Có nên sống chung với người yêu

1. Kế hoạch dài hạn

Trước khi dọn về sống chung, bạn nên trao đổi với đối phương về kế hoạch dài hạn, để xem cả hai có cùng quan điểm với nhau hay không? Trao đổi về kế hoạch để biết xem người kia mong muốn điều gì từ mối quan hệ này.

Bạn nên đưa ra những câu hỏi thể hiện mục tiêu lớn như: Dự định bao giờ kết hôn và có con?

2.    Tiền bạc

Tài chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần trao đổi trước khi xác định sống chung. Mặc dù vấn đề này có hơi tế nhị, nhưng cả hai cũng nên thẳng thắn trao đổi để tránh những bất đồng về sau.

Bàn luận để xem người kia có quan điểm như thế nào trong vấn đề chi tiêu và cũng để quyết định xem những chi phí như thuê nhà, điện nước, sinh hoạt sẽ được phân bổ như thế nào.

3. Trách nhiệm gia đình

Cả hai nên dành thời gian để trò chuyện về việc phân chia công việc hàng ngày. Hãy thử tạo một danh sách việc cần làm và thống nhất về trách nhiệm của mỗi người ở từng vị trí.

Thảo luận xem ai là người rửa bát, hút bụi, nấu cơm… những điều tưởng chừng quá dễ dàng này đôi khi lại khiến tranh cãi.

4. Thú cưng

Bạn nên biết sở thích của đối phương trước khi đề xuất sẽ nuôi một thú cưng để tránh làm họ bất ngờ.

Nếu cả hai cùng yêu thích động vật, thì ý tưởng nuôi thú cưng là lựa chọn sáng suốt, biết đâu sẽ gắn kết mối quan hệ này. Tuy nhiên, cũng đừng quên đặt ra những câu hỏi: “Ai là người dắt chó đi dạo?”, “Ai sẽ cho mèo ăn?” hoặc “Vật nuôi có được phép ngủ trên giường hay không?”.

5. Khách mời

Chuyển đến sống với người yêu cũng là lúc bạn sẽ giao tiếp nhiều hơn với các mối quan hệ của họ. Tuy nhiên, việc tụ họp tại nhà lại phải phụ thuộc mức độ thân thiết với bạn bè của cả hai. Có thể, sẽ mất thời gian để trao đổi khi đón tiếp bạn bè vì ngôi nhà hiện tại là không gian chung.

Ảnh minh hoạ.

Tùy theo tính cách và thói quen sống của mỗi người, bạn nên quyết định xem bạn bè và gia đình có luôn được chào đón hay phải có sự trao đổi trước đó với người yêu.

6. Giấc ngủ

Ngủ cùng nhau là lựa chọn hợp lý vì những yếu tố tích cực mà nó tạo nên trong mối quan hệ này.

Ảnh minh hoạ.

Một giấc ngủ ngon bên cạnh người mình yêu sẽ mang lại sự gần gũi, cảm giác an toàn và hạnh phúc về mặt tình cảm. Vì thế, chia sẻ trước với nhau về sở thích ngủ như: nhiệt độ, ánh sáng… sẽ khiến cả hai cảm thấy dễ chịu hơn.

7. Những thói quen kỳ lạ

Mỗi người đều có một số thói quen nhỏ kỳ lạ, phù hợp với tích cách. Chẳng hạn như bạn thích trò chuyện với cây cối vào buổi sáng, người yêu bạn lại muốn tìm một không gian tách biệt để thỏa sức sáng tạo...

Cùng nhau chung sống là phải biết điều chỉnh và tôn trọng, nhưng tốt hơn là bạn nên chia sẻ những điều kỳ lạ này với đối phương để không ai cảm thấy bất ngờ khi điều đó xảy ra./.

Ở chung nhà với người yêu có thể khiến mối tình tan vỡ nếu không cẩn trọng. Ảnh: Unsplash

Quyết định ở chung nhà với người yêu đợt cách ly xã hội có vẻ là một quyết định hợp lý. Suy cho cùng, trong đại dịch, vẫn tốt hơn khi có ai đó bên cạnh, cùng nhau san sẻ, đỡ đần các gánh nặng tâm lý.

Tuy nhiên, việc quanh quẩn trong một không gian nhỏ hẹp, đối mặt với nhau liên tục ngày qua ngày sẽ khác xa với những cuộc hẹn hò trước đây. Khi ở chung nhà với người yêu, bạn sẽ nhận ra những điều không hoàn hảo của người ấy. Có thể trước đây bạn dễ dàng chấp nhận và cho qua. Nhưng bây giờ lại khiến bạn có thể trở nên khó chịu khi phải chứng kiến nó hàng ngày.

Tin tốt là khi cách ly xã hội cùng nhau, các cặp đôi hiện có nhiều cơ hội và thời gian cùng nhau để giải quyết những vấn đề mà họ có thể đã lẩn tránh.

Tin xấu là bây giờ họ sẽ phải đối mặt với những khúc mắc trong mối quan hệ mà không có không gian lẩn tránh.

Việc sống chung đột ngột có thể diễn ra hoàn hảo – điều đó chắc chắn có thể xảy ra. Nhưng quá trình chuyển đổi cũng có thể hơi khó khăn. Những mẹo dưới đây có thể giúp bạn điều hướng cuộc sống chung trong hoàn cảnh đặc biệt này và xây dựng lòng tin cũng như mối quan hệ bền chặt hơn; thay vì làm căng thẳng một mối ràng buộc vốn còn hơi mong manh.

Khi ở chung nhà với người yêu, hãy san sẻ những mong đợi của nhau

Ảnh: Getty Images

Khi sống với ai đó, bạn phải tạo ra các nguyên tắc xung quanh việc chia sẻ không gian lẫn trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày và cách giải quyết xung đột trước khi nó xảy ra. Hãy thẳng thắn với nhau về những giới hạn, mong đợi của bản thân, về lịch trình sinh hoạt, thói quen, chia sẻ về công việc, tài chính… của cả hai để có thể hiểu và dàn xếp ổn thoả hơn là nhận về những bất ngờ khó chịu.

Một số mẹo giao tiếp khi ở chung nhà với người yêu:

  • Chọn thời gian phù hợp với cả hai bạn.
  • Tránh nói chuyện khi mệt mỏi, hoặc quá căng thẳng.
  • Suy nghĩ về những gì bạn muốn nói trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, để diễn giải cảm xúc mạch lạc. Ví dụ, bạn có thể liệt kê những điểm quan trọng nhất đối với bạn hoặc bất kỳ mối quan tâm nào của bạn.
  • Đảm bảo rằng cả hai bạn đều có thời gian bình đẳng để chia sẻ suy nghĩ của riêng mình và đặt câu hỏi. Khi đến lượt họ nói chuyện, hãy tích cực lắng nghe và yêu cầu làm rõ bất cứ điều gì bạn chưa hiểu.

Đừng chỉ trích, hãy bàn luận

Ảnh: mapodile

Bây giờ không phải là lúc để chỉ ra những sai lầm; đặc biệt là giữa một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như đại dịch. Ashley Willis, một huấn luyện viên hôn nhân và gia đình, người dẫn chương trình podcast Hôn nhân trần trụi nói rằng: “Thật dễ dàng để chỉ tay và chỉ trích nhau. Thay vào đó, bây giờ là lúc để gửi đi những sự trân trọng”.

Điều thực sự quan trọng khi ở chung nhà với người yêu lúc này là phải tìm kiếm những điểm tích cực của đối phương và bày tỏ sự biết ơn với điều đó.

“Không cần phải điều gì đó to tát. Hãy cảm ơn họ đã pha cà phê, ngay cả khi đó là lần thứ 500”, theo Helen LaKelly Hunt và chồng Harville Hendrix, đồng tác giả cuốn Getting the Love You Want (Có được tình yêu mà bạn mong muốn). Họ khuyên bạn nên nói với người yêu của mình ba điều mà bạn đánh giá cao về họ vào ngày hôm đó trước khi đi ngủ vào buổi tối. Harville nói: “Nếu bạn muốn trở nên thân thiết với nhau hơn, bạn không thể chỉ trích.”

Hãy trở nên tò mò thay vì bực bội

Ảnh: Getty Images

Với tất cả những gánh nặng mà đại dịch đem lại, chúng ta luôn có cảm giác dễ bị kích động hơn bình thường. Chính vì thế, nếu có bất kỳ sự khó chịu nào về đối phương, hãy biến nó thành một sự tò mò. Thay vì khó chịu vì một thói quen nào đó của bạn trai và đáp lại bằng sự chỉ trích cáu kỉnh, khơi mào một cuộc cãi vã, hãy hỏi anh ấy lí do phía sau và lắng nghe nó chăm chú.

Mấu chốt ở đây là sự lắng nghe. “Đó là điều chúng ta rất ít khi làm được trong trạng thái căng thẳng.” Harville nói. “Lắng nghe giúp bản thân chúng ta có khoảng thời gian lắng động và từ đó nhận thức rõ hơn về vấn đề.” Để làm được điều đó, hãy luôn tò mò trước khi giận dữ. Hãy nhớ chúng ta đều là những cá thể khác nhau, trải nghiệm khác nhau hình thành tư duy và thói quen khác nhau. Đừng vội phán xét cho đến khi bạn nghe được câu chuyện của đối phương.

Dù ở chung nhà với người yêu, bạn vẫn cần thời gian một mình

Ảnh: Getty Image

Mọi người đều cần một chút thời gian ở một mình. Tìm kiếm không gian và sự riêng tư trong đợt cách ly có thể hơi khác so với bình thường, đặc biệt nếu bạn có nơi ở chật chội. Nhưng đảm bảo rằng cả hai đều có không gian và sự riêng tư sẽ giúp việc sống chung thoải mái hơn.

Bạn có thể làm việc trong các phòng tách biệt (ví dụ, người yêu ở phòng khách, bạn ở phòng ăn). Dành thời gian để liên lạc với gia đình bạn, và nói chuyên với họ mà không có sự can thiệp của người yêu.

Nếu mối quan hệ của bạn vẫn còn khá mới, bạn có thể vẫn đang trong giai đoạn không thể rời tay khỏi nhau. Nhưng một chút khoảng cách chính là cách để làm mới và tăng cường kết nối giữa cả hai. Sự nhớ nhung luôn là gia vị cần có của tình yêu!

Lên lịch trình sinh hoạt cùng nhau

Ảnh: Marriagemissions

Khi ở chung nhà với người yêu, cùng nhau vẽ lên một lịch trình sinh hoạt là cách dễ nhất để thống nhất những bất đồng trong lối sống. Có thể bạn thích dậy sớm, người yêu bạn thì không? Có thể bạn thích tập thể dục vào buổi sáng nhưng người yêu bạn thích buổi chiều? Mấu chốt là liệt kê ra được những hoạt động yêu thích chung của cả hai và thống nhất được thời điểm đồng bộ cho cả hai.

Đồng thời, hãy tôn trọng sự khác biệt trong thói quen sinh hoạt của nhau. Dành không gian, thời gian riêng tư cần thiết cho đối phương sẽ giúp hạn chế những cãi cọ.

Một lịch trình hoàn hảo sẽ giúp hai bạn có nhiều khoảnh khắc thú vị bên nhau nhưng vẫn đủ thời gian cho những hoạt động riêng mà đối phương không hứng thú tham gia. Đừng ép buộc hay cả nể, hãy tạo cho đối phương lẫn bản thân sự thoải mái nhất có thể.

>>>Xem thêm: YÊU XA MÙA DỊCH: 6 CÁCH GIỮ LỬA TÌNH, KẾT NỐI VỚI NGƯỜI YÊU KHI BỊ CÁCH LY

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Video liên quan

Chủ đề