Chuyện đề văn học nước ngoài lớp 8

Ngày soạn 14.4.2020                Ngày Học: 16.4

HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 5 MÔN NGỮ VĂN

ÔN TẬP:  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

I. Mục tiêu

- HS tổng kết kiến thức đã học về phần văn hoc: Văn học nước ngoài

- Có kĩ năng khái quát hóa kiến thức

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu bài học, xây dựng nội dung ôn tập

- HS: Ôn tập lại kiến thức và làm bài tập

III. Phương pháp/ kĩ thuật

- Trao đổi, đàm thoại

IV- Ôn tập

A- THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI ĐÃ HỌC

TT

Tên văn bản, tác giả

Thể loại

Tên nước, thời gian

Nội dung chính

Nét nghệ thuật nổi bật

1

Cô bé bán diêm

(An-đéc-xen)

Truyện ngắn

Đan Mạch.

Thế kỉ XIX

Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm, kêu gọi tình thương và lòng nhân ái.

Xây dựng các hình ảnh tương phản, nghệ thuật kể chuyện giản dị.

2

Đánh nhau với cối xay gió

(trích)

(Xéc-van-tét)

Tiểu thuyết

Tây Ban Nha.

Thế kỉ XVII

Đôn Ki-hô-tê là con người có lí tưởng cao quý, nhưng hành động điên rồ và nực cười.

Xan chô là người thực tế nhưng nhiều khi thiển cận, tầm thường.

Nghệ thuật châm biếm, hài hước; xây dựng một cặp nhân vật tính cách đối lập, bổ sung cho nhau.

3

Chiếc lá cuối cùng

(O` Hen-ri)

Truyện

ngắn

Mĩ.

Thế kỉ XX

Ca ngợi tình yêu thương của những nghệ sĩ, đặc biệt là sức mạnh của nghệ thuật đã làm hồi sinh con người tuyệt vọng.

Nghệ thuật xây dựng tình huống đảo ngược với các tình tiết bất ngờ, hấp dẫn.

4

Hai cây phong

(Ai-ma-tốp)

Tiểu thuyết

Cư-rơ-gư-xtan.

Thế kỉ XX

Sự gắn bó của con người với hai cây phong từ thơ ấu đã bồi đắp tình yêu quê hương, yêu kính người thầy giáo đã trồng ước mơ, hi vọng.

Nghệ thuật miêu tả tinh tế, kết hợp với nhân hoá đã làm cho hai cây phong như có tâm hồn riêng, tiếng nói riêng.

 B- BÀI TẬP

1-  Các văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

2- Trong những lần mộng tưởng của cô bé bán diêm, điều nào gắn với thực tế, điều nào chỉ là tưởng tượng?

3- Nghệ thuật đảo ngược tình huống trong truyện " Chiếc lá cuối cùng" là gì? Tại sao tác phẩm của cụ Bơ Men được coi là kiệt tác?

4- Viết 1 bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về truyện " Cô bé bán diêm" của nhà văn An-đéc-xen? Từ nội dung bài học này, em hiểu gì về sự quan tâm của Đảng, nhà nước ta đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn?

*Gợi ý:

1- Các văn bản trên được viết theo phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm

2- Trong những lần mộng tưởng của cô bé bán diêm, điều gắn với thực tế là lò sưởi, bếp ăn, cây thông nô -en;  điều chỉ là tưởng tượng là bà hiện ra….

3- Nghệ thuật đảo ngược tình huống trong truyện là: Lúc đầu người đọc( nghe) tưởng rằng Giôn- xi chết vì bệnh sưng phổi, nhưng kết thúc truyện cụ Bơ - men lại chết vì bệnh sưng phổi

- Tác phẩm được coi là kiệt tác:

+ Chiếc lá được vẽ giống như thật.

+ Đem lại sự sống cho Giôn-xi.

+ Không chỉ được vẽ bằng bút và bột màu, mà được vẽ bằng cả tình thương bao  la và lòng hy sinh cao thượng

4- Viết bài văn ngắn

- Gợi ý:

+ Cuộc đời bất hạnh của em bé bán diêm

-> liên tưởng đến bao em bé lang thang cơ nhỡ khác.

+ Thái độ của người đời trong đoạn cuối truyện?

* Các em liên hệ về cuộc sống của những người nghèo khổ hiện nay ở nước ta.

(Đảng, Nhà nước quan tâm, mọi người trong xã hội dều cảm thông, ủng hộ, giúp đỡ người nghèo)

Soạn bài Tổng kết phần văn trang 148 môn Ngữ văn lớp 8 (tiếp) (ngắn gọn). Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8. Cô bé bán diêm (An-đéc-xen): Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm, kêu gọi tình thương và lòng nhân ái….

Câu 7: Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8:

TT

Tên văn bản, tác giả

Thể loại

Tên nước, thời gian

Nội dung chính

Nét nghệ thuật nổi bật

1

Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)

Truyện ngắn

Đan Mạch, thế kỉ XIX

Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm, kêu gọi tình thương và lòng nhân ái.

Xây dựng các hình ảnh tương phản, nghệ thuật kể chuyện giản dị.

2

Đánh nhau với cối xay gió (trích)(Xéc-van-tét)

Tiểu thuyết

Tây Ban Nha, thế kỉ XVII

Đôn Ki-hô-tê là con người có lí tưởng cao quý, nhưng hành động điên rồ và nực cười. Xan chô là người thực tế nhưng nhiều khi thiển cận, tầm thường.

Nghệ thuật châm biếm, hài hước; xây dựng một cặp nhân vật tính cách đối lập, bổ sung cho nhau.

3

Chiếc lá cuối cùng (O`Hen-ri)

Truyện ngắn

Mĩ, thế kỉ XX

Ca ngợi tình yêu thương của những nghệ sĩ, đặc biệt là sức mạnh của nghệ thuật đã làm hồi sinh con người tuyệt vọng.

Nghệ thuật xây dựng tình huống đảo ngược với các tình tiết bất ngờ, hấp dẫn.

4

Hai cây phong (Ai-ma-tốp)

Tiểu thuyết

Cư-rơ-gư-xtan, Thế kỉ XX

Sự gắn bó của con người với hai cây phong từ thơ ấu đã bồi đắp tình yêu quê hương, yêu kính người thầy giáo đã trồng ước mơ, hi vọng.

Nghệ thuật miêu tả tinh tế, kết hợp với nhân hoá đã làm cho hai cây phong như có tâm hồn riêng, tiếng nói riêng.

5

Đi bộ ngao du (Rút-xô)

Tiểu thuyết

Pháp, thế kỉ XVIII

Ca ngợi sự tự do, yêu quí và say mê khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên.

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, có sức thuyết phục.

6

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)

Kịch

Pháp, thế kỉ XVII

Khắc hoạ tính cách ngu dốt, lố lăng của tay trưởng giả học làm sang, gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

Ngôn ngữ kịch sinh động, bộc lộ tính cách ngây thơ,hợm mình, tự phụ của ông Giuốc-đanh.

Câu 8: Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8:

T

Tên văn bản

Chủ đề chính

Phương thức biểu đạt chính

1

Thông tin về ngày trái dất năm 2000

Để bảo vệ môi trường sống, cần hạn chế và không sử dụng bao bì ni lon.

Thuyết minh kết hợp với lập luận.

2

Ôn dịch, thuốc lá

Thuốc lá có hại và nguy hiểm cho mọi người. Cần phải chống thuốc lá như chống ôn dịch.

Thuyết minh kết hợp với lập luận, biểu cảm.

3

Bài toán dân số

Phát triển dân số theo kế hoạch, hạn chế sự bùng nổ dân số là nhiệm vụ quan trọng của mỗi gia đình, mỗi quốc gia.

Lập luận kết hợp với tự sự.

  • Chủ đề:
  • Bài 34 Văn 8
  • Tổng kết phần văn (tiếp) lớp 8
  • Soạn văn lớp 8 - Ngắn gọn

Video liên quan

Chủ đề