Chùa vạn phúc ở đâu

Đình Vạn Phúc - Hà Đông có từ thời Lê. Thờ thành hoàng: Ả Lã Đê Nương. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1989). Vị trí: XQJG+42, Phố Lụa, P. Vạn Phúc, Q. Hà Đông, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 12km (hướng 7h). Trạm bus lân cận: 233 Vạn Phúc - Hà Đông (xe 19, 22c, 57, 89), BRT Vạn Phúc (33, BRT01).

Lược sử

Làng Vạn Phúc - Hà Đông nổi tiếng trong nước và thế giới vì những thứ lụa từng được nhiều đời vua quan Việt Nam dùng để may long bào và lễ phục. Năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường ra chiến khu đã sống 16 ngày đêm tại một ngôi nhà ở đây và viết bản kêu gọi toàn dân nước ta đứng lên kháng chiến chống quân Pháp tái xâm lược.

Cổng đình Vạn Phúc (Hà Đông). Photo NCCong ©2021

Theo thần phả trong đình làng, thành hoàng Lã Thị Nga, còn gọi Ả Lã Đê Nương sinh tại châu Tụ Long, đạo Tuyên Quang, sau trở thành thứ phi của Cao Biền, Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Khi ông xây xong thành Đại La và ngăn được quân Nam Chiếu, bà đi về phía nam. Đến dòng sông Nhuệ trong xanh thấy cảnh hữu tình, bà ở lại chiêu dân, lập ấp Vạn Bảo [Vạn Bảo năm 1889 đổi tên là Vạn Phúc], dạy nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, không cho phép giết trâu bò. Khi biết tin vua nhà Đường bên Trung Quốc nghe lời gièm pha giết đi Cao Biền, bà đã quyên sinh ở tuổi 44.

Dân làng nhớ công đức cao dày của bà nên lập một miếu thờ nhỏ ở ven sông Nhuệ. Tương truyền có lần Thái uý nhà Lê trung hưng tiến quân ra Bắc đóng ở Sơn Tây, đêm hôm trước trận đánh nằm mộng thấy một mệnh phụ tự xưng là "Thành hoàng đất Vạn Bảo" đến hứa âm phù. Quả nhiên quân nhà Lê chiến thắng quân nhà Mạc. Vua Lê chúa Trịnh đã về thăm Vạn Bảo, làm lễ tạ ơn Thành hoàng và tặng cho dân làng 100 quan tiền để mở rộng ngôi miếu.

Sân đình Vạn Phúc (Hà Đông). Photo NCCong ©2021

Kiến trúc

Đình Vạn Phúc toạ lạc trên mảnh đất rộng ven con đường làng, hiện nay gọi là Phố Lụa. Năm 1878 dưới đời vua Tự Đức, đình từng được đại trùng tu như xây mới. Năm 2012, đình được tôn tạo, nâng cao nền nhưng vẫn giữ nhiều dáng vẻ di tích truyền thống và mang đậm phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.

Cổng đình quay về phía tây-nam nhìn ra ao vuông. Đó là một nghi môn với 4 trụ biểu, quanh thân đắp câu đối chữ Hán, mặt tường phía trước ở hai bên cửa phụ có trang trí 4 bức phù điêu gồm cặp hộ pháp và đôi voi đen. Du khách bước qua cổng vào sân đình sẽ thấy hai dãy tả hữu vu dài ở hai bên và ở giữa là tiền tế xây kiểu phương đình 2 tầng 8 mái, lợp ngọ́i ri. Đại bái để hở ba mặt và kết nối với hậu cung theo hình “chữ Công”. Chính điện và cung cấm được trang hoàng lộng lẫy. Phía cuối dãy tả hữu vu có cửa mở thông vào sân hậu cũng rợp bóng cổ thụ như sân trước.

Tiền tế đình Vạn Phúc (Hà Đông). Photo NCCong ©2021

Di sản

Hàng năm, dân làng Vạn Phúc cứ đến mùng 10 tháng 8 âm lịch lại kỷ niệm sinh nhật của Ả Lã Đê Nương và 25 tháng chạp làm giỗ tưởng nhớ ngày mất của bà. Lễ hội đình làng thì được tổ chức 4 ngày liền từ mùng 10 đến 13 tháng giêng, trong dịp vui này ngoài việc cử hành long trọng các nghi thức rước kiệu, tế lễ còn diễn ra nhiều trò vui dân gian và ca hát văn nghệ.

Trong cung cấm đình làng Vạn Phúc hiện còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong do các triều đình từ đời vua Lê Hiển Tông 黎 顯 宗 (1717–1786) đến đời vua Khải Định 啓 定 帝 (1885–1925) đã ban tặng cho bà. Thông thường theo lệ mỗi khi cúng tế, người ta tôn xưng thần hiệu của bà là “Đương cảnh thành hoàng, quốc vương thiên tử, A Lã Đê Nương, Nga hoàng đại vương” và một trong các mỹ từ mà bà được gia phong là “trinh thục từ hòa”.

Ao đình Vạn Phúc (Hà Đông). Photo NCCong ©2021

Di tích lân cận

©NCCông 2021, Van Phuc community hall

Chùa Phật Tích nhìn từ đỉnh núi Lạn Kha

Chùa Phật Tích (kiến trúc 1991)

Toàn cảnh chùa


Tên thường gọi: Chùa Phật Tích

Chùa thường gọi là chùa Phật Tích, tọa lạc ở sườn núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa cách Hà Nội khoảng 20 km về phía Đông Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được khởi dựng vào khoảng thế kỷ VII – X. Đến thời Lý, chùa được đại trùng tu  quy mô, trở thành một trung tâm Phật giáo. Vào năm 1057, Vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp và đúc pho tượng mình vàng. Thời Trần đã cho lập một Thư viện lớn trên núi Lạn Kha do danh nho Trần Tôn làm Viện trưởng để giảng dạy các sinh đồ.

Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết hằng năm vào ngày mồng 4 tháng giêng mở hội xem hoa, nhiều người đến dâng hương lễ Phật. Chính hội xem hoa này đã dẫn đến câu chuyện lãng mạn “Từ Thức gặp tiên”. Năm 1383, Trần Nghệ Tông tổ chức thi Thái học sinh ở ngay trong chùa, lấy đỗ 30 người.

Ao Long Trì

Quan Âm viện

Chùa được bà Trần Ngọc Am, đệ nhất cung tần của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng cho sủa chữa quy mô vào thế kỷ XVII. Chùa bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1947. Năm 1958, chùa được dựng lại sơ sài. Đến năm 1991, chùa được xây dựng dần theo quy mô kiến trúc cổ. Vườn tháp mộ sau chùa có 32 ngôi tháp. Chùa thờ tượng nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết.

Chùa còn giữ một số tác phẩm điêu khắc thời Lý. Ở thềm bậc nền thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá là sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác, mỗi loại 2 con, mỗi con cao khoảng 2m nằm trên bệ hoa sen, cùng một số di vật khác như đấu kê, chân tảng... Đặc biệt, có một chân tảng chạm khắc thật sinh động các nghệ sĩ đang biểu diễn các nhạc khí gồm: sáo dọc, sáo ngang, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tam, đàn tì bà, trống phách. Đó là dàn nhạc bát âm cổ vào thời Lý. Bát âm là tám chất liệu âm thanh gọi chung cho 8 loại nhạc khí được chế tác bằng 8 chất liệu khác nhau: Thạch (đá, như đàn đá, khánh đá), Thổ (đất, như trống đất của dân tộc Cao Lan), Kim (sắt, có dây bằng sắt), Mộc (gỗ, như song loan, mõ), Trúc (hơi thổi, như tiêu, sáo), Bào (nhạc khí làm bằng vỏ quả bầu, như tính tẩu, đàn bầu), Tì (dây tơ, như đàn nhị, hồ, líu), Cách (da, như trống cái, trống chầu).

Tảng đá phẳng thường gọi là Bàn cờ Tiên

Tượng linh thú bắng đá - thời Lý

Tượng linh thú (mỗi con cao gần 2 met)

Đặc biệt, ở điện Phật, có pho tượng đức Phật ngồi thiền định trên tòa sen cao 1,85m, kể cả bệ là 3m. Một số nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng bệ đá hoa sen có từ thời Lý, còn pho tượng có thể có trước thời Lý. Đây là một kiệt tác điêu khắc bằng đá ở Việt Nam.

Vườn tháp

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường

Video liên quan

Chủ đề