Chương trình đào tạo Quản trị trường học

Bản đặc tả CTĐT 2022 ngành Quản trị kinh doanh tập trung vào giới thiệu những thông tin quan trọng như triết lý, sứ mạng, mục tiêu của ngành Quản trị kinh doanh, giới thiệu chuẩn đầu ra (PLOs) của CTĐT, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở bậc cao sau khi tốt nghiệp, tiêu chuẩn tuyển chọn đầu vào, quá trình đào tạo, các điều kiện tốt nghiệp, các phương pháp dạy và học, các phương pháp đánh giá, hệ thống tính điểm, cấu trúc chương trình, danh sách các học phần, lộ trình học, giới thiệu tóm lược về các học phần và các ma trận cho thấy cách thức mà sinh viên đạt được các PLOs của CTĐT thông qua ma trận giữa chuẩn đầu ra môn học và chuẩn đầu ra CTĐT, ma trận giữa phương pháp dạy - học, phương pháp đánh giá với chuẩn đầu ra CTĐT.

Tập tin : ban-mo-ta-ctdt-nam-2022.pdf

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối với học sinh muốn nâng cao trình độ học vấn và trau dồi kỹ năng của mình, bằng thạc sĩ là một con đường chung. Tùy thuộc vào chương trình và đại học, bằng cấp cao này có thể đạt được trong một đến ba năm và có thể được hoàn thành tại địa phương hoặc từ xa.

Thạc Sĩ Quản Trị Nhà Trường là gì và điều đó có ý nghĩa gì? Bằng cấp này có thể chuẩn bị cho sinh viên để lãnh đạo các trường học của ngày mai bằng cách cung cấp một nền tảng mạnh mẽ trong đạo đức, luật pháp, và thực hành tốt nhất của giáo dục. Thông thường, một phần của kế hoạch mức độ liên quan đến làm việc trong các khu học chánh thực sự hợp tác với chương trình của trường đại học mà học sinh được kinh nghiệm thực hành tạo ra môi trường học tập thành công và thành công. Học sinh được đắm mình trong thế giới quản lý trường học khi họ học các môn học như phương pháp giảng dạy, công nghệ giáo dục, và các chiến lược lãnh đạo trong khi đạt được kinh nghiệm trong thực tế.

Sinh viên hoàn thành bằng cấp thường được chuẩn bị để lãnh đạo các trường học và các chương trình giáo dục trên toàn cầu. Học sinh có thể đạt được khả năng hỗ trợ môi trường học tập đa dạng, đánh giá và nâng cao thành tích học sinh, và phát triển các kỹ năng lãnh đạo quan trọng. Những bằng cấp này không chỉ chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp cho sự nghiệp giáo dục bậc cao mà còn có thể phát triển cá nhân.

Đang cố gắng để ngân sách cho một bằng thạc sĩ? Có rất nhiều yếu tố cần phải cân nhắc, nhiều trong số đó sẽ thay đổi giữa các chương trình. Bạn nên liên hệ với văn phòng tuyển dụng của trường bạn muốn để biết thông tin chi tiết về học phí và lệ phí.

Nhiều đường hướng nghề nghiệp có thể có sẵn cho sinh viên có nền tảng vững mạnh trong quản lý trường học. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vai trò như hiệu trưởng, hiệu trưởng trường đại học, quản trị viên trường học, điều phối viên chương trình giảng dạy, và nhiều vị trí khác trong cả giáo dục công và tư. Các cơ hội việc làm có thể bao gồm các ngành như truyền thông giáo dục, các công ty tư vấn giáo dục, và quản lý đào tạo doanh nghiệp.

Đẩy mạnh tiềm năng nghề nghiệp và đạt được các kỹ năng quan trọng với một Thạc sĩ Quản trị Học đường. Cho dù ở địa phương hay từ xa, có một trường đại học có thể phục vụ các mục đích cụ thể và nhu cầu giáo dục của bạn. Tìm kiếm chương trình của bạn dưới đây và liên hệ trực tiếp với văn phòng tuyển sinh của trường bạn chọn bằng cách điền vào mẫu chính.

NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH (KHÓA 2018-2022):

2 CHUYÊN NGÀNH (CN 1: QT LỮ HÀNH; CN 2: HƯỚNG DẪN DU LỊCH)

1. Mục tiêu:

- Mục tiêu chung:

Đào tạo trình độ đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, chuyên ngành Quản trị lữ hành và chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động:

+ Kiến thức tổng quát về kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến dịch vụ du lịch, lữ hành và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị lữ hành (CN1) và Hướng dẫn du lịch (CN2).

+ Thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ứng xử và giải quyết tốt các vấn đề thuộc lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nội địa và quốc tế; có năng lực nghiên cứu khoa học du lịch để áp dụng vào thực tiễn; có năng lực tư duy phản biện tốt và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; tinh thần trách nhiệm cao, tuân thủ các quy định của pháp luật, hòa đồng với tập thể.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật; kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị lữ hành và Hướng dẫn du lịch để có thể giải quyết các công việc phức tạp; kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức quản lý, điều hành và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể; có khả năng học tập, nghiên cứu chuyên môn ở trình độ cao hơn.

+ Kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong những bối cảnh khác nhau; Kỹ năng hoạch định, tổ chức, thực thi, kiểm tra, kiểm soát các vấn đề liên quan đến chiến lược, kế hoạch kinh doanh du lịch - lữ hành, marketing du lịch, bán hàng cho thị trường trong và ngoài nước; Phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể, đánh giá chất lượng công việc; phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế; khởi nghiệp; khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ để giải quyết các vấn đề về chuyên môn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Quản trị lữ hành và Hướng dẫn du lịch.

+ Thái độ: Trách nhiệm trong công việc đảm nhận; tuân thủ quy định của cơ quan, bảo mật thông tin của tổ chức; trung thực, tự tin, yêu nghề du lịch; Quan hệ tốt với mọi người và có tinh thần phục vụ cộng đồng.

+ Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

Ÿ Hướng dẫn viên du lịch.

Ÿ Nhân viên của các bộ phận kinh doanh, thiết kế và tổ chức tour, tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, trong các doanh nghiệp lữ hành.

Ÿ Nhân viên kinh doanh và phát triển các dịch vụ du lịch tại các khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí, các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông về du lịch.

Ÿ Giảng dạy về lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trình độ Cao đẳng, trung cấp.

Ÿ Chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

+ Trình độ Ngoại ngữ:

Năng lực Tiếng Anh trình độ 3/6 (Theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT, ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).

+ Trình độ Tin học:

Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông).

2. Chuẩn đầu ra:

2.1. Kiến thức:

a. Kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; chính sách pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất.

b. Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

c. Phân tích và vận dụng được các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, quản trị  và các kiến thức chung về du lịch, các dịch vụ du lịch chủ yếu, phương pháp nghiên cứu và thống kê du lịch, văn hóa khu vực Đông Nam Á vào lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

d. Phân tích và vận dụng được các kiến thức về pháp luật du lịch, địa lý du lịch, tuyến điểm du lịch của Việt Nam, các loại hình du lịch chủ yếu, marketing du lịch, vấn đề đạo đức trong kinh doanh và các nghiệp vụ: hướng dẫn du lịch, thiết kế và điều hành tour, xuất nhập cảnh và hàng không, chăm sóc khách hàng, vào lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

e. Phân tích và tổng hợp được những kiến thức chuyên sâu về Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành vào lập kế hoạch, tổ chức quản lý, điều hành và giám sát các quá trình hoạt động cũng như nghiên cứu trong lĩnh vực Quản trị lữ hành (CN 1) và Hướng dẫn du lịch (CN 2).

f. Phân tích và vận dụng được các kiến thức về Quản trị sự kiện du lịch và Dịch vụ bổ sung trong du lịch vào lĩnh vực Quản trị lữ hành (CN 1); Phân tích và vận dụng được các kiến thức về Văn hóa ẩm thực, Tiền tệ và thanh toán quốc tế vào lĩnh vực Hướng dẫn du lịch (CN 2).

g. Phân tích và vận dụng được những kiến thức về Bán và tiếp thị trong lữ hành và Quản trị Quản trị vận chuyển trong lữ hành vào thực tiễn hoạt động kinh doanh lữ hành (CN 1); Phân tích và vận dụng được những kiến thức về Tổ chức sự kiện trong du lịch và Lễ tân ngoại giao vào lĩnh vực Hướng dẫn du lịch (CN 2).

2.2. Kỹ năng:

h. Kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Có thể sử dụng tiếng Anh và công nghệ thông tin cơ bản để hoàn thành tốt các công việc thuộc lĩnh vực Quản trị lữ hành (CN 1) và Hướng dẫn du lịch (CN 2):

- CN 1: Kỹ năng làm việc theo nhóm, giữ chỗ và đặt chỗ, điều hành - quản lý khách và các thu xếp cho tour du lịch, thiết kế chương trình và tính giá tour, hướng dẫn tham quan, chăm sóc khách hàng, thực hiện các giao dịch tài chính, hỗ trợ tiếp thị và bán hàng, điều hành tour và các kỹ năng cần thiết khác của nhân viên lữ hành trong đại lý lữ hành.

- CN 2: Kỹ năng thuyết trình, hướng dẫn tham quan, giao tiếp tốt với du khách và với cộng đồng, thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh, xử lý tình huống và giải quyết khiếu nại của khách, quản lý đoàn và các kỹ năng cần thiết khác của hướng dẫn viên chuyên nghiệp trong môi trường đa văn hóa.

i. Kỹ năng phản biện, truyền đạt, thuyết phục và giải pháp khởi nghiệp trong du lịch; Kỹ năng thu thập, xử lý và phân tích các loại thông tin về lĩnh vực du lịch và kinh doanh lữ hành; Kỹ năng phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể, đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm để giải quyết những vấn đề thực tế về Quản trị lữ hành (CN 1) và Hướng dẫn du lịch (CN 2).

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

j. Làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết hiệu quả các vấn đề, các tình huống xảy ra

trong hoạt động nghề nghiệp; Thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

k. Xây dựng và quản lý kế hoạch phát triển cá nhân về nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và sự phát triển bền vững của du lịch; lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải tiến hiệu quả các hoạt động chuyên môn; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về văn hóa.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa:                       

Tổng số 130 tín chỉ, không kể kiến thức Giáo dục quốc phòng- An ninh: 8 tín chỉ.

- Khối Kiến thức Giáo dục Đại cương 40 tín chỉ, trong đó:

+ Lý luận Chính trị: 10 tín chỉ;

+ Khoa học Xã hội và Nhân văn: 13 tín chỉ;

+ Tiếng Anh: 8 tín chỉ;

+ Công nghệ thông tin cơ bản: 4 tín chỉ;

+ Giáo dục thể chất: 5 tín chỉ;

- Khối Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp 90 tín chỉ, trong đó:

+ Kiến thức Cơ sở ngành: 20 tín chỉ;

+ Kiến thức Ngành: 30 tín chỉ;

+ Kiến thức Chuyên ngành: 40 tín chỉ.

Chương trình đào tạo gồm: 65 tín chỉ lý thuyết (tỷ lệ 50% chương trình), 65 tín chỉ thảo luận, thực hành, thực tập (tỷ lệ 50% chương trình)

4. Đối tượng tuyển sinh:

- Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Theo đề án tuyển sinh đại học hàng năm của Trường Đại học Văn hóa TP.HCM.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

- Sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, chuyên ngành Quản trị du lịch (CN1) và chuyên ngành Hướng dẫn du lịch (CN2);

- Sinh viên tích lũy đủ 130 tín chỉ và hội đủ các điều kiện theo quy chế đào tạo hiện hành của Trường sẽ được công nhận tốt nghiệp.

6. Cách thức đánh giá:

Theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ (Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quyết định số 518/QĐ-ĐHVHHCM, ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP.HCM Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

Điểm học phần được quy định cụ thể như sau:

  Loại

Thang điểm 10

Thang điểm chữ

Xếp loại

Loại đạt

8,5 -> 10,0

A

Giỏi

7,8 -> 8,4

  B +

Khá

7,0 -> 7,7

B

6,0 -> 6,9

  C +

Trung bình

5,0 -> 5,9

C

Loại không đạt

4,6 -> 4,9

  D +

Trung bình yếu

4,0 -> 4,5

D

3,0 -> 3,9

  F +

Kém

0,0 -> 2,9

F

STT/

Mã HP

Học phần

Tín chỉ

Điều kiện tiên quyết

1. Kiến thức Giáo dục đại cương

1.1. Lý luận chính trị (bắt buộc)

ĐDC01

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Phần 1

2

ĐDC02

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Phần 2

3

Sau ĐDC01

ĐDC03

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

ĐDC04

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

2 tiết tham quan tại địa chỉ đỏ

1.2. Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐĐC05

Pháp luật Đại cương

2

ĐDC06

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

ĐDC07

Lịch sử văn minh thế giới

2

ĐDC08

Mỹ học Đại cương

2

ĐDC09

Tâm lý học Đại cương

2

ĐDC10

Xã hội học Đại cương

2

ĐDC11

Tiếng Việt thực hành

2

ĐDC12

Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam

2

1.3. Ngoại ngữ

ĐDC13

Tiếng Anh, Phần 1

4

ĐDC14

Tiếng Anh, Phần 2

4

1.4. Tin học

ĐDC15

Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản

4

1.5. Giáo dục thể chất

ĐDC16

Giáo dục thể chất, Phần 1

2

ĐDC17

Giáo dục thể chất, Phần 2

2

ĐDC18

Giáo dục thể chất, Phần 3

1

1.6. Giáo dục quốc phòng- An ninh

ĐDC19

Giáo dục quốc phòng- An ninh

8

2. Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp

2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành

ĐCS01

Quản trị học

3

ĐCS02

Tổng quan du lịch

3

ĐCS03

Tổng quan dịch vụ lưu trú và ăn uống

3

Sau ĐCS02

ĐCS04

Kinh tế du lịch

3

Sau ĐCS02

ĐCS05

Thực tế nhập môn (3 ngày)

Bắt buộc, Không tích lũy TC

ĐCS06

Kinh tế vĩ mô (chọn ĐCS06  hoặc ĐCS07)

3

ĐCS07

Thống kê du lịch

3

ĐCS08

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

ĐCS09

Giáo dục khởi nghiệp (chọn ĐCS09 hoặc ĐCS010)

3

ĐCS10

Văn hóa Đông Nam Á

3

2.2. Kiến thức ngành

2.1.1. Bắt buộc

ĐQT01

Địa lý du lịch Việt Nam   

3

Sau ĐCS02

ĐQT02

Marketing du lịch

3

Sau ĐCS02

ĐQT03

Tâm lý du khách và Giao tiếp du lịch

3

Sau ĐĐC09, ĐCS02

ĐQT04

Tuyến điểm du lịch Việt Nam

3

Sau ĐQT01

ĐQT05

Pháp luật du lịch

2

Sau ĐĐC05, ĐCS02

ĐQT06

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 1

3

Sau ĐQT05

ĐQT07

Nghiệp vụ xuất nhập cảnh và hàng không

3

Sau ĐQT05

ĐQT08

Du lịch sinh thái

2

Sau ĐCS02

ĐQT09

Thiết kế và điều hành tour

3

Sau ĐQT04

ĐQT10

Thực tế kiến thức ngành (Đồng bằng sông Cửu Long)

1

Sau ĐCS02, ĐQT01

2.2.2. Tự chọn

ĐQT11

Đạo đức trong kinh doanh (chọn ĐQT11 hoặc ĐQT12)

2

Sau ĐCS02

ĐQT12

Du lịch bền vững

2

Sau ĐCS02

ĐQT13

Quản trị du lịch MICE (chọn ĐQT13 hoặc ĐQT14)

2

Sau ĐCS01, ĐCS02

ĐQT14

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

2

2.3. Kiến thức chuyên ngành:

2.3.1. Chuyên ngành Quản trị Lữ hành:

2.3.1.1. Bắt buộc

ĐLH01

Quản trị kinh doanh lữ hành

3

Sau ĐCS01, ĐCS02

ĐLH02

Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch

3

Sau ĐCS01, ĐCS02

ĐLH03

Quản trị điểm đến du lịch

3

Sau ĐCS01, ĐCS02

ĐLH04

Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch

2

Sau ĐCS01, ĐCS02

ĐLH05

Quản trị rủi ro trong du lịch

2

Sau ĐLH01

ĐLH06

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị lữ hành

3

Sau ĐĐC14

ĐLH07

Thực tế chuyên ngành Quản trị lữ hành 1 (Tây Nguyên)

2

Sau ĐQT06, ĐLH01

ĐLH08

Thực tế chuyên ngành Quản trị lữ hành 2 (Xuyên Việt)

2

Sau ĐLH07

2.3.1.2. Tự chọn

ĐLH09

Quản trị thương hiệu (chọn ĐLH09 hoặc ĐLH10)

2

Sau ĐLH01

ĐLH10

Quản trị chiến lược trong tổ chức du lịch

2

Sau ĐLH01

ĐLH11

Tổ chức quản lý đại lý du lịch (chọn ĐLH11hoặc ĐLH12)

2

Sau ĐLH01

ĐLH12

Đàm phán và ký kết hợp đồng du lịch   

2

Sau ĐLH01

2.3.3. Thực tập và khóa luận

ĐLH13

Thực tập giữa khóa

2

Sau ĐLH07

ĐLH14

Thực tập tốt nghiệp

6

Sau ĐLH13

ĐLH15

Khóa luận tốt nghiệp

8

2.3.4. Thay thế khóa luận

ĐLH16

Quản trị vận chuyển trong lữ hành

2

Sau ĐLH01

ĐLH17

Dịch vụ bổ sung trong du lịch

2

ĐLH18

Bán và tiếp thị trong lữ hành

2

Sau ĐLH01

ĐLH19

Quản trị sự kiện du lịch

2

Sau ĐLH01

2.3.2.1. Bắt buộc

ĐHD01

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2

3

Sau ĐQT06

ĐHD02

Nghiệp vụ lữ hành

3

Sau ĐCS02

ĐHD03

Nghệ thuật thuyết trình

2

ĐHD04

Lịch sử Việt Nam

3

ĐHD05

Hoạt náo trong du lịch

2

Sau ĐQT06

ĐHD06

Tiếng Anh chuyên ngành Hướng dẫn du lịch

3

Sau ĐĐC14

ĐHD07

Thực tế chuyên ngành Hướng dẫn du lịch 1 (Tây Nguyên)

2

Sau ĐQT06

ĐHD08

Thực tế chuyên ngành Hướng dẫn du lịch 2  (Xuyên Việt)

2

Sau ĐHD07

2.3.2.2. Tự chọn

ĐHD09

Quy hoạch du lịch (chọn ĐHD09 hoặc ĐHD10)

2

Sau ĐQT01

ĐHD10

Địa lý du lịch thế giới

2

ĐHD11

Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (chọn ĐHD11 hoặc ĐHD12)

2

Sau ĐĐC06

ĐHD12

Kiến trúc và mỹ thuật truyền thống Việt Nam 

2

Sau ĐĐC06

2.3.2.3. Thực tập và khóa luận

ĐHD13

Thực tập giữa khóa

2

Sau ĐHD07

ĐHD14

Thực tập tốt nghiệp

6

Sau ĐHD13

ĐHD15

Khóa luận tốt nghiệp

8

2.3.2.3. Thay thế khóa luận

ĐHD16

Văn hóa ẩm thực

2

ĐHD17

Tiền tệ và thanh toán quốc tế

2

ĐHD18

Lễ tân ngoại giao

2

Sau ĐQT03

ĐHD19

Tổ chức sự kiện trong du lịch

2

Sau ĐCS01, ĐCS02