Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 138/QĐ-TTg ngày 26/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Quyết định bổ sung thêm mục tiêu cụ thể của đề án là: Đến năm 2025, cơ sở dữ liệu 4.000 hồ sơ công nghệ nước ngoài được tổng hợp; 400 công nghệ được chuyển giao; 10 công nghệ được giải mã, làm chủ; 4.000 cán bộ, kỹ thuật viên, quản trị viên trong các doanh nghiệp, tổ chức được tập huấn, đào tạo về tìm kiếm công nghệ, giải mã làm chủ công nghệ, đánh giá công nghệ, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến; thiết lập mạng lưới 200 đối tác công nghệ quốc tế; số lượng dự án FDI có chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước tăng trung bình 10%/năm; 30% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực trong các ngành ưu tiên có đầu tư hạ tầng nghiên cứu phát triển phục vụ chuyển giao, hấp thụ công nghệ.

Năm 2030 Việt Nam muốn có 1.000 công nghệ từ nước ngoài được chuyển giao. (Ảnh minh họa)

Đến năm 2030, cơ sở dữ liệu 10.000 hồ sơ công nghệ nước ngoài được tổng hợp; 1.000 công nghệ được chuyển giao; 30 công nghệ được giải mã, làm chủ; 10.000 cán bộ, kỹ thuật viên, quản trị viên trong các doanh nghiệp, tổ chức được tập huấn, đào tạo về tìm kiếm công nghệ, giải mã làm chủ công nghệ, đánh giá công nghệ, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến; thiết lập mạng lưới 500 đối tác công nghệ quốc tế; số lượng dự án FDI có chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước tăng trung bình 15%/năm; 70% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực trong các ngành ưu tiên có đầu tư hạ tầng nghiên cứu phát triển phục vụ chuyển giao, hấp thụ công nghệ.

Bên cạnh đó, Quyết định cũng sửa đổi nội dung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ thông qua đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài hoặc mời chuyên gia nước ngoài làm việc và đào tạo tại Việt Nam.

Hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng về tìm kiếm, đàm phán, đánh giá, thẩm định giá, chuyển giao, hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp: nghiên cứu, đào tạo, tìm kiếm, phân tích, đánh giá, thẩm định, giải mã, chuyển giao công nghệ; chi phí thuê chuyên gia công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia công nghệ nước ngoài trong việc kết nối, tìm kiếm, tư vấn chuyển giao công nghệ.

Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án chuyển giao, giải mã, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác tài sản trí tuệ, tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng.

(KTSG Online) – Mục tiêu đến năm 2025 là thiết lập mạng lưới 200 đối tác công nghệ quốc tế và số lượng dự án FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) có chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước tăng trung bình 10%/năm…

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong ảnh là lắp ráp ô tô của một doanh nghiệp châu Âu. Ảnh minh họa: TL

Đây là những nội dung đáng chú ý trong Quyết định 138/QĐ-TTg ngày 26-1-2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27-12-2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Ngoài những mục tiêu trên, theo website Chính phủ, Quyết định 138/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký còn bổ sung thêm mục tiêu cụ thể khác của đề án là đến năm 2025, cơ sở dữ liệu 4.000 hồ sơ công nghệ nước ngoài được tổng hợp; 400 công nghệ được chuyển giao; 10 công nghệ được giải mã, làm chủ.

Ngoài ra, đến thời gian nói trên có 4.000 cán bộ, kỹ thuật viên, quản trị viên trong các doanh nghiệp, tổ chức được tập huấn, đào tạo về tìm kiếm công nghệ, giải mã làm chủ công nghệ, đánh giá công nghệ, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến; và 30% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực trong các ngành ưu tiên có đầu tư hạ tầng nghiên cứu phát triển phục vụ chuyển giao, hấp thụ công nghệ.

Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, cơ sở dữ liệu 10.000 hồ sơ công nghệ nước ngoài được tổng hợp; 1.000 công nghệ được chuyển giao; 30 công nghệ được giải mã, làm chủ.

Cũng đến năm 2030, có 10.000 cán bộ, kỹ thuật viên, quản trị viên trong các doanh nghiệp, tổ chức được tập huấn, đào tạo về tìm kiếm công nghệ, giải mã làm chủ công nghệ, đánh giá công nghệ, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Thiết lập mạng lưới 500 đối tác công nghệ quốc tế; số lượng dự án FDI có chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước tăng trung bình 15%/năm; 70% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực trong các ngành ưu tiên có đầu tư hạ tầng nghiên cứu phát triển phục vụ chuyển giao, hấp thụ công nghệ, theo website Chính phủ.

Về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án, Quyết định cũng sửa đổi nội dung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ thông qua đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài hoặc mời chuyên gia nước ngoài làm việc và đào tạo tại Việt Nam.

Hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng về tìm kiếm, đàm phán, đánh giá, thẩm định giá, chuyển giao, hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Giải pháp về triển khai hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam cũng được sửa đổi. Theo đó, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp: nghiên cứu, đào tạo, tìm kiếm, phân tích, đánh giá, thẩm định, giải mã, chuyển giao công nghệ; chi phí thuê chuyên gia công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia công nghệ nước ngoài trong việc kết nối, tìm kiếm, tư vấn chuyển giao công nghệ.

Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án chuyển giao, giải mã, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác tài sản trí tuệ, tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng.

Cập nhật vào: Thứ ba - 08/01/2019 12:17 Cỡ chữ

 

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030’’ (Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018).

Mục tiêu của Đề án nhằm định hướng chính sách hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các công nghệ nguồn, công nghệ cao, công nghệ nền tảng nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ, năng lực công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó một số ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và tăng cường bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Đề án phấn đấu hoàn thiện cơ chế chính sách, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; tập trung phát triển một số ngành ưu tiên: thông tin và truyền thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, tài nguyên và môi trường. Trong đó chú trọng một số lĩnh vực: công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; dược phẩm, chẩn đoán và điều trị bệnh. Đồng thời, nâng cao năng lực công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp phục vụ hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

Giải pháp đặt ra trong thời gian tới là xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xác định định hướng ưu tiên chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực theo từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu đổi mới, trình độ sản xuất và năng lực làm chủ, tự thiết kế, sáng tạo công nghệ trong nước; triển khai hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

Trong đó, Đề án sẽ thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, phát triển thị trường, tạo lập thị trường ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, đặc biệt là các chính sách ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nước tạo ra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật so với nước ngoài trong các dự án đầu tư; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm thông tin công nghệ, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực làm chủ, phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia...

NASATI

Video liên quan

Chủ đề