Chương trình đào tạo Quốc tế học HANU

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ PHÁP NGỮ LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO LOUVAIN, VƯƠNG QUỐC BỈ

(Quyết định số 557/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 02 năm 2013)

Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Công dân Việt Nam có bằng Cử nhân Tiếng Pháp, đăng ký chương trình liên kết đào tạo tại Đại học Hà Nội hoặc công dân khối Cộng đồng chung Châu Âu có bằng Cử nhân Ngôn ngữ Pháp, đăng ký học chương trình liên kết đào tạo tại Trường Đại học Công giáo Louvain; đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Việt Nam và Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của cụm Trường Đại học Công giáo Louvain cùng các yêu cầu tuyển chọn khác của Chương trình liên kết.

Thời gian và chương trình đào tạo:

Thời gian đào tạo 02 năm. Chương trình đào tạo 120 tín chỉ Châu Âu (ECTS), chia 03 phần:

+ Phần 1: Học viên theo học 09 môn học, 45 ECTS theo Khung chương trình đào tạo riêng của mỗi trường, do từng trường chịu trách nhiệm giảng dạy và được trường đối tác công nhận tương đương;

+ Phần 2: Học viên tiếp tục theo học 09 môn học, 45 ECTS theo Khung chương trình đào tạo do hai trường thống nhất xây dựng và được giảng viên của hai trường chịu trách nhiệm giảng dạy. Học viên học một phần thời gian tại Trường Đại học Hà Nội và một phần thời gian tại Trường Đại học Công giáo Louvain;

+ Luận văn Thạc sĩ: Luận văn thạc sĩ tương đương 30 tín chỉ. Học viên có thể lựa chọn bảo vệ luận văn tại Trường Đại học Hà Nội hoặc tại Trường Đại học Công giáo Louvain.

Ngôn ngữ giảng dạy:
 Tiếng Pháp

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Công giáo Louvain cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: 30 học viên/khóa/năm.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam) và Trường Đại học Công giáo Louvain (1, Place de l’Université B-1348 Louvain-la-Neuve, Belgium).

Văn bằng:
 Học viên hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được nhận 02 bằng Thạc sĩ do mỗi Bên liên kết cấp một văn bằng: Bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ Pháp do Trường Đại học Hà Nội cấp theo quy định hiện hành của Việt Nam và Bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học Pháp và Latinh do Trường Đại học Công giáo Louvain cấp theo quy định hiện hành của Vương Quốc Bỉ.

Học phí:

Học phí đối với học viên đăng ký học chương trình liên kết đào tạo tại Trường Đại học Hà Nội là 20.000.000 đồng/học viên/năm. Học phí đối với học viên đăng ký học tại Trường Đại học Công giáo Louvain là 24.500.000 đồng/học viên/năm. Toàn bộ sinh hoạt phí, chi phí vé máy bay đi và về, phí bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác trong giai đoạn đào tạo tại Trường Đại học Công giáo Louvain do học viên tự chi trả.

Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng Khoa Sau Đại học Phòng 211 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội ĐT: 84-4-38544498 Fax: 84-4-38544550 Email:

Website: http://web.hanu.vn/sdh


CHƯƠNG TRÌNH TIẾN SĨ PHÁP NGỮ LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO LOUVAIN, VƯƠNG QUỐC BỈ

(Quyết định số 160/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 01 năm 2013)
Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào: Những người đã có bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ Pháp hoặc bằng Thạc sĩ Ngữ văn Pháp; đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Việt Nam, Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Cụm Trường Đại học Công giáo Louvain và các yêu cầu tuyển chọn của Chương trình liên kết.


Thời gian và chương trình đào tạo:

Thời gian đào tạo 03 năm đến 05 năm. Chương trình đào tạo chia 03 phần:

+ Phần bổ sung kiến thức: Nghiên cứu sinh theo học bổ sung 03 môn học, 15 tín chỉ Châu Âu (ECTS) và thực hiện 01 bài tổng luận một số công trình nghiên cứu tại Trường Đại học Hà Nội;

+ Chuyên đề tiến sĩ: Nghiên cứu sinh thực hiện 03 chuyên đề, 45 tín chỉ Châu Âu (ECTS) và các hoạt động khoa học khác dưới sự hướng dẫn tổ chức thực hiện của Trường Đại học Công giáo Louvain;

+ Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ theo từng giai đoạn luân phiên tại Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Công giáo Louvain (ít nhất 25% thời gian nghiên cứu ở mỗi trường) dưới sự đồng hướng dẫn của ít nhất một giảng viên ở mỗi trường.

Ngôn ngữ giảng dạy, viết và bảo vệ luận án: Tiếng Pháp

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học Công giáo Louvain cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Quy mô đào tạo: 10 nghiên cứu sinh/năm.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam) và Trường Đại học Công giáo Louvain (1, Place de l’Université B-1348 Louvain-la-Neuve, Belgium).

Văn bằng:
 Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sẽ được nhận 02 bằng tiến sĩ do mỗi Bên liên kết cấp một văn bằng: Bằng Tiến sĩ Ngôn ngữ Pháp do Trường Đại học Hà Nội cấp theo quy định hiện hành của Việt Nam và Bằng Tiến sĩ Ngữ văn do Trường Đại học Công giáo Louvain cấp theo quy định hiện hành của Vương Quốc Bỉ.

Học phí: 
Học phí dự kiến là 15.000.000 đồng/nghiên cứu sinh/năm. Chi phí đi lại, ăn ở và các chi phí phát sinh khác trong quá trình làm nghiên cứu tại Việt Nam và tại Vương Quốc Bỉ do nghiên cứu sinh tự chi trả.

Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng Khoa Sau Đại học Phòng 211 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội ĐT: 84-4-38544498 Fax: 84-4-38544550 Email:

Website: http://web.hanu.vn/sdh

Trường đại học Hà Nội thông báo tuyển sinh ngành ngôn ngữ Nga nhằm đào tạo những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao. Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể ở lại trường tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên quan đến quốc tế hoặc tìm việc tại các cơ quan ngoại giao Trung ương hay địa phương, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các doanh nghiệp liên doanh hay tư nhân, các cơ quan truyền thông báo chí.

Theo chương trình tuyển sinh của trường.


- Các nền văn hoá và dân tộc thế giới - Các tổ chức phi chính phủ và phát triển - Cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam - Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - Chuyên sâu về quan hệ đối ngoại Việt Nam - Chuyên sâu về quan hệ quốc tế - Cơ sở văn hoá Việt Nam - Đánh giá tác động của môi trường đối với các dự án - Hệ thống pháp luật Việt Nam - Kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp đa văn hoá - Luật pháp quốc tế - Môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam - Môi trường và phát triển - Nhân chủng học - Nhân quyền và chính sách quốc gia - Phương pháp nghiên cứ - Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ - Quan hệ thương mại đối ngoại Việt Nam - Sự hình thành Đông Á - Sự hình thành nước Mỹ - Vấn đề giới và phát triển - Văn minh thế giới - Xã hội dân sự

- Xã hội học đại cương

Từ Khóa:

Cử nhân ngành quốc tế học, Đào tạo ngành quốc tế học, Tuyển sinh ngành quốc tế học, Đào tạo cử nhân quốc tế học

Chương trình đào tạo Quốc tế học HANU

Đại học Hà Nội (tiền thân là trường Đại học Ngoại ngữ) là trường đại học công lập, được thành lập năm 1959. Trường Đại học Hà Nội là cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Ngoài ra, trường Đại học Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học nước ngoài; bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý của các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong cả nước. Thực hiện phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo. Mục tiêu đào tạo của nhà trường không chỉ cung cấp kiến thức mà còn coi trọng định hướng phát triển năng lực làm việc cho sinh viên. Trường Đại học Hà Nội từng bước hội nhập giáo dục quốc tế, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo nhằm trang bị cho người học kỹ năng làm việc, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn và khả năng thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.

It looks like you were misusing this feature by going too fast. You’ve been temporarily blocked from using it.

If you think that this doesn't go against our Community Standards, let us know.

Chương trình đào tạo Quốc tế học HANU

Trong thời đại Việt Nam đang ngày càng hội nhập, nhu cầu về nguồn nhân lực đảm nhiệm vai trò kết nối giữa các quốc gia trên thế giới là rất lớn. Ngành Quốc tế học ra đời như để giải quyết vấn đề cấp thiết và quan trọng này. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Ngành Quốc tế học tại trường Đại học Hà Nội có gì đặc biệt nhé.

Chương trình đào tạo Quốc tế học HANU

Ngành Quốc tế học

1. Quốc tế học là ngành gì?

Quốc tế học là ngành học về kiến thức ngoại giao và đối ngoại, nghiên cứu các kiến thức liên ngành dựa trên các khoa học khác như chính trị, xã hội, luật, truyền thông, nhân văn,…trong đó kiến thức trọng tâm nghiên cứu là các vấn đề tồn động trong quá khứ và hiện tại; các lĩnh vực đời sống, xã hội, hòa bình, xung đột của các quốc gia trên thế giới.

Sinh viên khi học ngành Quốc tế học sẽ được trang bị các kiến thức như:;

– Kiến thức về quan hệ quốc tế, lịch sử và văn hóa, lý luận lịch sử của các quốc gia trên thế giới, kiến thức về luật quốc tế,…

– Các kiến thức về kỹ năng ngoại giao, nghiệp vụ ngành quốc tế học.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Quốc tế học cần phải có phẩm chất đạo đức và chính trị tốt, đáp ứng yêu cầu tối thiểu khi làm việc trong các cơ quan, tổ chức về hoạt động đối ngoại của nước ta.

2. Ngành Quốc tế học tại Đại học Hà Nội có gì đặc biệt?

Với hệ thống giảng dạy từ chương trình học tiên tiến, ngành Quốc tế học tại Đại học Hà Nội được chia thành hai phần nội dung chính bao gồm:

– Hệ thống kiến thức đại cương giúp các em sinh viên có nền tảng vững chắc về ngành này, cũng như phần nào cảm nhận, yêu thích ngành học Quốc tế học.

– Các môn chuyên ngành thuộc ngành Quốc tế học giúp sinh viên hiểu sâu về ngành và các kiến thức chuyên môn phục vụ công việc sau này.

Ngoài ra, sinh viên cần học sâu về lịch sử để có thể hiểu rõ về một đất nước nào đó, từ đó bạn mới có thể làm tốt trọng trách kết nối giữa hai đất nước.

Đặc biệt, ở bất kỳ ngành học nào sinh viên Đại học Hà Nội cũng sẽ được trau dồi kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh để có thể dễ dàng giao lưu và hội nhập thế giới.

Ngành Quốc tế học tại Đại học Hà Nội có 04 định hướng cho sinh viên theo học:

– Định hướng Quan hệ quốc tế

– Định hướng Kinh tế quốc tế

– Định hướng Nghiên cứu phát triển

– Định hướng chính sách công

Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các khóa tập huấn kỹ năng mềm, kỹ năng tìm kiếm việc làm do Nhà trường và Khoa tổ chức. Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình kiến tập, thực tập, dự án phát triển cộng đồng quốc tế cùng các bạn sinh viên nước ngoài.

Sau khi hoàn thành xong chương trình học, sinh viên có thể tiếp tục học Thạc sĩ trong và ngoài nước.

Hiện này trường Đại học Hà Nội có gần 300 sinh viên đang theo học ngành Quốc tế học, bao gồm cả sinh viên nước ngoài như Mỹ, Úc, Áo, Thụy Điển,…Sinh viên được học trong môi trường năng động, tự tin, hội nhập đa văn hóa, chủ động tìm kiếm và tham gia nhiều chương trình ngoại khóa như từ thiện, câu lạc bộ, giao lưu hoặc trao đổi sinh viên với các trường Đại học và ngoài nước. Sinh viên nhận các học bổng toàn phần và bán toàn phần của Nhà trường dành cho sinh viên học giỏi và sinh viên thuộc diện chính sách, sinh viên có thể nhận được học bổng từ các tổ chức, doanh nghiệp, chương trình trao đổi sinh viên của châu Âu như Erasmus+.

3. Điểm chuẩn Ngành Quốc tế học tại Đại học Hà Nội

4. Ngành Quốc tế học ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đủ kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ để tham gia vào thị trường chất lượng cao liên quan đến ngành Quốc tế học tại Việt Nam và nước ngoài. Sinh viên có thể tham khảo những vị trí như:

– Công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương, các vụ hợp tác quốc tế thuộc các cán bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí (VOV,VTV,…)

– Nghiên cứu giảng dạy về các vấn đề quốc tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.

– Ngoài ra, có thể làm tại các bộ phận liên quan đến truyền thông đối ngoại, marketing, PR,…của các công ty.

Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình chọn ngành, chọn nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân mình.