Có bầu bị chuột rút là thiếu chất gì năm 2024

Trong những tuần đầu của thai kỳ, bà bầu thường bị chuột rút ở vùng bụng. Trong khi đó, bà bầu bị chuột rút ở bắp chân là triệu chứng thường thấy từ tháng thứ 3 của thai kỳ và có thể càng ngày càng nặng hơn. Tìm hiểu nguyên nhân với MAMANBEBE, cách phòng ngừa và bí quyết để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn nếu bị tình trạng chuột rút khi mang thai, mẹ nhé!

I. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị chuột rút?

Hiện tượng này thường chỉ là kết quả của một vài thay đổi trong cơ thể. Cảm giác như thể bị co kéo có thể xảy ra ở cả hai bên bụng. Tuy đây không phải là một dấu hiệu có thai điển hình, nhưng quả thật rất nhiều mẹ bầu đã bắt đầu thai kỳ của mình với những cơn chuột rút như thế.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng chuột rút này, các chuyên gia cho rằng đó là do sự mở rộng của tử cung khi mang thai làm kéo giãn các cơ bắp và dây chằng.

Từ tam cá nguyệt thứ hai, chuột rút vùng bụng là do dây chằng vòng giúp nâng đỡ tử cung bị kéo giãn dẫn đến cảm giác đau và nhói ở vùng bụng dưới.

II. Bà bầu bị chuột rút ở chân

Nguyên nhân của tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân có thể do cơ bắp ở chân đang mệt mỏi vì phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể mẹ. Tử cung mở rộng làm tăng áp lực lên các mạch máu, đưa máu từ chân đến tim và dây thần kinh từ tủy sống đến đôi chân.

Chuột rút có thể bắt đầu từ tháng thứ ba của thai kỳ và ngày càng tồi tệ hơn khi thai nhi phát triển, bụng mẹ to dần. Tình trạng này thậm chí xảy ra cả ngày lẫn đêm.

1. Thiếu chất khoáng

Chuột rút khi mang thai còn có thể phản ánh tình trạng thiếu chất. Nhưng cụ thể, bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?

Mẹ ơi, lưu ý để cơ thể không bị thiếu đi những chất khoáng cần thiết như canxi, ma-giê, kali nhé. Nếu thiếu các chất này thì tình trạng chuột rút khi mang thai sẽ tồi tệ hơn đấy.

2. Bị chuột rút khi mang thai, bầu phải làm gì?

Những bà bầu bị chuột rút ở vùng bụng có thể thử những cách sau:

+ Thử ngồi, nằm hay thay đổi tư thế.

+ Ngâm mình trong bể nước ấm.

+ Thử tập các bài tập thể dục tốt cho bà bầu với cường độ nhẹ để thư giãn cơ.

+ Chườm nước ấm ngay tại chỗ đau.

+ Uống nhiều nước.

Đối với tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân, dưới đây là một số cách xử lý cho mẹ:

+ Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu.

+ Co duỗi bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ.

+ Xoay mắt cá chân, ngọ nguậy ngón chân khi ngồi ăn tối hoặc xem tivi.

+ Đi bộ mỗi ngày trừ khi bạn được yêu cầu không tập thể dục.

+ Tránh làm việc quá sức. Nằm nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu.

+ Uống nước thường xuyên, không để khát.

+ Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung magiê và canxi trước khi sinh có thể giúp phụ nữ tránh tình trạng chuột rút. Tuy nhiên, cũng không ít nghiên cứu chứng minh rằng tác dụng của chúng là không đáng kể dù canxi rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào trong thời kỳ mang thai.

Xử lý nhanh khi bị chuột rút bắp chân khi mang thai

Nếu xảy ra chuột rút, lập tức căng cơ bắp chân bằng cách duỗi thẳng chân và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân. Động tác này lúc đầu có thể làm mẹ đau hơn, nhưng các cơn đau và co thắt sẽ dần dần biến mất. Mẹ có thể thử massage các cơ bắp chân hoặc làm nóng cơ bằng túi nước ấm. Đi loanh quanh vài phút để thấy dễ chịu hơn.

Sau khi đã thử các cách trên, nếu cơn đau do chuột rút vẫn tiếp diễn, dù là ở vùng bụng hay chân, mẹ nên gọi cho bác sĩ. Đặc biệt, trường hợp bà bầu bị chuột rút đột ngột, không có dấu hiệu báo trước sẽ rất cần được thăm khám, kiểm tra cẩn thận. Nếu mẹ nhận thấy chân bị sưng, đau, hoặc khi chạm vào có cảm giác ấm nóng xung quanh, mẹ cũng nên báo cho bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của cục đông máu, cần được chăm sóc ngay lập tức. Tình trạng này tương đối hiếm nhưng phổ biến hơn trong thời kỳ mang thai.

Chuột rút là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù chuột rút có thể tự giảm đi sau khi sinh, nhưng vẫn gây đau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ. Dưới đây là một số thông tin bầu bị chuột rút bắp chân không thể bỏ qua.

Nguyên nhân bầu bị chuột rút bắp chân

Chuột rút là sự co thắt đột ngột của cơ bắp, gây ra đau nhức và thường xuất hiện ở các khu vực như bàn chân, bắp chân, đùi và cơ bụng. Hiện tượng này thường bắt đầu từ tháng thứ ba của thai kỳ và trở nên phổ biến hơn khi thai nhi phát triển. Bầu bị chuột rút bắp chân có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường nhiều hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mẹ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chuột rút ở phụ nữ mang thai không gây nguy hiểm và thường tự giảm đi sau khi kết thúc thai kỳ.

Bầu bị chuột rút bắp chân do chèn ép từ tử cung

Các nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai bao gồm:

  • Tăng cân: Sự tăng trọng của thai nhi làm tăng trọng lượng cơ thể của người mẹ, gây áp lực lớn đến các cơ bắp chân.
  • Chèn ép từ tử cung: Tử cung mở rộng khi thai nhi phát triển, có thể gây chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh.
  • Đau dây chằng tròn: Trong tam cá nguyệt thứ hai, đau dây chằng tròn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chuột rút. Dây chằng tròn là cơ nâng đỡ tử cung, khi căng ra, có thể gây đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới.
  • Thiếu nước và rối loạn điện giải: Thiếu nước và rối loạn điện giải trong cơ thể mẹ cũng có thể góp phần gây chuột rút.
  • Thiếu hụt canxi: Trong những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của thai nhi tăng cao để phát triển hệ xương. Nếu cung cấp không đủ canxi, cơ thể người mẹ có thể rút bớt canxi để truyền cho thai nhi, dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở mẹ bầu và gây ra chuột rút.

Bà bầu bị chuột rút bắp chân thì phải làm sao?

Nếu mẹ bầu bị chuột rút bắp chân thường xuyên và muốn giảm khó chịu, mệt mỏi, có thể thử những biện pháp sau:

  • Kéo căng cơ: Duỗi thẳng chân và kéo căng cơ hướng mắt cá chân và các ngón chân về phía cẳng chân lặp đi lặp lại.
  • Xoa bóp cơ: Kết hợp xoa bóp bắp chân khi bị chuột rút để giúp cơ giãn ra.
  • Vận động nhẹ nhàng: Sau khi kéo căng cơ bắp chân và cảm thấy đỡ hơn, mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng, sau đó ngồi xuống và nâng cao chân để tránh tình trạng chuột rút trở lại.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có thể giúp giảm chuột rút. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh áp dụng phương pháp nhiệt khi cơn đau chuột rút đang diễn ra.
  • Chườm mát: Sau khi hết chuột rút, chườm mát có thể giúp ngăn chặn cơn co thắt.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơ vẫn còn đau sau khi hết chuột rút, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau.
    Chườm mát nếu bị chuột rút khi mang thai

Cách phòng ngừa chuột rút bắp chân khi mang thai

Để phòng ngừa chuột rút bắp chân, mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp:

  • Trước khi đi ngủ, hãy rửa và ngâm chân trong nước ấm, kèm theo một số động tác massage trong khoảng 10 - 15 phút để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân. Khi đi ngủ, bạn nên kê chân trên một chiếc gối cao.
  • Thực hiện nhẹ nhàng các bài tập thể dục như co duỗi chân, co duỗi tay, và xoa bóp mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này giúp cải thiện giấc ngủ và ngăn chuột rút xuất hiện vào ban đêm.
  • Hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi vắt chéo chân. Thường xuyên thay đổi tư thế đứng và ngồi. Khi làm việc, ăn cơm, hoặc xem tivi hãy thực hiện việc xoa bóp mắt cá chân và các ngón chân để giảm căng thẳng.
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời như tắm nắng để bổ sung vitamin D và hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
  • Tránh làm mệt mỏi cơ thể, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện lưu thông máu đến và từ bàn chân.
    Ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ để phòng ngừa chuột rút
  • Bổ sung canxi thông qua thực phẩm như cá, sữa, trứng, gà, đậu, rau cải, vừng, giáp xác, rong biển, tía tô, để hỗ trợ sức khỏe xương và ngăn chuột rút.
  • Uống đủ nước giúp máu vận chuyển oxy tốt hơn, hỗ trợ cơ vận động bình thường. Uống từ 8 - 10 cốc nước mỗi ngày giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn chuột rút.
  • Thường xuyên ăn dưa lê để cung cấp chất magie, giảm nguy cơ chuột rút. Magie có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chứng chuột rút và nhiều phụ nữ mang thai thiếu hụt magie.
  • Thêm su su vào chế độ ăn để tăng cường magie và giảm chuột rút, đặc biệt là ở chân. Rau su su chứa nhiều magie, giúp giảm triệu chứng chuột rút trong khoảng 24 giờ. Tăng cường ăn hoa quả giàu canxi và kali như nho khô, sung, mận để ngăn chuột rút khi mang thai.

Bà bầu bị chuột rút bắp chân là một dạng biểu hiện phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua. Tuy nhiên, nếu bạn bị chuột rút cùng với các triệu chứng đặc biệt như đau, sưng, đỏ ở chân, hoặc cảm giác nóng xung quanh khu vực chạm vào, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra chi tiết.

Cơ bầu hay bị chuột rút là thiếu chất gì?

Thiếu canxi: hiện tượng này rất hay xảy ra ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ khi thai đã lớn và có nhu cầu canxi rất cao. Lúc này, lượng canxi trong cơ thể mẹ được tập trung để nuôi dưỡng thai nhi khiến cho mẹ bầu bị thiếu hụt một lượng canxi dẫn đến tình trạng chuột rút do hạ canxi máu.

Cơ thai bao lâu thì bị chuột rút?

Chuột rút thường bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ và xuất hiện nhiều hơn khi thai nhi lớn dần.

Cơ thể bị chuột rút là thiếu chất gì?

Cơ thể hay bị chuột rút là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu những chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, magie, kali, natri, vitamin D và nhóm B. Hãy chú ý đến chế độ ăn để cải thiện tình trạng thiếu chất, nhằm phòng ngừa chuột rút.

Bầu ăn gì đó chuột rút?

Nghiên cứu hạn chế cho thấy việc bổ sung magiê có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai. Sản phụ cũng có thể cân nhắc ăn nhiều thực phẩm giàu magiê, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và hạt. Hãy bổ sung đầy đủ canxi.

Chủ đề