Chương trình ho là gì

Hàng năm Bộ Ngoại giao Hoa kỳ thực hiện khoảng 55.000 visa định cư (thẻ xanh) cho người nhập cư nước ngoài tham gia Chương trình Visa Định cư Đa dạng. Những người nhận được visa qua chương trình này được chọn ngẫu nhiên bởi một chương trình máy vi tính. Vì lý do này, Chương trình Visa Định cư Đa dạng cũng được gọi là xổ số thẻ xanh visa. Chương trình xổ số này được thiết lập bởi Đạo luật Nhập cư 1990 của Quốc hội Hoa kỳ nhằm đa dạng hóa nhân khẩu học văn hóa và dân tộc trong phạm vi Hoa kỳ. Cuộc xổ số thẻ xanh chỉ dành cho các đương đơn được chấp thuận từ các quốc gia có tỷ lệ lịch sử nhập cư vào Mỹ thấp.

Nếu trên 50.000 người nhập cư vào Mỹ chỉ từ một quốc gia đơn lẻ qua thời gian 5 năm trước đó, thì các đương đơn từ quốc gia này sẽ không đạt tiêu chuẩn để tham gia Chương trình Visa Đa dạng này. Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về quốc gia đủ điều kiện, những người có triển vọng tham gia chương trình visa đa dạng còn phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về giáo dục và nghề nghiệp. Người nộp đơn chương trình này phải nộp đơn điện tử qua một khung thời gian đăng ký eo hẹp. Thời gian bắt đầu đăng ký chương trình xổ số visa 2013 (DV 2013) là từ ngày 4 tháng Mười, 2011 đến ngày 5 tháng Mười một, 2011. Ngày tháng của thời gian đăng ký cho năm 2014 chưa được thông báo.

Đủ Điều kiện Chương trình Xổ số Visa

Người nộp đơn phải là người bản xứ của một nước đủ tiêu chuẩn và phải đáp ứng các yêu cầu về giáo dục và việc làm thích hợp tham gia chương trình xổ số thẻ xanh. Mục đích của chương trình visa đa dạng là nhằm khuyến khích sự nhập cư từ các nước có lịch sử tỷ lệ nhập cư vào Mỹ thấp. Vì điều này nên những người từ các nước đã gởi 50.000 hay nhiều hơn người nhập cư vào Hoa kỳ trong 5 năm trước đó sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình này. Tuy nhiên, người nộp đơn từ các nước này có thể vẫn đủ điều kiện theo 2 cách. Thứ nhất, họ có thể đủ điều kiện nếu người phối ngẫu của họ là một người bản xứ của một nước đủ điều kiện. Thứ hai, người nộp đơn từ các nước không đủ điều kiện cũng có thể nộp đơn nếu cha mẹ của họ đã không được sinh ra ở đó hoặc đã cư ngụ ở đó vào thời điểm người nộp đơn được sinh ra. Cha mẹ của người nộp đơn cũng phải là người bản xứ của một nước đủ điều kiện. Kiểm tra bên dưới xem danh sách các nước không đủ điều kiện tham gia chương trình xổ số thẻ xanh 2013.

Các Nước Không đủ Điều kiện tham gia Xổ số Thẻ xanh 2013

Bangladesh

Ecuador

Mexico

Cộng hòa Dominica

Brazil

El Salvador

Pakistan

Jamaica

Canada

Guatemala

Peru

Việt Nam

Trung quốc

Haiti

Philippines

Vương quốc Anh (Trừ Bắc Ireland)

Colombia

Ấn độ

Nam Hàn

 

Ngoài các yêu cầu về quốc gia, người nộp đơn chương trình xổ số visa còn phải đáp ứng các yêu cầu về giáo dục và việc làm. Người nộp đơn phải hoàn tất một chương trình giáo dục tiểu học và trung học 12 năm, ví dụ như trường trung học cấp 3. Tuy nhiên, người nộp đơn cũng có thể đủ điều kiện nếu có 2 năm kinh nghiệm làm việc với một công việc yêu cầu ít nhất 2 năm kinh nghiệm hoặc học tập để thực hiện công việc. Nếu người nộp đơn tương lai không thể đáp ứng các yêu cầu về giáo dục hoặc việc làm, thì họ không đủ điều kiện tham gia chương trình xổ số thẻ xanh.

Quy trình Nộp đơn

Người nộp đơn đủ điều kiện phải nộp đơn điện tử tham gia chương trình xổ số via tại trang web xổ số visa đa dạng của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ. Người nộp đơn chỉ có thể nộp đơn trong khoảng thời gian hàng năm do Bộ Ngoại giao Hoa kỳ chọn. Chương trình xổ số năm 2013 đã kết thúc và ngày đăng ký xổ số 2014 chưa được thông báo. Người nộp đơn phải nộp mẫu DS 5501, cũng được gọi là Mẫu Visa Nhập cảnh Đa dạng Điện tử (mẫu nhập cảnh E-DV) theo trang web xổ số visa đa dạng. Mẫu này thu thập các thông tin về lý lịch bao gồm tên, giới tính, nơi sinh, nước mang quốc tịch, tình trạng hôn nhân, và thông tin liên lạc của người nộp đơn. Những người có triển vọng tham gia xổ số visa đa dạng cũng phải cung cấp một ảnh kỹ thuật số của mình cùng với đơn. Nộp đơn không phải tốn phí. Người nộp đơn phải kiểm tra trang web của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ để biết khi nào người trúng xổ số được công bố. Những người nhập cư được cấp visa xổ số đa dạng (DVs) sẽ nhận được một thẻ thường trú, còn gọi là thẻ xanh, cho phép họ sinh sống và làm việc vĩnh cửu ở Hoa kỳ. Người phối ngẫu và con cái của người được cấp visa đa dạng cũng có thể nộp đơn xin cấp thẻ xanh để họ cũng có thể nhập cư vào Hoa kỳ.

Tóm tắt Chương trình Visa Đa dạng

  • 55.000 visa hàng năm được cấp cho những người nộp đơn từ các nước đủ điều kiện
  • Các nước đủ điều kiện là những nước có lịch sử tỷ lệ nhập cư vào Mỹ thấp
  • Mẫu Visa Nhập cảnh Đa dạng Điện tử (mẫu nhập cảnh E-DV) phải được nộp trực tuyến
  • Lập hồ sơ miễn phí
  • Giải quyết hồ sơ tiêu biểu mất từ 6 – 8 tháng

  • Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
    2014-04-29

Nghe bài này

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 hàng triệu binh sĩ chế độ VNCH buông súng để sau đó hơn 200 ngàn sĩ quan và viên chức vào hơn 80 trại cải tạo trong nhà tù của chế độ mới. Những tù nhân ấy sau khi ra trại lại có một chuyến hành trình nữa được gọi là HO để đến Mỹ bắt đầu vào năm 1990.

Mặc Lâm tìm hiểu thêm chương trình nhân đạo có một không hai này qua lời kể của bà Khúc Minh Thơ, một trong những người vận động cho chương trình H.O. thành hình.

Từ Hội Gia đình Tù nhân Chính trị đến H.O.

Sau ngày 30 tháng 4, hai danh từ mới xuất hiện trong từ điển Việt Nam là thuyền nhân và HO. Thuyền nhân là những người không chịu sống trong chế độ mới, vượt biển đông bất chấp sóng gió, cướp biển cùng những nguy hiểm khác để tìm tự do. HO là những sĩ quan, viên chức bị cải tạo ba năm trở lên trong các nhà tù sau khi trình diện Ủy ban Quân quản tại khắp miền Nam để lên đường vào trại cải tạo gọi là học tập. Những sĩ quan viên chức này trở thành HO khi qua cuộc phỏng vấn của phái đoàn Mỹ tại tp HCM và chính thức có danh sách sang Mỹ bắt đầu bằng hai chữ HO.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bên cạnh sĩ quan các cấp, những chính trị gia, nhà báo, dân biểu, lãnh đạo tôn giáo cũng cùng số phận với những người cầm súng. Tất cả đều được gọi là tù nhân cải tạo, tất cả đều bị đối xử như nhau và tất cả đều không có án.

Từ sự gợi ý của ông Lawman, một hội mang tên Gia đình Tù nhân Chính trị Việt Nam thành hình tập hợp vợ con của những người tù cải tạo để có tiếng nói chung

Cuộc sống của những tù nhân này được nuôi dưỡng bằng mồ hôi nước mắt của người thân, cha mẹ vợ con thậm chí là bạn bè, hàng xóm. Cũng có những trường hợp vợ con của họ vượt biên và nơi xa xôi tưởng chừng như mù mịt ấy những món quà nhỏ bé chắt chiu gửi về thăm nuôi họ. Sợi dây ràng buộc mong manh ấy đã ngày một bện chặt hơn khi số thuyền nhân ngày càng nhiều và ý tưởng cứu những người tù cải tạo ra khỏi đất nước một cách hợp pháp đã nảy sinh trong lòng những người vợ của họ đang sống tại Mỹ.

Một trong những người như thế là bà Khúc Minh Thơ, chồng bà là một sĩ quan đã chết trước khi trở thành một HO và bà có rất nhiều bạn bè của chồng vẫn nằm trong trại cải tạo. Bà Khúc Minh Thơ sang Mỹ năm 1977 và ý tưởng vận động cho tù nhân cải tạo vẫn thôi thúc trong lòng bà. Ông Shef Lawman, một chuyên viên của Bộ Ngoại giao Mỹ làm việc tại Việt Nam cho tới phút cuối. Do có vợ Việt ông Lawman hiểu rất rõ tình hình chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam và là người đầu tiên bà Khúc Minh Thơ gặp và trao đổi với ông ý tưởng của mình. Từ sự gợi ý của ông Lawman, một hội mang tên Gia đình Tù nhân Chính trị Việt Nam thành hình tập hợp vợ con của những người tù cải tạo để có tiếng nói chung.

Bà Khúc Minh Thơ kể lại giai đoạn đầu khi bà nghĩ tới bắt tay vào việc vận động này:

Khi mà tôi qua tới đây giống như trong một con đường tăm tối mà tôi phải đi tại vì không làm cách gì ngoài tình thương của gia đình, tình thương của bạn bè mà tôi cùng với anh chị em trong hội Gia đình Tù nhân Chính trị để mà làm. Có hy vọng nhưng không bao giờ nghĩ tới mình sẽ thành công nhưng vì không thể  nào không nghĩ tới những người thân yêu ruột thịt của mình chết trong tù mà mình không làm gì được.

Khi nghe bà Khúc Minh Thơ vận động một việc làm không khác gì mò kim đáy biển như thế rất nhiều người e ngại cho sự thành công là quá ít và kéo dài vô tận vì nước Mỹ vừa mới thất bại trên chiến trường, tiếng nói không còn mạnh như xưa đối với Việt Nam và nhất là dân chúng Mỹ chưa chắc chấp thuận một gánh nặng cho hàng trăm ngàn người Việt như thế. Tuy nhiên nhạc sĩ Nam Lộc lúc đó đang làm việc cho cơ quan thiện nguyện USCC chuyên giúp đỡ người tị nạn tại Mỹ lại không bi quan như vậy căn cứ vào kinh nghiệm của ông:

Người thúc đẩy cho tôi nhiều nhất là ông Robert Funseth, ông ấy đặc trách chương trình tỵ nạn của Bộ ngoại giao, hai nữa người mà theo dõi diễn tiến của tụi tôi nhiều nhất là ông Shef Lowman, ông ấy là nhân viên của Bộ ngoại giao.....Ngoài ra bên lập pháp còn có TNS John McCain và TNS Robert Kennedy

bà Khúc Minh Thơ

Việc tranh đấu cho những người tù nhân chính trị bị cộng sản giam giữ mà họ gọi là cải tạo rất nhiều người nghĩ rằng là một nỗ lực không tưởng, khó để thành công. Nhưng cá nhân tôi thì tôi rất tin tưởng. Cũng những suy nghĩ tiêu cực như vậy đã xảy ra trước đó cả chục năm khi cơ quan thiện nguyện USCC cùng một số cơ quan định cư khác nỗ lực thành lập chương trình ODP thành ra chúng tôi nghĩ nếu ODP thành công thì việc tranh đấu cho các tù nhân chính trị này cũng không phải là điều không tưởng.

Bà Khúc Minh Thơ (thứ 2 từ trái) trong một buổi lễ của cựu tù nhân chính trị . Blog Nối Vòng Tay Bè Bạn

Một người Mỹ khác có công rất nhiều trong việc vận động cho chương trình này là ông Robert Funseth, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Chương trình Tỵ nạn. Ông là một nhà ngoại giao dành hầu như toàn bộ cuộc đời ngoại giao của ông tại Việt Nam từ khi bước chân sang cho tới khi miền Nam sụp đổ. Ông chứng kiến nhiều cảnh chiến đấu của người lính VNCH và rất hăng hái trong việc vận động tổng thống Reagan và Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như đứng ra thương thuyết thẳng với Việt Nam về vấn đề trao đổi đối với những người tù chính trị. Bà Khúc Minh Thơ cho biết thêm về ông và những người như ông trong tiến trình giúp bà vận động:

Người thúc đẩy cho tôi nhiều nhất là ông Robert Funseth, ông ấy đặc trách chương trình tỵ nạn của Bộ ngoại giao, hai nữa người mà theo dõi diễn tiến của tụi tôi nhiều nhất là ông Shef Lowman, ông ấy là nhân viên của Bộ ngoại giao, hiểu nhiều nhất chương trình tù nhân chính trị, cũng như những người bị bắt ở tù thành ra rất là ủng hộ tôi về vấn đề này. Ngoài ra bên lập pháp còn có Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị sĩ Robert Kennedy và hầu hết phần đông những thượng nghĩ sĩ, dân biểu mà hồi xưa là cựu chiến binh Hoa Kỳ họ hiểu hoàn cảnh của anh em họ rất là ủng hộ.

Chuyến bay HO đầu tiên

Đoạn đường vận động phía Hoa Kỳ chấp nhận thương thuyết đã gian nan, nhưng về phía Việt Nam, nơi nắm giữ vận mạng của hàng trăm ngàn tù nhân chính trị cũng không phải là dễ thuyết phục khi bản thân chính quyền đang say sưa trên chiến thắng, bà Khúc Minh Thơ kể:

Cuối cùng tôi lên gặp tòa đại sứ của Việt Nam cộng sản ở New York. Tôi nhớ là ngày 30 tháng 4...tôi được Bộ Ngoại giao và Quốc hội sắp xếp cho tôi gặp ở trên đó để đòi cho được họ thả tù nhân chính trị và định cư ở Mỹ. Ba tháng sau cái ngày cuối cùng đó thì họ chấp thuận ký cái thỏa hiệp, agreement để cho tù nhân chính trị ra đi là ngày 30/7/1989

bà Khúc Minh Thơ

Mình vận động rất là lâu tới chừng cuối cùng tôi lên gặp tòa đại sứ của Việt Nam cộng sản ở New York. Tôi nhớ là ngày 30 tháng 4, tôi luôn luôn lấy ngày 30 tháng 4 như một điểm quan trọng, tôi được Bộ Ngoại giao và Quốc hội sắp xếp cho tôi gặp ở trên đó để đòi cho được họ thả tù nhân chính trị và định cư ở Mỹ. Ba tháng sau cái ngày cuối cùng đó thì họ chấp thuận ký cái thỏa hiệp, agreement để cho tù nhân chính trị ra đi là ngày 30 tháng 7 năm 1989.

Ngày mà ông Funseth và phái đoàn đi qua để thương thuyết cái thỏa hiệp này tôi vô tới Bộ Ngoại giao cầu chúc ông ấy thành công thì ông ấy cho tôi một lịch trình làm việc của ông ấy, tôi để cái lịch trình ấy trước mặt để mà cầu nguyện.

Khi ông Funseth tới phi trường Bangkok thì ông gọi cho vợ là bà Funseth để bà này báo tin cho tôi biết là đã ký xong. Lúc đó không thể tưởng tượng, không thể nói được lời nào vì mình đâu có nghĩ kết quả lại trọn vẹn như vậy.

Ngày 5 tháng 1 năm 1990 có lẽ là ngày lịch sử đối với hàng trăm ngàn người trong đại gia đình tù nhân chính trị Việt Nam. Chuyến bay chở nhóm HO đầu tiên ghé Bangkok làm thủ tục trung chuyển sang Mỹ đã làm cộng đồng người Việt tại Mỹ theo dõi từng giây phút. Sau bao nhiêu năm chờ đợi trong một đống tin tức lệch lạc thậm chí sai sự thật thì những tù nhân ấy đã chính thức bước chân xuống Mỹ. Nhạc sĩ Nam Lộc kể lại ngày vui mừng ấy khi ông ra phi trường đón những người tù nhân này trong nhóm người ra đi đầu tiên dưới cái tên HO1.

Khi những người trong đợt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ thì đó là một ngày chúng tôi chờ mong, một ngày giấc mơ đã thành sự thật. Tôi đã ra phi trường đón tiếp những người đầu tiên trong số đó có anh Nguyễn Tiến Chỉnh một người bạn thân của chúng tôi từ khi còn rất trẻ. Anh là một trung úy không quân, một thành viên của ban nhạc Spot Light và là một trong những người thuộc nhóm đầu tiên đến Hoa Kỳ.

Cái chữ HO hồi đó có nhiều người hỏi tôi cho nên tôi hỏi lại những người làm việc tại BNG phòng đặc trách về người tỵ nạn thì họ nói hai chữ HO của bên Việt Nam chứ không phải của Bộ Ngoại giao hay chính phủ Hoa Kỳ...Bộ Ngoại giao họ thì thường trong ba tháng họ gửi cho chúng tôi để biết cái CT tỵ nạn đã có bao nhiêu người qua thì họ gọi là Political Prisoners Sub-Committee chứ họ không gọi là HO

bà Khúc Minh Thơ

Tuy nhiên, sau khi 5 năm trôi qua chương trình HO phải ngưng lại vì Quốc hội chỉ cho phép với giới hạn 5 năm. Sự ngưng lại ấy lại làm cho những người vận động cho chương trình một lần nữa phải tìm cách đối phó, bà Khúc Minh Thơ kể:

Ở trong Quốc hội Bộ Ngoại giao họ nói với tôi nếu tôi xin nhiều thì Quốc hội sẽ không chấp thuận thành ra khi đầu tiên bắt đầu xin cho chương trình đó vào năm 1990 là tới 1996 là 5 năm cho chương trình HO. Sau đó ông Funseth các người bên văn phòng của McCain, Kennedy nói rằng sau đó thì sẽ xin lại thêm chứ bây giờ mà xin 10 năm, 20 năm thì họ đâu có chịu! nhưng tù nhân mà xin 5 năm thì làm sao cho đủ? Vì vậy tới năm 1996 nó ngưng thì tôi lại phải vận động để 10 năm sau, năm 2005 tôi mới có được cái thỏa hiệp thứ hai để cho chương trình HO tiếp tục, tuy nhiên những người nào đã được chấp thuận (approve) rồi thì tiếp tục ra đi cho tới khi nào tới Mỹ.

Cho tới nay hai chữ HO vẫn là cái tên chính thức cho chương trình ra đi này. Nhiều người tra tìm chữ viết tắt của HO đã không hài lòng về kết quả của nó. Một lần nữa bà Khúc Minh Thơ cho biết nguồn gốc của hai từ này, nó không phải của Mỹ mà là từ Việt Nam:

Cái chữ HO hồi đó có nhiều người hỏi tôi cho nên tôi hỏi lại những người làm việc tại Bộ Ngoại giao phòng đặc trách về người tỵ nạn thì họ nói hai chữ HO của bên Việt Nam chứ không phải của Bộ Ngoại giao hay chính phủ Hoa Kỳ. Đầu tiên HO 1 mới kêu là HO cho tới khi HO10 thì không còn là HO nữa mà là H10. Bộ Ngoại giao họ thì thường trong ba tháng họ gửi cho chúng tôi để biết cái chương trình tỵ nạn đã có bao nhiêu người qua thì họ gọi là Political Prisoners Sub-Committee chứ họ không gọi là HO.

Theo nhạc sĩ Nam Lộc cũng là giám đốc USCC tại miền Nam California cho biết có khoảng trên dưới 200 ngàn tù nhân chính trị và gia đình đã sang Mỹ theo diện HO kéo dài cho tới năm 2008 thì mới chính thức chấm dứt.

Đó là sự chờ đợi của tất cả những người Việt ờ hải ngoại cũng như thân nhân những người tù nhân chính trị họ vui mừng không còn chỗ nào vui hơn sau năm 1975. Đó là niềm vui cho tất cả mọi người Việt Nam.

Sự ra đi chính thức của hàng trăm ngàn tù nhân chính trị và thân nhân có thể được xem là một phép lạ của thượng đế bù đắp những khốn khổ, chết chóc mà dân tộc này phải chịu. Các thế hệ nối tiếp đã có những thành tựu trong nhiều lĩnh vực tại Hoa kỳ do con em HO thực hiện. Thành quả ấy không phải do một mình bà Khúc Minh Thơ, tổng thống Reagan, ông Funseth hay John McCain, hoặc Robert Kennedy mà là kết hợp của tất cả trong niềm tin: đây là một đất nước hình thành từ di dân, do đó mọi ý tưởng cứu người bị ngược đãi, đàn áp là phương châm đầu tiên của cả dân tộc này để rồi những người di dân sau tiếp tục phát triển, bồi đắp triết lý nhân văn ấy.

Video liên quan

Chủ đề