Có nên dùng thuốc giảm đau sau khi sinh

Ngày nay, để tránh những đau đớn do quá trình chuyển dạ, nhiều bà mẹ đã lựa chọn phương pháp sinh mổ. Do phải tiến hành phẫu thuật đưa em bé ra ngoài nên quá trình hồi phục của sản phụ sinh mổ cũng sẽ lâu hơn sinh thường và mức độ đau đớn cũng sẽ nhiều hơn. Chính vì vậy, làm thế nào để giảm đau sau sinh mổ luôn là vấn đề được phụ nữ quan tâm hàng đầu.

1. Làm thế nào để giảm đau sau sinh mổ?

Khác với sinh thường, khi lựa chọn sinh mổ thì các bà mẹ cũng có nhiều điều cần phải lưu ý hơn để bảo vệ sức khỏe của mình. Khi sản phụ lựa chọn sinh mổ thì sẽ không cảm thấy đau đớn lúc chuyển dạ nhờ có sự hỗ trợ của các loại thuốc gây mê, gây tê, nhưng, khi thuốc tê hết tác dụng thì cảm giác đau sẽ quay lại và tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ hồi phục nhanh hay chậm.

Thực tế, có rất nhiều cách giảm đau sau sinh mổ, không nhất thiết là phải dùng thuốc giảm đau. Mặc dù hiện nay có nhiều các loại thuốc giảm đau sau sinh mổ nhưng nếu có thể chịu được thì sản phụ có thể áp dụng một số cách sau:

1.1 Lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý

Quá trình sinh nở sẽ khiến sản phụ hao tổn rất nhiều sức khỏe, chính vì thế mà sau khi đã Mẹ tròn con vuông thì mẹ hãy dành thời gian chăm sóc cho bản thân bằng cách nghỉ ngơi thật nhiều. Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh thì mẹ chỉ nên nằm nghỉ ngơi và thư giãn, không được vận động để tránh gây ảnh hưởng tới các cơ bụng. Để giảm đau sau sinh mổ thì tuyệt đối không gồng cứng người, đặc biệt là cơ bụng dưới, tập hít vào và thở ra sâu. Nếu có cảm giác buồn nôn thì hãy đi tiểu ngay để giảm áp lực ở bàng quang (khi bàng quang đầy sẽ đẩy tử cung lên cao hơn và dẫn tới các cơn co thắt tử cung gây đau đớn).

1.2 Chỉ ăn sau khi đã đánh hơi được

Sau khi sinh mổ, nhu động ruột bị ảnh hưởng nên nếu sản phụ ăn ngay thì sẽ khiến cho đường ruột bị ứ lại nhiều khí và dạ dày lúc này hoạt động rất yếu nên sẽ dẫn tới đầy hơi, táo bón, khó tiêu và gây ra đau đớn. Để giảm đau sau sinh mổ thì sản phụ hãy chỉ nên ăn sau khi đã đánh hơi được, sau khoảng 6 giờ sau sinh thì nên ăn những đồ ăn lỏng, mềm như cháo loãng, canh súp để dễ tiêu hóa. Sau khoảng 48 giờ thì nhu động đã bắt đầu vận động bình thường thì sản phụ có thể ăn được cơm nhưng không nên ăn quá no.

1.3 Tập vận động sớm

Một cách giảm đau sau sinh mổ hiệu quả chính là mẹ nên tập vận động sớm, nghe thì có vẻ vô lý nhưng thực tế, khi tập vận động nhẹ nhàng bằng cách tập ngồi, tập đi hay đơn giản chỉ là buông 2 chân xuống giường cũng có thể giúp cho khí huyết lưu thông và hạn chế chứng tụ máu, nhờ đó mà giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.

1.4 Sử dụng các loại thuốc giảm đau sau sinh mổ

Khi cảm thấy cơn đau vượt quá sức chịu đựng thì sản phụ có thể trao đổi với bác sĩ về việc có thể sử dụng thuốc giảm đau sau sinh mổ hay không. Thực tế, sản phụ có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau nếu như cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định xem sử dụng loại thuốc giảm đau nào, sản phụ có thể hoàn toàn yên tâm vì thành phần của thuốc không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.

Ngoài ra, một phương pháp khác giúp giảm đau sau sinh mổ hiệu quả đó là gây tê ngoài màng cứng, đây là phương pháp giúp giảm đau sau khi mổ có tác dụng kiểm soát tâm sinh lý của bệnh nhân mà ít tác dụng phụ.

Có nên dùng thuốc giảm đau sau khi sinh
Phương pháp khác giúp giảm đau sau sinh mổ hiệu quả đó là gây tê ngoài màng cứn

2. Cách chăm sóc sau sinh mổ khoa học

Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ cần phải được thực hiện một cách khoa học mới có thể giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và ít gặp biến chứng trong thời gian hậu phẫu.

2.1 Cách chăm sóc vết mổ

Trong tuần đầu tiên sau sinh, khi vết mổ còn chưa lành thì việc vệ sinh vết mổ cần được thực hiện hàng ngày, sản phụ nếu quá đau có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc co hồi tử cung...để tránh biến chứng, nhiễm trùng.

Khi bước sang tuần thứ hai, khi vết mổ đã khô thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ (nếu khâu bằng chỉ tự tiêu thì không phải cắt chỉ), thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ sau 5 ngày nếu sản phụ mổ đẻ lần đầu tiên và sau 8 ngày nếu sản phụ mổ đẻ lần 2 trở lên. Trong thời gian này, sản phụ không nên ngâm cơ thể trong bồn tắm sẽ khiến vết mổ bị ướt. Hàng ngày nên dùng bông sạch để thấm khô vết mổ rồi băng kín để giữ cho vết mổ luôn khô sạch. Tuyệt đối không được thoa các loại thuốc kháng sinh, hay đắp tỏi, lá trầu lên vết mổ.

2.2 Chăm sóc về chế độ dinh dưỡng

Các bác sĩ khuyến cáo sản phụ sau sinh mổ không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ vì lúc này nhu động ruột đang ở mức rất thấp và đường ruột ứ ra nhiều khí, dạ dày hoạt động rất yếu nên nếu ăn vào thì sẽ rất khó tiêu khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn.

Sau khi đã đánh hơi được thì sản phụ có thể ăn cháo loãng hay súp, đồ ăn mềm lỏng. Những ngày tiếp theo có thể ăn uống như bình thường, chú ý bổ sung thức ăn giàu chất đạm và canxi, vitamin A, B, C,Vitamin K và các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, uống nhiều nước để đề phòng mất nước và có nhiều sữa cho con bú.

Lưu ý, sau sinh mổ sản phụ không nên dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc tiêu chảy, sẹo lồi như hải sản, thịt gà, hải sản, rau muống...

2.3. Cho con bú

Có nên dùng thuốc giảm đau sau khi sinh
Việc cho bé bú sớm sẽ giúp gắn kết tình mẫu tử, tăng cường sức đề kháng cho bé và giúp tử cung của mẹ mau phục hồi

Sau khi sinh, dù cơ thể mệt mỏi thì mẹ cũng cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt vì sữa non có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Nhiều sản phụ sợ không dám cho con bú ngay sau sinh mổ vì sợ ảnh hưởng của thuốc tê đến sữa, tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm và mẹ có thể cho con bú sau 1 giờ đầu sau sinh mổ bằng hình thức gây tê, nếu gây mê toàn thân trong quá trình sinh thì có thể cho bé bú sau khoảng 6 tiếng đồng hồ. Việc cho bé bú sớm sẽ giúp gắn kết tình mẫu tử, tăng cường sức đề kháng cho bé và giúp tử cung của mẹ mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết.

2.4. Chú ý vệ sinh sau sinh mổ

Sản phụ hoàn toàn có thể rửa mặt, đánh răng, súc miệng mỗi ngày sau sinh, tuy nhiên hãy lựa chọn bàn chải mềm và sử dụng nước ấm.

Mỗi ngày nên lau rửa thân thể bằng nước ấm và lau khô người. Khi được 10 ngày trở đi thì có thể tắm rửa như bình thường nhưng nên tắm trong phòng kín gió, tắm nhanh và tránh làm ướt vết mổ.

3. Dấu hiệu cần lưu ý trong thời gian hậu phẫu

Trong thời gian hậu phẫu, sản phụ cần lưu ý một số vấn đề ở cơ thể như:

  • Sốt: Đây có thể là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng vết mổ hoặc cũng có thể là do bị thiếu nước, mặc ấm quá mức hay cương vú sữa.
  • Sản dịch: Dù sinh thường hay sinh mổ thì sản dịch vẫn sẽ bị tống đẩy ra bên ngoài qua đường âm đạo, đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ tử cung đang hồi phục tốt. Trong vài ngày đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi và lượng sản dịch sẽ giảm dần rồi chuyển qua màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Từ ngày thứ 10 trở đi thì sản dịch sẽ có màu hơi vàng, không màu. Sản phụ cần lưu ý đến màu và lượng sản dịch để chắc chắn cơ thể không có vấn đề gì. Trường hợp sản dịch có mùi hôi hay sản dịch có màu đỏ tươi sau nhiều ngày thì cần phải báo ngay với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sót nhau, nhiễm trùng hậu sản hoặc băng huyết rất nguy hiểm.
  • Vết mổ sưng đỏ hoặc tiết dịch: Khi vết mổ không tiến triển lành lại mà ngày càng có biểu hiện sưng đỏ, tiết dịch thì hãy thông báo với bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng phương pháp đẻ không đau cùng đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức chuyên nghiệp, các sản phụ sẽ không còn những cơn đau vật vã nữa. Với các sản phụ đẻ mổ sẽ được gây tê thần kinh bằng máy siêu âm trong điều trị đau sau mổ. Kết quả đánh giá hiệu quả giảm đau gần đây nhất cho thấy: Toàn bộ sản phụ sinh mổ đều không phải sử dụng morphin, tình trạng đau sau sinh khi vận động và sinh hoạt gần như không còn được ghi nhận

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!