Chuyên de bồi dưỡng học sinh năng khiếu

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Ngày đăng:14/11/2019 - 21:17

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương và đất nước nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, cá nhân tôi đã được nhà trường và tổ chuyên môn phân công nhiệm vụ ôn học sinh giỏi bộ môn sinh học 8, qua các kỳ thi HSG cấp huyện, tôi đã đạt được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn trường.

Từ những kết quả đạt được qua các kỳ thi, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả ôn HSG từ bản thân như sau:

1) Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi:

- Căn cứ vào thời gian bắt đầu ôn thi và thời điểm học sinh dự thi, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với từng bộ môn của mình.

- Xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, phân chia thời lượng cho từng khối lớp học, từng chuyên đề cần bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm để xây dựng kế hoạch sao cho đúng trọng tâm kiến thức.

2) Đối với Ban giám hiệu và các giáo viên phụ trách Tổ:

- Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có tâm huyết năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm.

- Xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 7, cố gắng phân công giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng

- Xác định công tác bồi dưỡng HSG là quá trình lâu dài và cần phải quyết tâm:

+ Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, thống nhất của giáo viên bồi dưỡng ở các môn để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia.

+ Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi khác, bằng nhiều hình thức thích hợp.

3) Đối với giáo viên dạy:

- Để có đội tuyển HSG lâu dài phải có lộ trình bồi dưỡng và biết thừa kế qua các năm học trước vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn. Phải thường xuyên tìm tòi các tài liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu.

- Trong công tác bồi dưỡng HSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh thông qua việc trao đổi với giáo viên đã dạy trước đó hoặc qua thông từ các em học sinh để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.

- Cách thực hiện: Dạy chắc kiến thức cơ bản rồi mới dạy kiến thức nâng cao, thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phư­ơng pháp t­ư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng tổng quát.

-Nên tránh:

+ Chúng ta tránh nóng vội trong quá trình bồi dưỡng như sợ học sinh thiếu các kiến thức nâng cao hay bỏ qua các bước cơ bản dẫn đến học sinh thiếu chặt chẽ trong quá trình làm bài

+ Không áp đặt tâm lý trong thi cử và không nặng thành tích đối với học sinh dẫn đến học sinh bị áp lực từ nhiều phía.

4) Về chương trình bồi dưỡng:

- Giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết từng chuyên đề khai thác tối ưu các dạng bài, rèn luyện các kỹ năng trình bày từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp.

- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt quá trình.

- Trước mỗi buổi lên lớp giáo viên cần nghiên cứu thật kỹ những nội dung mà giáo viên định dạy cho mỗi buổi, để tránh tình trạng giáo viên không thoát ý.

- Sau mỗi chuyên đề nên cho học sinh làm bài kiểm tra để nắm bắt tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh.

5) Tài liệu bồi dưỡng:

- Giáo viên sưu tầm tài liệu bồi dưỡng, các bộ đề thi các cấp tỉnh và tìm kiếm trên inrtenet thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, tham khảo các tài liệu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu,phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà.

6) Về thời gian bồi dưỡng:

- Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh.

7) Đối với học sinh:

- Bồi d­ỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi d­ưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh.

- Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi d­ưỡng sớm và tạo nguồn từ lớp đầu cấp học.

- Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.

- Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.

- Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.

8) Đối với phụ huynh:

- Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.

- Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.

- Thường xuyên liên lạc với GV, nhà trường để nắm tình hình học tập của con mình.

9) Động viên khích lệ đối với giáo viên, học sinh

Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên cũng cần quan tâm và có những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng như: có thể giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nhiệm Khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích..

10) Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường và khen thưởng

- Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Đảng Bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Ví dụ: giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nhiệm, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải

- Tôi nghĩ rằng Người thầy giáo có vai trò quyết định nhất đối với kết quả HSG, các em HS có vai trò quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình; Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn ở các em học HS. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi giống như chúng ta ươm một mầm non. Nếu chúng ta biết rào, biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt, phát triển.

Trên đây là kinh nghiệm và giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân.

  • Chia sẻ:
  • Chuyên de bồi dưỡng học sinh năng khiếu
  • Chuyên de bồi dưỡng học sinh năng khiếu
  • Chuyên de bồi dưỡng học sinh năng khiếu
  • |
  • Chuyên de bồi dưỡng học sinh năng khiếu
    In bài viết