuyển giao tập đoàn sang cho con trai là ông Mai Xuân Thông.

Tập đoàn xây dựng Miền Trung là doanh nghiệp lớn ở tỉnh Thanh Hóa với vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng từng tham gia hàng loạt các dự án tại Thanh Hóa và các tỉnh lân cận, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn. 

Với Cường Thịnh Thi, doanh nghiệp được thành lập năm 2004, ông Vũ Trường Thi làm Chủ tịch HĐQT; ông Trần Quang Tuyên là người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc công ty.

Sau 17 năm hoạt động, đến nay Cường Thịnh Thi là doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Ninh Bình.

Trước dự án Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng, Cường Thịnh Thi cũng từng liên danh với Tập đoàn xây dựng Miền Trung thực hiện một số dự án, như: Liên danh Tập đoàn Cường Thịnh Thi - Tập đoàn Phúc Lộc - Tập đoàn Xây dựng miền Trung - CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An trúng thầu dự án cải tạo Quốc lộ 4D và xây mới Tỉnh lộ 155 nối TP. Lào Cai và Sapa;

Liên danh Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng –Tập đoàn xây dựng Miền Trung - Cường Thịnh Thi thực hiện dự án đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn;

Liên danh nhà đầu tư Công ty Thái Sơn –Tập đoàn xây dựng Miền Trung - Tập đoàn Phúc Lộc - Cường Thịnh Thi làm dự án đường cao tốc Ninh Bình - Nghi Sơn.

Năm 2015, CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi (Cường Thịnh Thi) là một trong số ít các 'tay chơi' có vốn điều lệ trên 1.000 tỉ đồng, được cho là đủ tiềm lực để ôm trọn cả lô 3,64 triệu cổ phần của CTCP Du lịch Kim Liên do SCIC đem bán đấu giá.

Song, như đã biết, cuộc chơi nghìn tỉ ở Khách sạn Kim Liên chỉ có một 'tay chơi' thắng cuộc, đó là Thaigroup của đại gia đồng hương Ninh Bình Nguyễn Đức Thụy (‘bầu’ Thụy).

Dù vậy, thương vụ đã phần nào cho thấy tham vọng bất động sản của giới chủ Cường Thịnh Thi, nhất là khi các tài liệu được công bố cũng thể hiện, hoạt động kinh doanh của nhóm này đang trên đà tăng trưởng.

Chỉ trong nửa đầu năm 2015, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Cường Thịnh Thi đã đạt lần lượt 780 tỉ đồng và 9,4 tỉ đồng, tương đương 60,7% và 57,8% so với thực hiện của năm 2014. Tới năm 2016, doanh thu của công ty đã cao gần gấp đôi so với năm 2014.

Giai đoạn sau đó, quy mô tổng tài sản của Cường Thịnh Thi tăng trưởng khá mạnh cho thấy tập đoàn vẫn có xu hướng đầu tư mở rộng kinh doanh, trong đó có lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tháng 9/2018, Cường Thịnh Thi (liên doanh với Super Energy Group Company Limited) đã được UBND tỉnh Sóc Trăng lựa chọn làm chủ đầu tư thực hiện dự án điện gió tại Vị trí số 2 theo quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đến ngày 3/12/2018, doanh nghiệp dự án là Công ty THNH Điện gió Sóc Trăng được thành lập. Trong đó, Cường Thịnh Thi sở hữu 100% vốn.

Trụ sở Tập đoàn Cường Thịnh Thi tại tỉnh Ninh Bình (Nguồn: thanhtra.com.vn)

Theo tìm hiểu của VietTimes, Cường Thịnh Thi được thành lập từ tháng 7/2004, là một nhà thầu xây lắp lớn có trụ sở tại tỉnh Ninh Bình và cũng là một trong 8 cái tên trong liên danh thực hiện dự án BOT Cầu Bạch Đằng tại tỉnh Quảng Ninh. Đứng đầu là Chủ tịch HĐQT Vũ Trường Thi.

Tính tới tháng 12/2014, Cường Thịnh Thi có vốn điều lệ 1.289 tỉ đồng, trong đó ông Vũ Trường Thi sở hữu tới 81,54% vốn điều lệ. Phần vốn còn lại tương đương 18,46% vốn điều lệ được nắm giữ bởi các cổ đông gồm: Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Đại Sơn (2,58%); Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Bình Tây (2,58%); Công ty TNHH Cường Thịnh Thi 189 (2,58%); Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Nam Việt (7,76%); và ông Đinh Văn Phi (2,96%).

Trong những năm gần đây, thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình đã có những bước chuyển mình rõ nét, các nguồn lực đầu tư đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đóng góp cho sự thăng hạng này phải kể đến khối doanh nghiệp có "hộ khẩu" tại địa bàn như Xuân Trường, Xuân Thành, Hoàng Phát Vissai, hay CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi (Cường Thịnh Thi Group), vốn có xuất phát điểm là một nhà thầu xây lắp.

Ảnh: Internet

Được thành lập vào năm 2004 với xuất phát điểm là nhà thầu xây lắp, Cường Thịnh Thi dưới sự chèo lái của doanh nhân Vũ Trường Thi (SN 1967) đã phát triển nhanh chóng và nằm trong top doanh nghiệp tiềm lực hàng đầu Ninh Bình.

Tính tới tháng 9/2014, Cường Thịnh Thi có vốn điều lệ 1.189 tỷ đồng, trong đó ông Vũ Trường Thi sở hữu tới 88,4% vốn điều lệ. Phần vốn còn lại được nắm giữ bởi các cổ đông gồm: Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Đại Sơn (2,79%); Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Bình Tây (2,79%); Công ty TNHH Cường Thịnh Thi 189 (2,79%) và ông Đinh Văn Phi (3,22%). Cuối năm 2017, công ty này tăng vốn lên mức 1.689 tỷ đồng và cập nhật tại ngày 16/10/2019 là 1.989 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT là ông Vũ Trường Thi.

Bên cạnh vốn điều lệ khủng, hệ sinh thái của Cường Thịnh Thi còn phủ sóng tại loạt doanh nghiệp là Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Bắc Hà, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Thăng Long, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Đông Bắc, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Đại Hiệp, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Trường Sơn, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Tây Bắc, Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi, Công ty TNHH Xây dựng và khai thác hạ tầng Lam Sơn Sao Vàng,…

Là doanh nghiệp lớn nhưng lại rất kín tiếng, tên tuổi của Cường Thịnh Thi mới bắt đầu được chú ý hơn khi tham gia đấu giá 3,64 triệu cổ phần của CTCP Du lịch Kim Liên do SCIC đem bán đấu giá vào năm 2015. Dù rằng cuộc chơi nghìn tỷ ở Khách sạn Kim Liên chỉ có một 'tay chơi' thắng cuộc, đó là Thaigroup của đại gia đồng hương Ninh Bình Nguyễn Đức Thụy (‘bầu’ Thụy), song tiềm lực của ông chủ Vũ Trường Thi nhìn từ thương vụ đó, có thể hình dung là không hề nhỏ.

Lưu ý rằng, dù tiềm lực là vấn đề không phải bàn cãi, song Tập đoàn Cường Thịnh Thi lại thường song hành với các đối tác quen mặt trong những dự án hay gói thầu lớn, như Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc (Ninh Bình), Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Trung (Ninh Bình), Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Miền Trung (Thanh Hóa)...

Riêng năm 2020, Cường Thịnh Thi đã tham gia nhiều gói thầu xây dựng với tổng giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Trong đó, tại dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, liên danh Cường Thịnh Thi - Công ty TNHH Nhạc Sơn - CTCP Hải Đăng đã trúng “Gói thầu XL02: Thi công xây dựng đoạn Km154+000 - Km168+000, nút giao Chợ Lầu và hệ thống ATGT đoạn Km134+000 - Km168+000” thuộc “Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết” với giá 899,5 tỷ đồng (giá gói thầu là 901,5 tỉ đồng).

Liên danh Cường Thịnh Thi - Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng - Công ty TNHH Định An trúng “Gói thầu số 11-XL: Thi công xây dựng đoạn Km289+500 - Km301+000” thuộc “Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45” với giá trúng thầu 852,3 tỷ đồng (giá gói thầu là 949 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, tháng 2/2020, liên danh Cường Thịnh Thi - CTCP Tập đoàn xây dựng Miền Trung - CTCP Cầu đường Long Biên - Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP cũng trúng gói thầu “Xây lắp hoàn thiện đoạn từ Km0+000 đến Km4+787,24 (Bao gồm cầu vượt QL51, nút giao QL51 và cầu Rạch Tre)” thuộc dự án “Đường 991B từ QL51 đến hạ lưu cảng Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” với giá 747,9 tỷ đồng (giá gói thầu là 934,8 tỷ đồng).

Mới đây nhất, Cường Thịnh Thi cùng với CTCP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung đã bắt tay nhau triển khai dự án khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng quy mô 121ha, có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng tại tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh bất động sản, Cường Thịnh Thi cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Theo đó, tháng 9/2018, Cường Thịnh Thi (liên doanh với Super Energy Group Company Limited) đã được UBND tỉnh Sóc Trăng lựa chọn làm chủ đầu tư thực hiện dự án điện gió tại Vị trí số 2 theo quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến ngày 3/12/2018, doanh nghiệp dự án là Công ty THNH Điện gió Sóc Trăng được thành lập với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Trong đó, Cường Thịnh Thi sở hữu 100% vốn. Sau đấy đến tháng 4/2021, công ty này tăng vốn lên mức 296,3 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2018, Cường Thịnh Thi đã góp vốn thành lập hai pháp nhân là CTCP Điện mặt trời Thành Vinh và CTCP Điện gió Sóc Trăng.

Trong đó, CTCP Điện mặt trời Thành Vinh là doanh nghiệp dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Thuận Nam 12 với công suất lắp đặt 49,92 MWp được xây dựng tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Công ty này có vốn điều lệ 289 tỷ đồng, Cường Thịnh Thi đóng góp 40%, số còn lại được chia đều cho hai đối tác là Tập đoàn xây dựng Miền Trung và Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Nam Việt.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Thương vụ kín tiếng của Cường Thịnh Thi

Bên cạnh xây dựng, bất động sản hay năng lượng tái tạo, ít ai biết Cường Thịnh Thi còn tay ngang sang sản xuất xi măng - lĩnh vực giàu tiềm năng bởi nguồn trữ lượng nguyên liệu dồi dào với CTCP Xi măng Long Thành. Đây là chủ đầu tư Dự án Nhà máy Xi măng quy mô 704.308 m2 tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng và thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Dữ liệu Nhadautu.vn thể hiện, Xi măng Long Thành được thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập gồm CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển Tân Đông Phương (15%), CTCP Đông Nam Á (10%) và CTCP Phát triển Hạ Tầng Tân Tạo (75%). Cập nhật tại ngày 14/3/2021, vốn điều lệ của công ty này đã tăng lên mức 1.000 tỷ đồng, trong đó, Cường Thịnh Thi nắm giữ đến 50% VĐL, số còn lại do CTCP Đầu tư và Phát triển Xuân Thủy – công ty của ông Nguyễn Xuân Thủy (bầu Thủy), cùng hai cá nhân họ Vũ là Vũ Chí Công và Vũ Thị Thanh Huyền nắm giữ.

Đến ngày 19/5/2021, Xi măng Long Thành đã huy động 200 tỷ đồng qua kênh trái phiếu kỳ hạn 15 năm để tài trợ chi phí xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng Long Thành. Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là quyền sử dụng đất của ông Vũ Trường Thi, bà Đinh Thị Tuyến, cổ phần tại Xi măng Long Thành thuộc sở hữu của các cổ đông là Cường Thịnh Thi, CTCP Đầu tư và Phát triển xuân Thủy, Vũ Chí Công và bà Vũ Thị Thanh Huyền.

Cường Thịnh Thi Group làm ăn ra sao?

Theo BCTC riêng lẻ, giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của Cường Thịnh Thi Group luôn duy trì trên mức nghìn tỷ và đạt đỉnh vào năm 2016 với 2.156 tỷ đồng. Riêng năm 2019, doanh thu thuần của công ty là 1.636 tỷ đồng, tuy nhiên hiệu suất kinh doanh vẫn ở mức khiêm tốn khi chỉ thu về 7,9 tỷ đồng lợi nhuận thuần. Bên cạnh đó, quy mô tổng tài sản của Cường Thịnh Thi cũng tăng trưởng khá mạnh trong những năm qua, tại ngày 31/12/2019, chỉ tiêu này đã đạt mức 3.953 tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu là 2.006 tỷ đồng.

Nguồn: Hé mở về Cường Thịnh Thi Group

Khánh An

Nhà Đầu tư

Video liên quan

Chủ đề