Có mẹ bầu nào xài em wzela không wedtretho năm 2024

SKĐS - Trong khi mang thai, cần thận trọng khi sử dụng các loại mỹ phẩm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là những thành phần dưỡng da không nên sử dụng khi mang thai và những lựa chọn thay thế an toàn giúp bạn khắc phục tình trạng da khó chịu có thể gặp phải.

‏Theo Joshua Zeichner, Giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và lâm sàng về da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai cho biết: "Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú ảnh hưởng đến chức năng của da. Điều này khiến da trở nên dễ bị viêm hơn, dẫn đến các tình trạng da xấu đi như mụn, bệnh chàm hoặc vẩy nến. Khi điều trị hay chăm sóc da trong thời kỳ mang thai, bạn cần lưu ý một số thành phần đặc biệt vì chúng có thể gây hại cho cả mẹ và bé".‏

‏1.1 Retinol‏

‏Retinol là một dẫn xuất vitamin A có tác dụng bảo vệ làn da khỏi vấn đề lão hóa. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần tránh xa các loại mỹ phẩm chứa hoạt chất này.‏

‏Nghiên cứu đã phát hiện rằng việc sử dụng retinoids (dẫn xuất của vitamin A) trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, loại hóa chất này thường được khuyến cáo không sử dụng khi mang thai.‏

‏1.2 Kem chống nắng hóa học‏

‏Phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại kem chống nắng có thành phần như avobenzone, oxybenzone, homosalate, methyl anthranilate… Theo nghiên cứu, những hoạt chất này có thể là tác nhân gây rối loạn nội tiết tố, dẫn đến các vấn đề thần kinh, chứng tăng động giảm chú ý, béo phì ở trẻ.‏

‏Để bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời, bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý. Ngoài ra, có thể lựa chọn kem chống nắng có thành phần tự nhiên, tốt nhất nên dùng loại được nhà sản xuất khuyến cáo có thể dùng cho phụ nữ mang thai.‏

Có mẹ bầu nào xài em wzela không wedtretho năm 2024

‏Một số thành phần dưỡng da có thể gây hại cho cả mẹ và bé.‏

‏1.3 Benzoyl peroxide và axit salicylic‏

‏Khi mang thai, phụ nữ thường trải qua sự thay đổi hormone và tăng sản xuất androgen khiến da bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, trong các sản phẩm trị mụn phổ biến thường bắt gặp thành phần benzoyl peroxide - có thể tác động xấu đến thai nhi. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để có cách điều trị phù hợp.‏

‏Bên cạnh đó, axit salicylic là chất có trong sữa rửa mặt hoặc sản phẩm tẩy da chết cho bà bầu và có tác dụng trị mụn tốt. Tuy nhiên, nếu lạm dụng các loại mỹ phẩm này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. ‏

‏Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng những sản phẩm có tính axit dịu nhẹ hơn vừa có tác dụng làm sạch, vừa an toàn cho phụ nữ mang thai như: axit glycolic, axit lactic, axit mandelic…‏

‏1.4 Hydroquinone‏

‏Hydroquinone là thành phần quen thuộc có trong nhiều loại mỹ phẩm làm trắng da, cải thiện tình trạng thâm nám.

Theo FDA (Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), hydroquinone có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy, đây là một trong các thành phần mỹ phẩm bà bầu cũng nên tránh. ‏

‏1.5 Paraben và Phthalates‏

‏Paraben là chất bảo quản thường được sử dụng để ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển trong kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, xà phòng, đồ trang điểm. Trong khi đó, Phthalate là hóa chất gây rối loạn nội tiết được tìm thấy trong nhiều sản phẩm làm đẹp và cá nhân, đặc biệt là những sản phẩm có chứa hương thơm.‏

‏Việc sử dụng các loại mỹ phẩm chứa hai thành phần này trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, tốt nhất phụ nữ mang thai nên tránh.‏

‏2. Các lựa chọn chăm sóc an toàn cho phụ nữ mang thai‏

‏Dưới đây là một số lựa chọn thay thế để bạn có thể vượt qua những vấn đề về da thường gặp trong thai kỳ một cách an toàn.‏

‏2.1 Mụn trứng cá và tăng sắc tố‏

‏Theo Hội Sản phụ khoa Mỹ (ACOG), axit glycolic và azelaic là những thành phần an toàn để điều trị mụn trứng cá khi mang thai. Tuy nhiên trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để lựa chọn đúng sản phẩm và nồng độ.‏

‏2.2 Da khô ‏

‏Ngoài việc uống nhiều nước, các sản phẩm dưỡng ẩm có dầu dừa, bơ ca cao, peptide và axit hyaluronic (HA) có thể cải thiện quá trình hydrat hóa hiệu quả.‏

Có mẹ bầu nào xài em wzela không wedtretho năm 2024

‏Các sản phẩm dưỡng ẩm có axit hyaluronic có thể cải thiện quá trình hydrat hóa hiệu quả.‏

‏2.3 Chống lão hóa‏

‏Các sản phẩm có chứa vitamin C có thể giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen làm căng mọng da và làm sáng vùng da tăng sắc tố, an toàn trong thai kỳ. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa an toàn khác có thể sử dụng như vitamin E, vitamin K, vitamin B3, trà xanh… ‏

‏2.4 Chống nắng‏

‏Hãy sử dụng kem chống nắng vật lý có thành phần bao gồm oxit kẽm và titanium dioxide, có tác dụng làm chệch hướng tia UV trước khi chúng chạm đến da bạn. Lưu ý nên lựa chọn kem chống nắng phổ rộng có khả năng bảo vệ khỏi tia UVA và UVB, đồng thời có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/5-thanh-phan-my-pham-khong-nen-su-dung-khi-mang-thai-16922100912372668.htm

Tại sao có bầu không được sử dụng mỹ phẩm?

Mỹ phẩm có thể chứa các thành phần gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng tới các hormon của người mẹ Nước hoa chứa phthalates. Kem dưỡng da hoặc kem bôi cũng có thể gây hại cho thai nhi. Thuốc nhuộm tóc có thể chứa amoniac ảnh hưởng tới cả phổi và da.

Bầu k nên dùng mỹ phẩm có thành phần gì?

‏1.1 Retinol‏.

‏1.2 Kem chống nắng hóa học‏.

‏1.3 Benzoyl peroxide và axit salicylic‏.

‏1.4 Hydroquinone‏.

‏1.5 Paraben và Phthalates‏.

‏2.1 Mụn trứng cá và tăng sắc tố‏.

‏2.2 Da khô ‏.

‏2.3 Chống lão hóa‏.

Bầu kiêng chất gì trong mỹ phẩm?

Các thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh.

Benzoyl Peroxide là thành phần mỹ phẩm không dùng cho bà bầu. ... .

Chất tạo mùi là thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh. ... .

Thành phần mỹ phẩm không dùng cho bà bầu đó là BPA. ... .

Parabens là thành phần mỹ phẩm không dùng cho bà bầu. ... .

Thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh Phthalates..

Nên dùng retinol bao lâu trước khi mang thai?

Nguy cơ retinol gây dị tật thai nhi tăng cao đối với 60 ngày đầu tiên sau khi thụ thai. Do đó, mẹ nên ngừng retinol ít nhất 1 tháng trước khi quyết định mang thai, để đảm bảo retinol được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể trước khi thụ thai.