Chữa chắp mắt như thế nào

Chắp và lẹo cùng đều là bệnh thường gặp ở bờ mi mắt dù hai bệnh này hoàn toàn khác nhau, dễ gây nhầm lẫn cho mọi người. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.

Việc phân biệt chắp và lẹo sẽ giúp cho người bệnh tìm được cách chữa phù hợp cũng như điều trị hiệu quả hơn.

Thế nào là chắp mắt?

Chắp là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Khi chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính. mí mắt trên hoặc mí mắt dưới sẽ bị u và sưng.

Chắp rất thường gặp và có nhiều dạng, trong đó phân biệt rõ với hai dạng chính, bao gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài.

  • Chắp bên ngoài: thường xuất hiện một nốt đỏ hơi cứng ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
  • Chắp bên trong: thường kín đáo hơn, không dễ nhận ra, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

Triệu chứng

Triệu chứng đặc trưng xuất hiện khi người bệnh có cảm giác cộm lên từ bên trong hoặc có nốt u đỏ trên mí mắt. Nốt u đó hoặc chỗ cộm phát triển to dần nhưng không gây đau.

Các triệu chứng kèm theo của chắp mắt bao gồm:

  • Chảy nước mắt nhiều
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng (đặc biệt ánh sáng mạnh)
  • Suy giảm hoặc thậm chí mất thị lực tức thời.

Cách chữa – Điều trị chắp mắt

Chườm nóng

Ðắp lên mặt miếng gạc thấm nước ấm (không nóng) mỗi ngày 3-4 lần. Mỗi lần từ 5 – 10 phút. Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng ấm thay vì nước ấm. Nên để cho những chắp trên mí mắt tự vỡ, tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng.

Chích chắp

Người bệnh nên đi chích khi nhận thấy chắp to hoặc chắp dai dẳng mãi không hết. Vì chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát. Còn khi chắp mắt tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ, cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

Chắp và lẹo là những ổ sưng đột ngột khu trú ở mi mắt. Nguyên nhân của chắp là tắc nghẽn tuyến meibomius không nhiễm trùng, trong khi lẹo thường là do nhiễm trùng. Cả hai tình trạng đều gây cương tụ, sưng phù và đau mi mắt. Theo thời gian chắp khu trú lại thành nốt ở trung tâm mi mắt trong khi lẹo vẫn đau và khu trú ở bờ mi. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị chủ yếu là chườm ấm. Cả hai bệnh đều có thể tự khỏi nhưng rạch hoặc đưa corticosteroid vào trong chắp có thể giúp khỏi nhanh hơn.

Chắp

Chắp là sự tắc nghẽn không nhiễm trùng của tuyến meibomius gây ra sự thoát quản lipid gây kích thích mô mềm ở mi mắt dẫn tới phản ứng viêm dạng u hạt thứ phát. Các bệnh lý gây dày bất thường màng xuất tiết của tuyến meibomius (ví dụ rối loạn chức năng tuyến meibomius, trứng cả đỏ) sẽ tăng nguy cơ tắc tuyến meibomius.

Lẹo

Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm khuẩn sinh mủ (thường là staphylococcal) hoặc áp xe. Hầu hết lẹo là tổn thương bên ngoài và là kết quả của tắc nghẽn và nhiễm trùng nang lông và các tuyến liền kề của Zeis hoặc Moll. Sự tắc nghẽn nang có thể liên quan đến viêm bờ mi Viêm bờ mi Viêm bờ mi là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính của bờ mi. Triệu chứng cơ năng và thực thể gồm ngứa và bỏng rát kèm theo đỏ và phù ở bờ mi. Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh và thăm khám. Viêm loét... đọc thêm

. Lẹo bên trong, rất hiếm gặp, là hậu quả của nhiễm trùng tuyến meibomius. Đôi khi viêm mô tế bào Viêm tổ chức hốc mắt và viêm tổ chức trước vách Viêm tổ chức trước vách (viêm quanh hốc mắt) là nhiễm trùng của mí mắt và vùng da xung quanh trước vách. Viêm tổ chức hốc mắt là nhiễm trùng mô hốc mắt sau vách. Nguyên nhân có thể do nhiễm... đọc thêm
đi kèm với lẹo.

Các triệu chứng và dấu hiệu của Chalazion và Hordeolum

Chắp và lẹo đề gây sưng đỏ và đau mi.

Chắp

Ban đầu mi mắt bị sưng tỏa lan. Thỉnh thoảng mi mắt có thể bị sưng phồng lên gây sụp mi hoàn toàn. Sau 1 hoặc 2 ngày, chắp sẽ khu trú vào phần trung tâm của mi mắt. Thông thường, sẽ tiến triển thành dạng nốt sần nhỏ và u cục khu trú. Chắp vỡ thường trào qua mặt trong của mi mắt hoặc thoái triển tự nhiên sau 2 đến 8 tuần. Hiếm khi lẹo tồn tại lâu hơn. Tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí, chắp có thể đè lên giác mạc dẫn tới nhìn mờ nhẹ.

Lẹo

Sau 1 đến 2 ngày, lẹo bên ngoài sẽ khu trú vào bờ mi. Có thể có chảy nước mắt, sợ ánh sáng và cảm giác cộm. Thông thường, một mụn mủ màu vàng nhỏ phát triển ở đáy của lông mi, bao quanh bởi tổ chức mi mắt cương tụ, chai lại và phù tỏa lan. Trong vòng từ 2 đến 4 ngày, tổn thương vỡ và giải phóng mủ sau đó đau đỡ dần và tổn thương dần hồi phục.

Triệu chứng của một lẹo bên trong cũng giống như các triệu chứng của chắp, gây đau đỏ mắt và phù nề khu trú ở bề mặt kết mạc sụn mi sau. Viêm có thể nặng, đôi khi có sốt hoặc ớn lạnh. Kiểm tra kết mạc sụn mi sưng tấy cho thấy một vùng gồ nhẹ hoặc có màu vàng ở vị trí tuyến bị viêm. Sau đó, một áp xe hình thành. Vỡ tự phát là rất hiếm; tuy nhiên, khi nó xảy ra, nó thường xuất hiện ở vùng kết mạc của mi mắt và đôi khi trào qua da. Sự tái phát là phổ biến.

Chẩn đoán Chalazion và Hordeolum

  • Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán chắp và cả hai loại lẹo đều dựa vào lâm sàng; tuy nhiên, trong 2 ngày đầu có thể khó phân biệt về mặt lâm sàng. Bởi vì lẹo bên trong rất hiếm, thường bị bỏ qua cho tới khi viêm nặng hoặc có sốt rét run. Nếu chắp hoặc lẹo nằm gần góc trong mắt hoặc mi dưới, thì phải được phân biệt với viêm túi lệ Viêm túi lệ Viêm túi lệ là nhiễm trùng túi lệ đôi khi dẫn tới tạo thành ổ áp xe. Nguyên nhân thông thường là một loài tụ cầu hoặc phế cầu, điển hình là hậu quả sau tắc nghẽn ống lệ mũi. Trong viêm túi thừa... đọc thêm

và viêm lệ quản Viêm lệ quản Viêm lệ quản là phản ứng viêm ở lệ quản. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm lệ quản là nhiễm trùng Actinomyces israelii, một vi khuẩn Gram dương với sợi nhánh mảnh, nhưng các vi... đọc thêm , thông qua lưu ý vị trí chai và tăng cảm giác da tối đa (ví dụ, chắp nằm ở dưới dây chằng mi trong gần bờ của mũi phân biệt với viêm túi lệ và trùm qua điểm lệ phân biệt với viêm lệ quản).

Chắp mạn tính không đáp ứng với điều trị cần sinh thiết loại trừ u mi mắt.

Điều trị Chalazion và Hordeolum

  • Chườm ấm

  • Đôi khi là chích rạch hoặc dùng thuốc như tiêm corticosteroid (cho chắp) hoặc kháng sinh đường uống (đối với lẹo)

Có thể chườm ấm trong 5 đến 10 phút, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày để đẩy nhanh quá trình khỏi chắp và lẹo ngoài mi mắt.

Chắp

Chích rạch và nạo hoặc tiêm corticosteroid vào ổ chắp (0,05 đến 0,2 mL triamcinolone 25 mg/mL) có thể được chỉ định nếu chắp lớn, mất thẩm mĩ và kéo dài vài tuần mặc dù đã điều trị bảo tồn.

Lẹo

Lẹo bên ngoài không đáp ứng với chườm ấm có thể được rạch bằng lưỡi dao sắc và mảnh. Kháng sinh toàn thân (ví dụ, dicloxacillin hoặc erythromycin 250 mg uống 4 lần một ngày) được chỉ định khi viêm tổ chức trước vách Viêm tổ chức hốc mắt và viêm tổ chức trước vách Viêm tổ chức trước vách (viêm quanh hốc mắt) là nhiễm trùng của mí mắt và vùng da xung quanh trước vách. Viêm tổ chức hốc mắt là nhiễm trùng mô hốc mắt sau vách. Nguyên nhân có thể do nhiễm... đọc thêm

kèm theo lẹo.

Điều trị lẹo bên trong là kháng sinh đường uống và rạch tháo mủ nếu cần. Kháng sinh bôi thường kém hiệu quả.

Những điểm chính

  • Chắp và lẹo thường gây sưng đỏ và đau mi ban đầu và có thể khó phân biệt trên lâm sàng trong vài ngày.

  • Lẹo gây đau và khu trú ở bờ mi.

  • Chườm ấm có thể giúp nhanh khỏi.

  • Các phương pháp điều trị khác có thể cần là tiêm corticosteroid vào trong tổn thương (đối với chắp) và chích rạch và/hoặc kháng sinh (đối với lẹo).

Chủ đề