Cơ sở của phương pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô là

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Phương pháp nhân giống vô tính, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 11.

Cơ sở của phương pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô là

Cơ sở của phương pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô là

Nội dung bài viết Phương pháp nhân giống vô tính: 1. Giâm Giâm (cành, lá, rễ) là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (thu hải đường). Trong phương pháp nhân giống này, có thể dùng chất kích thích thúc đấy sự ra rễ nhanh chóng hơn. 2. Chiết Ở cây ăn quả nếu gieo từ hạt để tạo thành cây mới và thu hoạch quả phải đợi thời gian khá lâu. Trồng cây ăn quả bằng chiết cành có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Khi chiết cành, nên chọn cây khoẻ, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần vỏ bọc xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng. 3. Ghép Ghép là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép. Hai cây cùng ghép có thể cùng loài, cũng giống, chỉ khác nhau một số đặc tính mong muốn ở gốc ghép (chịu lạnh, nóng, mặn, chống sâu bệnh, năng suất cao và phẩm chất hoa quả tốt). Có nhiều kiểu ghép : ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép mắt, ghép cửa sổ, ghép chữ T 4. Nuôi cấy mô Dựa trên nguyên lý cơ bản về sinh sản vô tính là mọi cơ thể thực vật (cũng như động vật) đều gồm các tế bào, mỗi tế bào là một đơn vị cơ bản của sự sống, mang một lượng thông tin di truyền đủ để mã hoá cho sự hình thành một cơ thể mới.

Do đó trong môi trường thích hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể nuôi, cây mô để tạo nên cây hoàn chỉnh (hình 41.3). Phương pháp này góp phần tạo nhanh giống mới, sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao (cây ăn quả, cây nhập nội ). Lát cắt ngang qua củ cà rốt Phôi Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng Cây non. Cây trưởng thành Hình 41.3. Cách nuôi cấy mô ở cà rốt (1) và cây khoai tây trong ống nghiệm (2) Phương pháp nhân giống bằng sinh sản vô tính kết hợp dùng chất kích thích sinh trưởng thúc đẩy nhanh quá trình tạo rễ, rút ngắn thời gian và nhân nhanh cây mới mọi thời gian thích hợp, đạt năng suất cao, tạo cây ăn quả 4 mùa (các loại cam, chanh tứ quý). Các loại cây ăn quả thường dùng các phương pháp ghép để tạo giống có chất lượng quý và tốt hơn (tham khảo bài 43). Thành tựu nuôi cấy mô đã được áp dụng trên nhiều đối tượng : chuối, dứa, phong lan, gùng, cây ngập mặn, các loại lúa, đậu, cà phê, hoa hồng, mía, khoai tây, tam thất, đu đủ, gấc.

Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là:

Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp

Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào?

Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

phương pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô đề tài cây hoa hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.26 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
Với sự đa dạng màu sắc, hương thơm và kiểu dáng sang trọng, từ lâu, hoa hồng đã
được mệnh danh là chúa tể của những loài hoa. Chính vì vậy, hoa hồng không bao giờ
lỗi thời, luôn là loại hoa được thị trường tìm kiếm và tiêu thụ với số lượng lớn. Nguồn
cầu lớn lại thêm vào đặc tính ra hoa quanh năm, thích hợp với nhiều vùng khí hậu và
sinh thái khác nhau nên hoa hồng là một trong mười loại hoa được trồng với diện tích
lớn nhất.
Hoa hồng đã trở thành một sản phẩm thương mại chiếm một thị phần đáng kể trong
ngành công nghiệp hoa ở nước ta, các phương pháp và kĩ thuật trồng hoa hồng luôn
được quan tâm và cải thiện để thu được nguồn hoa đa dạng, có chất lượng và độ bền
cao. Bài báo cáo này là một tài liệu được tìm hiểu và tổng hợp từ nhiều nguồn khác
nhau về giá trị hoa hồng, các phương pháp trồng và nhân giống và cây hoa hồng. Để
nhân giống cây hoa hồng người ta có thể áp dụng phương pháp nhân hữu tính (bằng
hạt) và nhân vô tính bằng cách chiết ghép, giâm cành….Nhân bằng hạt tuy có ưu điểm
là tạo được nhiều cây con, nhưng có nhược điểm là đa số cây con không giữ được
những đặc tính tốt của cây bố mẹ. Vì thế trong dân gian người ta thường nhân bằn
phương pháp vô tính tuy hệ số nhân giống thấp nhưng cây con sau này vẫn giữ được
những đặc tính tốt đẹp của cây mẹ mà ta đã lựa chọn. Và hiện nay, phương pháp đang
được quan tâm, ưa chuộng nhất chính là phương pháp nhân giống vô tính bằng nuôi
cấy mô. Phương pháp này có ưu điểm cực kỳ lớn là mang lại năng suất rất cao, có thể
tạo ra một số lượng hoa lớn, sạch bệnh trong một thời gian ngắn, đảm bảo nguồn cung
ổn định cho thương mại.
Bài báo cáo bao gồm bốn phần chính:
 Tổng quan về cây hoa hồng
 Phương pháp nhân giống cây hoa hồng
 Kỹ thuật trồng và sâu bệnh thường gặp ở hoa hồng
 Vị trí của hoa hồng trong nền kinh tế-xã hội hiện nay

1



NỘI DUNG BÁO CÁO
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây hoa hồng
I.

Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc
cây leolâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài tự nhiên, màu hoa đa
dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp, bắt mắt.
Ngày nay, người ta không thể thống kê nổi số lượng các loại hoa hồng và giống lai của
nó (hơn 40.000 taxon lai khác nhau).
Cách đây khoảng 5000 năm, Trung Quốc là nơi đầu tiên thuần hoá hoa hồng, nhưng
phải đến thế kỉ VIII thì những giống hồng từ Trung Quốc mới được giới thiệu ở châu
Âu và hầu hết những giống hồng ngày nay đều có nguồn gốc từ nó. Giống hồng lai
đầu tiên xuất hiện vào năm 1867, mang tên “La France”. Ngày nay, đã có hàng chục
loại hồng mới được sinh ra mỗi năm, luôn tinh tế hơn trong hình dáng và màu sắc.
Những sự lai tạo như vậy rất phức tạp mà hầu như chúng ta không thể tìm ra gia phả
của chúng.
Đến đầu thế kỉ 19, người ta chỉ biết ở phương Đông có các chủng hồng được sinh ra
từ các chủng hồng của Pháp (Rosa gallica). Từ các khu vườn của các nhà khá giả vùng
Địa Trung Hải và Cận Đông, các giống này đã được phổ biến ra châu Âu.
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), hoa hồng đã được trồng phổ biến từ rất lâu đời ở
Việt Nam, có thể cho thu hoạch quanh năm tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đà Lạt,
thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác trong cả nước. Những năm 1990, trên cả
nước đã xuất hiện những vùng chuyên canh cây hoa hồng: Mê Linh (Vĩnh Phúc), Sapa
(Lào Cai),…
Trước đây, nông dân các xã Mê Linh, Tiền Phong, Đại Thịnh, Văn Khê, Tráng Việt
trồng hoa hồng Đà Lạt, nhưng gần đây giống hoa hồng Đà Lạt bị thoái hóa, hoa nhỏ,
chóng tàn, màu sắc không đẹp, nên nông dân Mê Linh đã mạnh dạn trồng những giống
hoa hồng nhập ngoại như hoa hồng Pháp, Italia thay thế cho hoa hồng Đà Lạt. Những
giống hoa hồng nhập ngoại được trồng trên đất Mê Linh đã đem lại giá trị thu nhập


cao hơn so với trồng hoa hồng Đà Lạt, vì hoa hồng ngoại rất thích hợp với điều kiện
đất đai, khí hậu ở đây, nên hoa hồng ngoại vừa to, vừa đẹp và lâu tàn hơn so với hoa
hồng Đà Lạt.
Ở Sapa, khoảng năm 1991-1992, các nhà nghiên cứu người Pháp đã trồng thí điểm
hoa hồng trên diện tích 200m2 ở trước cửa nhà khách của UBND huyện Sapa. Sau đó,
cây hoa hồng bắt đầu được người dân trồng nhỏ lẻ tại vườn nhà. Nhiều giống hồng
ngoại được lai ghép với giống hồng dại, tạo ra loại hồng có sức sinh trưởng tốt hơn với
môi trường địa phương. Đến đầu những năm 2000, việc kinh doanh hoa hồng bắt đầu
được mở rộng, các công ty đã bắt đầu đầu tư vốn mở rộng diện tích và thuê công nhân
về làm. Hiện nay, Sapa là một trong những khu vực cung cấp hoa hồng cho nhiều thị
trường trong nước: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung và một số thị
trường thế giới.
2


Hoa hồngRosa hybrida Hook., họ Rosaceae được trồng ở Đà Lạt từ khá lâu. Năm
1958, nông dân Đà Lạt đã nhập các giống mới để khai thác hoa cắt cành. Những vùng
trồng nhiều hoa hồng tại Đà Lạt là Nguyên Tử Lực, Thánh Mẫu, Thái Phiên, Vạn Thành,
An Sơn, Quảng Thừa,… và rải rác ở nhiều khu vực khác trong thành phố.Các giống hoa
hồng được trồng trong những năm 1960 gồm: Màu đỏ 08 giống (Numéro un, Schweitzer,
Rouge Meillend, Michele-Meillend, Hélène Valabrugne, Charles Mallerin, Brigitte
Bardot, Brunner); màu hồng 02 giống (Caroline Testout, Betty Uprichard); màu vàng 03
giống (Québec, Mme A.Meilland, Hawaii, Diamont); Màu trắng 02 giống ( Reine des
neiges, Sterling Silver; Hai màu 03 giống (J.B. Meilland, Mme Dieytoné, Président
Herbert Hoover).Giống hoa hồng được nhập nội trong những năm 1990, hiện đang được
trồng cắt cành phổ biến như:Màu đỏ 3 giống (Grand Galla, Amadeus, Red Velve); màu
vàng 2 giống( Pailine, Alsmeer Gold); màu trắng 2 giống ( Suprême de Meillend,
Vivinne) ; Các màu khác ( Sheer Bilss, Jacaranda, Troika,…) ;Hồng tỷ muội khoảng 08
giống ( Alegria, White Lydia, Sereno, Suncity, Macarena, Lydia, Lovely Lydia, Red
Micado,...)Hàng năm Đà Lạt cung cấp cho thị trường khoảng 80-100 triệu cành hoa hồng.



2. Phân loại hoa hồng







Cây hoa hồng (Rosa sp.) là cây thuộc lớp Hai lá mầm ( Dicotyledoneae), lớp phụ
hoa hồng Rosidae, bộ hoa hồng Rosales, họ hoa hồng Rosaceae Juss, họ phụ hoa hồng
Rosoideae, chi hoa hồng Rosa L.
Theo Peter Beales (1990) và Võ Văn Chi, chi Rosa được chia thành 4 phân chi:
Hulthemia (formerly Simplicifoliae, nghĩa là "có lá đơn") gồm 1 hay 2 loài sống ở
Tây Nam Á, R. persica và R. berberifolia (đồng nghĩa R. persica var. berberifolia) là
loài hồng duy nhất không có lá kép.
Hesperrhodos (từ Hy Lạp hay "western rose") gồm 2 loài, cả hai có ở Tây Nam
Nam Mỹ. Tên khoa học là R. minutifolia và R. stellata.
Platyrhodon (từ Hy Lạp hay "flaky rose", referring to flaky bark) gồm 1 loài sống
ở Đông Á, R. roxburghii.
Rosa (tên của phân chi) gồm các loại hồng còn lại. Phân chi này được chia thành
11 phần.
o
Banksianae - Hoa hồng trắng và vàng từ Trung Hoa
o
Bracteatae - Gồm có 3 loài,2 trong số đó đến từ Trung Hoa loài còn lại đến
từ Ấn Độ
o
Caninae - Loài hoa hồng có màu hồng và trắng sống ở châu Á, châu Âu và
Nam Phi


o
Carolinae - Loài hoa hồng có màu trắng, hồng, và hồng phấn, tất cả sống ở
Nam Mỹ
o
Chinensis - Hoa hồng có màu trắng, hồng, vàng, đỏ và màu hòa trộn từ
Trung Hoa và Myanmar
o
Gallicanae - Loài hoa hồng có màu từ hồng đến hoa cà và có sọc ở Tây Á
và Âu
o
Gymnocarpae -Gồm 1 nhóm nhỏ sống ở Tây Nam Mỹ(R. gymnocarpa),và
ở Đông Á
3


Laevigatae - Loài hoa hồng trắng từ Trung Hoa
o
Pimpinellifoliae - Hoa hồng có màu trắng, hồng, vàng chanh, hoa cà và sọc
sống ở Châu Á và châu Âu.
o
Rosa (đồng nghĩa sect. Cinnamomeae) - Hoa hồng có màu trắng, hồng, hoa
cà, màu dâu tầm và đỏ tươi sống ở nhiều nơi trừ Nam Phi
Synstylae - Hoa hồng có màu từ sắc trắng, hồng, đến đỏ thắm sống ở nhiều
vùng.
o

o

Hồng Trung Quốc-Rosa chinensis


Hoa hồng vàng

Hồng trắng

Tường vi-Rosa gallica

Hình 1: Sự đa dạng của chi hoa hồng

4


PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY HOA HỒNG

II.

1. Nhân giống hữu tính: gieo hạt giống

Trồng hoa hồng từ hạt giống chắc chắn không phải là một phương pháp nhân giống
nhanh nhưng gieo trồng hoa hồng bằng hạt giống vẫn là một trong những sở thích của
một số người dân chơi hoa hồng. bên cạnh đó, nhiều giống hoa hồng chuyển từ nước
ngoài về thường ở dạng hạt giống khô. Do đó, việc hiểu biết cách trồng hoa hồng từ hạt
giống vẫn là một trong những kiến thức cần tìm hiểu khi đến với việc trồng, kinh doanh
hoa hồng.
Quá trình nhân giống bằng gieo hạt cơ bản trải qua các bước sau:
• Nếu là hạt giống tươi, cần được xử lí ban dầu bằng cách ngâm với nước có hydrogen
peroxide (H2O2) để có thể ngăn ngừa sự phát triểm của nấm mốc. Thông thường, trộn
khoảng 7ml H2O2 3% vào khoảng 240mi nước. Ngâm hạt giống với dung dịch này trong
vòng một giờ cho đến một ngày. (Có thể thay thế dung dịch ngâm bằng một số dung dịch
khác có tính năng kháng nấm tương tự).
• Thử nghiệm nổi nước: Ngâm hạt giống trong nước sạch trong khoảng bốn giờ và vớt bỏ


những hạt nổi. Những hạt giống chìm chắc hạt và mang lại kết quả khả thi hơn.

Hình 2: Thử nghiệm nổi nước

Giữ hạt giống trong bông hoặc giấy ẩm và giũ ở nhiệt độ khoảng 34-38 0F (khoảng 130C). Giai đoạn này có thể kéo dài từ sáu đến mười tuần trước khi hạt giống có thể đem
đi gieo. Mỗi tuần, nên lấy hạt giống ra khỏi ngan lạnh từ một đến hai lần và bổ sung thêm
vài giọt nước để có thể giữ ẩm cho hạt giống. Bước xử lí này được gọi là bước phân tầng,
bước này sẽ thúc đẩy sự nảy mầm cho hạt giống khi gieo vào đất.
• Gieo hạt vào đất sâu khoảng 15mm, phủ một lớp đất mỏng bên trên. Giữ ẩm cho các hạt
mới gieo bằng cách phủ một lớp nilon trong ở trên. Phun nước khi thấy hết ẩm.
Đối với hạt giống đã được ủ phân tầng thì thời gian để hạt nảy mầm là khoảng một
tuần, những hạt không được ủ phân tầng thì mất thời gian lâu hơn. Sau khi, cây con cao


Hình 3: Ủ hạt giống ở nhiệt độ lạn, ẩm

Hình 4: Gieo hạt

5


được 1-2 inch, có thể bóc lớp nilon và đưa cây dần ra ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho
cây là khoảng 65-700F (16-210C). Khi cây cao hơn, có thể đem cây trồng qua chậu mới
và tưới nước, chăm sóc cây theo chế độ thích hợp đối với từng giống hoa hồng khác
nhau. Một lưu ý là có một số loài hoa hồng không cho hoa trong năm đầu tiên sau khi
gieo trồng.
2. Nhân giống vô tính cây hoa hồng
Nhân giống cây hoa hồng bằng cách gieo hạt đòi hỏi quá trình tỉ mỉ, lâu dài và khó
khăn. Trong khi đó, những phương pháp nhân giống vô tính: giâm cành, chiết, ghép, nuôi
cấy mô tế bào mang lại kết quả nhanh và ổn định hơn. Một tính trạng tốt của cây bố mẹ


được chọn ra và nhân giống vô tính sẽ duy trì được tính trạng tốt đó qua nhiều thế hệ.
 Phương pháp giâm cành
Giâm cành là cắt một cành của cây và giâm xuống đất, chờ ngày ra rễ. cây mới sẽ
mang những đặc tính di truyền giống hoàn toàn cây mẹ. khả năng ra rễ là vấn đề quan
trọng và là tiêu chí quan trọng nhất của phương pháp này. Có thể giâm cành hoa hồng ở
hầu hết các tuổi đời nhưng nên chọn cành có tuổi sinh lí trẻ để có thể cho kết quả tốt
nhất.Cành hồng dùng để nhân giống là cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non. Chọn
mắt giâm phải chọn loại mắt ngủ bắt đầu nảy lên bằng hạt tấm, như vậy trong thời gian
giâm cành có thể bật lộc ngay. Trên cành đã chọn để giâm chỉ nên lấy đoạn giữa của cành
không nên lấy đoạn ngọn và gốc.Cành cắt để giâm có chiều dài từ 8-10 cm, có từ 2-3
mắt. Phải dùng kéo cắt vát không để vết cắt bị dập nát. Trên đoạn cành cắt nên giữ lại từ
2-3 lá chét ở cuống lá mắt trên.
Hầu hết các giống hoa hồng không cần xử lí hormone do cành giâm đã có sẵn chất
kích thích IAA ( indole acetic acid), kích thích ra rễ tự nhiên. Nhưng trên quy mô công
nghiệp, cành giâm thường được nhúng với dung dịch IAA hoặc NAA (α-naphthalene
acetic acid) với nồng độ từ 500-700ppm trong vòng 3-5 giây rồi cắm sâu khoảng 1,5-2
cm vào giá thể để kích thích ra rễ nhanh hơn. Loại giá thể tốt nhất cho việc nhân giống
hồng ở Việt Nam là: 2/3 trấu + 1/3 đất đồi, nếu không có thể thay thế bằng đất phùsa
hoặc cát, cát vàng. Tất cả các loại giá thể trên phải được sàng lọc, phơi khô và khử trùng
bằng Viben 1% trước khi đưa vào giâm.
Kỹ thuật phun tưới nước và chăm sóc cành giâm:
− Giữ độ ẩm không khí, độ ẩm giá thể đạt mức 95% là tốt nhất. Sau 3 ngày, độ ẩm có
thể giảm xuống khoảng 80-95%. Thông thường, trong các vườn kinh doanh sẽ có hệ
thống phun. Thời gian đầu, khoảng cách phun là vài giây cho đến vài phút, sau đó
thời gian phun thưa hơn, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
− Ánh sáng phải đầy đủ: trong giai đoạn hình thành rễ, ánh sáng được chiếu từ 10 giờ
sáng đến chiều tối. Khi trời quá nóng, cường độ mạnh, cần che chắn để tránh khô
cành, chết cây.
− Thường xuyên nhặt bỏ những cành lá úa để tránh nguồn bệnh hại.
Sau khoảng 25-35 ngày, cây mới có thể đem ra trồng ngoài chậu hoặc ruộng sản xuất.


Một số chỉ tiêu cho cây mới đạt tiêu chuẩn: rễ dài 3-4cm, ra đều xung quanh, còn nguyên
lá, mầm 2-4cm không có vết sâu bệnh. Giữ nguyên bầu (rễ và giá thể) đem trồng.
 Phương pháp ghép hoa hồng
Ghép là sự chắp nối các phần của các cây khác nhau để tạo ra một cá thể cây đồng
nhất, có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Cây mới sẽ có những đặc tính mới,
thường là những đặc tính nổi trội được chọn, từ các phần được ghép. Cây mới sẽ bao
6


gồm phần gốc ghép và phần trên từ một cây khác tổ hợp vào gốc ghép. Cây ghép sẽ cho
những bông thuộc giống quý, hoa to và có sức sinh trưởng tốt nhờ phần gốc ghép là
những giống địa phương, có sức sống mạnh. Mặt khác, trên cùng một gốc ghép có thể
cho nhiều hoa của các loại khác nhau.
Chọn gốc ghép là giống ở địa phương khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Ở
nước ta, những giống hồng thường được chọn là giống tầm xuân (Rosa canina), hồng sen
(Rosa indica), hay hồng chùm (Rosa multiflora). Các gốc ghép được cắt từng đoạn, giâm
ra rễ, các nhánh phát triển khoảng 3 tháng thì có thể dùng để ghép được.
Chọn mắt ghép hoa hồng trên cây sạch bệnh, khỏe và mắt nhỏ (chưa căng). Thời điểm
cắt là vào lúc cây hoa có đủ nước. Thời gian thuận tiện thường là vào mùa mưa ở phía
Nam nước ta hoặc là mùa xuân. Thân chọn mắt ghép là thân đã ra hoa, ngắt bỏ bớt lá và
đường kính cành tương đương với đường kính gốc ghép.
Quá trình liền vết ghép phụ thuộc vào sự hình thành mô sẹo giữa mắt ghép và gốc
ghép, sự tiếp xúc giữa các mạch dẫn trong thân. Mô sẹo được hình thành ban đầu để có
sự phát triển ngang bằng và chắp nối để tạo ra sự thông suốt giữa các tế bào tượng tầng
của gốc ghép và mắt ghép. Mô sẹo của mắt ghép và gốc ghép hợp nhất, quá trình phân
chia tế bào sẽ đi từ trên xuống. Các tế bào mô sẹo nhu mô mới bên trong tượng tầng
nhanh chóng tái tạo các chức năng của các tế bào xylem và sau cùng lớp tượng tầng mới
bắt đầu tạo ra các tế bào libe.
Một số phương pháp ghép áp dụng cho nhân giống vô tính hoa hồng:
 Ghép mắt nhỏ có gỗ:


Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ được áp dụng để nhân giống hồng, các cây ăn quả
có múi và một số chủng loại cây ăn quả khác.
Chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi
của gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi
có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây
nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào
và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt
mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp.
Phương pháp này phụ thuộc vào sự sinh trưởng của gốc ghép, có thể thực hiện ở tất cả
các thời điểm trong năm. Ưu điểm của phương pháp này liền vết ghép rất nhanh và cây
ghép sinh trưởng rất khỏe. Điểm cốt yếu là chọn được gốc ghép khỏe mạnh, sạch bệnh,
đảm bảo cho thế hệ sau. Độ chéo của vết mở tốt nhất là 20 độ và không sâu quá một phần
tư đến một phần sáu độ dày thân gốc.
 Ghép đoạn cành:
Ghép đoạn cành là phương pháp cơ bản để sản xuất số lượng lớn cây con.
Tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có giữ lại một vài lá gốc). Chọn cành ghép có đường
kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 1-2cm, có 2 - 3
mầm ngủ. Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều rộng và sâu tương tự với kích thước của
vết cắt trên cành ghép. Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho ít nhất có một phía tượng
tầng được trùng khớp và dùng dây nilon mỏng cuốn lại.
Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng
dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại cố định dây
tại gốc ghép. Mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm
sóc cây con sau khi ghép.
7


Nghiên cứu của Malcolm M. Manners (2005) cho thấy độ ẩm thích hợp là 100%. Ánh
sáng cần duy trì ở mức vừa phải, dưới tán cây, nhà kính hoặc lưới là thích hợp.
Giá thể hay môi trường phải thoát nước tốt, độ ẩm không nên quá cao (theo Kalptaru,


1998). Xử lí IBA nồng độ 200ppm lên vết cắt của mắt ghép trước khi ghép làm tăng tỉ lệ
sống và số cây xuất vườn so với mẫu không xử lí (theo James, 1997).
 Phương pháp nhân giống hoa hồng bằng cách chiết cành:
Phương pháp chiết cành được áp dụng cách đây rất lâu, nhằm nhân giống những cây
khó giâm cành. Phương pháp này cũng giống như phương pháp giâm cành, nó không làm
hại cây mẹ mà còn thúc đẩy cây mẹ phát triển khi cắt nhánh này. Các chồi khỏe mạnh sẽ
phát triển ở dưới vị trí chiết.
-

-

Cơ chế của phương pháp chiết cành
Chất hữu cơ được lá tổng hợp từ năng lượng mặt trời rồi đi vào mạch libe ( phần màu
lục nằm ngay dưới lớp vỏ) để đi xuống rễ. Khi những mạch này bị cắt, chất dinh dưỡng
và nước sẽ tập trung ở điểm đó. Trong mười ngày sẽ hình thành callus và từ chỗ đó rễ sẽ
phát triển. Còn phần phía trên vẫn nhận được nước và chất dinh dưỡng từ rễ thông qua
mạch mộc nằm sâu bên trong phần gỗ của thân.
Hướng dẫn phương pháp chiết cành
Phương pháp chiết cành có tỉ lệ thành công cao, cây phát triển tốt, bộ rễ khỏe mạnh,
giá thành thấp
Vật liệu chiết cành
- Chất chiết cành ( Rêu, xơ dừa, rễ lục bình, những tơi xốp, giữ nước)
- Dao nhọn, sắc.
- Thuốc ra rễ ( dung dịch, hay bột)
- Bao nilon
- Cây hồng giống
- Dây cột
Cách làm
- Chọn nhánh xanh, cỡ bằng cây bút chì. Để cho an toàn, cắt bỏ hết gai, lá và các
nhánh con.


- Khoảng 0,5cm bên dưới đốt lá, cắt vòng quanh thân và cắt thêm vòng nữa nữa ở bên
dưới vị trí đó khoảng 2 cm. Sau đó lấy đi phần vỏ ở giữa 2 vị trí đó.
- Dùng dao nhọn để bóc hết vỏ và phần mô màu xanh nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến
sự ra rễ.
- Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết thương
- Lấy bọc nilon, gấp nếp vòng qua thân để tạo thành dạng túi. Lấy dây cột bọc nilon
lại, cách vị trí cắt bên dưới khoảng 1,2cm ( không quá chặt để cây phát triển)
- Mở rộng cái túi ra để dễ dàng đặt chất trồng ( không quá ẩm ướt) vào, cách 2 đầu vị
trí cắt 1,5cm. Cột chặt túi nhưng không quá chặt để cây phát triển.
- Kiểm tra túi định kỳ. Phần lớn hoa hồng cho ra rễ trắng sau 21 ngày, đôi khi lâu hơn.
Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp chiết cành vừa đơn giản, vừa nhanh, sau khi
chiết cây mau ra hoa ( 1-2 tháng). Phương pháp này thuận lợi với một số loại hoa hồng,
đặc biệt là hồng leo, hồng bụi và một số hồng cắt cành khác. Tuy nhiên tỉ lệ cành chiết
không
cao
trên
một
gốc
hồng
so
với
hồng
ghép.
8


-

Khuyết điểm của phương pháp chiết cành : Bộ rễ của cây hoa hồng chiết yếu ớt, mau
thoái hóa, tuổi thọ cây không cao, mau cỗi và số lượng chồi non trẻ thay thế từ gốc không


nhiều.
 Phương pháp nuôi cấy mô
Khái quát về phương pháp nuôi cấy mô
Nuôi cấy in vitro được coi là phương pháp nhân giống vô tính hữu hiệu nhất và được
tiến hành trên nguyên tắc nuôi đoạn thân có mang chồi ở nách lá, đoạn rễ hay mảnh củ,
cánh hoa, có kích thước nhỏ phù hợp với điều kiện vô trùng của ống nghiệm. Nó có
những ưu điểm sau:
Tốc độ nhân giống cao, ví dụ trong 1ml dung dịch môi trường có từ 100.000 đến
1000.000.
Chủ động sản xuất, không phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ. Có thể công nghiệp hóa cao
do nuôi cấy trong điều kiện ổn định về môi trường dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, do đó
có thể công nghiệp hóa từ khâu nhân cây giống với số lượng lớn đến khi ươm trồng trong
nhà lưới.
 Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Tính toàn năng của tế bào: mỗi tế bào của một sinh vật sẽ chứa toàn bộ thông tin di
truyền cần thiết của một cơ thể hoàn chỉnh, khi gặp điều kiện thuận lợi nhất định, những
tế bào đó có thể sẽ phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh.
Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào là sự phân hóa tế bào là sự chuyển các tế bào
phôi sinh thành các tế bào của mô chuyển hóa, đảm nhận các chức năng khác nhau trong
cơ thể. Sự phản phân hóa là khi các tế bào đã chuyển thành mô chức năng nhưng trong
điều kiên thích hợp vẫn có khả năng trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ.
bản chất là một quá trình hoạt hóa, phân hóa gen, khi tách riêng tế bào tạo điều kiện cho
các gen được hoạt hóa.
Cơ sở di truyền qua các thế hệ tế bào
Dựa trên cơ chế nguyên phân, trong nhân giống in vitro nếu lấy các bộ phận sinh
dưỡng trong một cây đem nhân giống thì các bộ phận đó có thông tin di truyền giống
nhau và tạo nên các cơ thể mới có thông tin di truyền giống nhau và giống cơ thể mẹ.
Như vậy nếu cơ thể mẹ có các tính trạng di truyền tốt thì các tính trạng đó sẽ được thể
hiện ở mọi cơ thể con cái.
 Môi trường của nuôi cấy mô, tế bào



Môi trường nuôi cấy quyết định sự thành bại của quá trình nuôi cấy. Môi trường nuôi
cấy của hầu hết các loài thực vật bao gồm các muối khoáng đa lượng, vi lượng, nguồn
cacbon, các acid amin, các chất điều hòa sinh trưởng và một số phụ gia khi cần, tùy vào
từng loài từng loài, giống, nguồn gốc mẫu cấy, cơ quan khác nhau trên cùng cơ thể mà
dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng tối ưu của chúng khác nhau. Mỗi môi trường chỉ thích
hợp với một hoặc một số loại cây xác định, vì vậy yêu cầu đặt ra khi chọn môi trường là
phải thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển tối ưu ở từng giai đoạn của nuôi mô cấy,
thành phần và hàm lượng các chất phải thật chính xác và phù hợp với từng đối tượng cụ
thể.
Điều kiện và môi trường nuôi cấy tế bào mô thực vật phải
- Vô trùng.

9


- Ánh sáng: sự phát sinh hình thái của mô cấy chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như thời

gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng. Thời gian chiếu sáng
thích hợp với đa số cấc loài cây là 12-18h/ngày.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng tới sự phân chia tế bào và các quá trình sinh hóa trong cây.
Tùy vào xuất xứ của mẫu nuôi cấy mà điều chỉnh nhiệt đọ cho thích hợp, nhìn
chung nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng tốt ở nhiều loài cây là 250C
Môi trường nuôi cấy mô của tế bào thực vật có nhiều loại môi trường nhưng đều gồm
một số thành phần cơ bản sau:
- Các muối khoáng đa lượng và vi lượng
- Nguồn cacbon
- Các vitamin và aminoacid
- Chất bổ sung, chất làm thay đổi trạng thái môi trường
- Các chất điều hòa sinh trưởng


 Các công đoạn nuôi cấy mô tế bào
-Giai đoạn chuẩn bị: tạo nguyên liệu thực vật vô trùng để đưa vào nuôi cấy. Kết quả của
giai đoạn này phụ thuộc vào các lấy mẫu, nồng đọ và thời gian xử lí diệt khuẩn.
-Giai đoạn tái sinh mẫu:
Tái sinh một cách định hướng sự phát triển của mô nuôi cấy, quá trình này thường
được điều khiển bằng chất điều hòa sinh trưởng.
-Giai đoạn nhân nhanh chồi
Mục đích tạo hệ số cao nhất, được coi là giai đoạn then chốt chủa cả quá trình nuôi
cấy. Để tăng hệ số người ta thường sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, các chất bổ
sung..
-Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh : chồi được chuyển sang môi trường ra rễ.
-Giai đoạn đưa cây ra đất.

10


Sơ đồpháp
nuôi cấy mô thực vật
 Ưu điểm và nhược điểm của phương
• Ưu điểm:
-Cho ra sản phẩm nhanh: Nhân nhanh: trong 1-2 năm có thể tạo ra hàng triệu cây, hệ số

nhân giống in vitro thường đạt 36-102/năm ở các loại cây khác nhau.
-Sản phẩm cây đồng nhất
-Tính khả thi rộng: do cây mô có kích thước nhỏ nên tương tác giữa tế bào và mô trở nên
đơn giản
-Nâng cao chất lượng sản phẩm
-Có tiềm năng công nghiệp hóa cao
-Khả năng tiếp thị tốt
• Nhược điểm: đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, kinh phí đầu tư bước đầu cao, thực hiện khó


khăn đối với một số cây trồng, sản phẩm bị biến đổi kiểu hình.
Nuôi cấy mô hoa hồng
Nhân giống hoa hồng bằng nuôi cấy mô có ưu điểm là hệ số nhân giống lớn trong một
thời gian ngắn, dễ dàng sản xuất cây sạch bệnh, khỏe mạnh và có khả năng tái sinh mầm
xung quanh một năm.
Mẫu cấy có thể là đốt thân, đỉnh sinh trưởng, mẫu lá, phát hoa hay rễ non,.. Đối với đa
số giống hoa hồng thì mô phân sinh chồi bất định được sử dụng để nuôi cấy mô nhiều
nhất.
Dung dịch nuôi cấy thường chứa các dịch dinh dưỡng là môi trường thích hợp cho
nhiều loại vi khuẩn sinh trưởng. Chính vì vậy, mẫu mô phân đem nuôi cần được khử
trùng để có thể đảm bảo cho quy trình nhân tạo giống sạch bệnh. Các cách khử trùng
thông thường phổ biến hiện nay là rửa mô mẫu với các dung dịch khử trùng: xà phòng,
nước Javel,..và rửa lại bằng nước cất vô trùng.
11


Nuôi cấy mô tế bào áp dụng cho hoa hồng bắt đầu từ năm 1945, bắt nguồn từ việc tạo
thành công mô sẹo và rễ trên mầm cây con (Nobecourt và Kofler). 1946, Lamments sử
dụng nuôi cấy phôi tế bào trong nhân giống hoa hồng. một số kết quả nghiên cứu về nuôi
cấy mô hoa hồng:

Ở nước ngoài:
Theo Soomro và cộng sự (2003), đẻ tạo rễ của cây Rosa indica đã sử dụng 0,6 mg/l
IBA và 0,1 mg/l NAA sau khoảng thời gian 12 tuần thì rễ sẽ tăng 50%; để tạo chồi của
cây Rosa indica đã sử dụng 2,0 mg/l IBA và 2,0 mg/l IAA sau khoảng 12 tuần tỉ lệ chồi
tăng 70%mg/l.
Theo kết quả của Roy và cộng sự (2004), khi sử dụng 1mg/l và 0,5mg/l IAA để tạo rễ
cho cây Rosa sp thì sau 4 tuần đã cho kết quả cao (thành lập rễ 85%).
Một vài loại hồng (Rosa rugosa, R. setigera, R. laevigata, R. banksiae, R. roxburghii,
R. odorata) và các loại hồng lai được nhân giống trong môi trường có cung cấp chất dinh


dưỡng và các chất kích thích ra rễ ở một tỉ lệ thích hợp. Nuôi cấy bằng rễ và chồi bên sử
dụng môi trường cơ bản (muối MS-Murashige và Skoog), vitamins, glycine, sucrose,
agar), có thêm 0µM-17, 8µ (~4 mg/l) BA (6-benzyladenine) và 0µM -0, 54µM (~0,1
mg/l) NAA (naphthalence acetic acid). Khả năng ra và kéo dài rễ phụ thuộc vào kiểu
gene, vị trí chồi, nồng độ MS và các chất kích thích sinh trưởng. hầu hết các loài có tỉ lệ
nảy chồi cao nhất trong dung dịch nuôi cấy MS có bổ sung 8,9 µM (2 mg/l) BA, mức độ
phụ thuộc vào đặc điểm từng loài. Rễ tăng cường phát triển khi giảm nồng độ MS. Với
những loài khó ra rễ, cần bổ sung thêm IAA (indole-3-acetic acid) 11, 4 µM (~2 mg/l)
hoặc để mẫu trong khu vực tối, 100C trong vòng khoảng 7 ngày. ( Theo Yan Ma, David
H. Byrne và Jing Chen, 2005).
Hamed và cộng sự (2006) đã sử dụng 1,5 mg/l BAP sau 7 ngày cho kết quả 100% chồi
của cây Rosa indica L hình thành. Trường hợp sử dụng 5mg/l BAP và 0,5 mg/l kinetin thì
sau 10 ngày có 98% chồi hình thành.

Ở trong nước
2005, Nguyễn Thị Kim Thanh đã công bố kết quả nhân giống invitro cây hoa hồng đỏ và
cây hoa hồng trắng với môi trường cơ bản là MS+20g/l sucrose+5,6 g/l agar. Khử trùng
mắt ngủ bằng HgCl2 0,5% trong 5 phút hoặc Haiter 10% trong 10 phút cho tỉ lệ mẫu sạch
trên 60%. Cấy mẫu vào môi trường BA hoặc Kinetin 1mg/l sẽ cho bật chồi 100% sau 14
ngày nuôi cấy. Sử dụng 2 mg/l BA đối với giống hồng đỏ cho hệ số nhân giống cao nhất
là 3,47 và 1,5 mg/l BA cho giống hồng trắng cho hệ số nhân cao nhất là 5,94, pH=6 là
thích hợp cho cả hai loại cây. Môi trường nuôi cấy bổ sung 2 mg/l NAA hoặc 2 mg/l IBA
cho hiệu quả tạo rễ trên 60%.
Theo Nguyễn Kim Hằng (2005), trên loại hoa hồng Rosa chinansis sử dụng 1,5 mg/l
BA cho hệ số nhân chồi cao nhất; sử dụng NÂ riêng lẽ (1 mg/l) hoặc NÂ (2 mg/l) kết
hợp với than hoạt tính (2g/l) để tạo cây hoàn chỉnh là tốt nhất.
Nguyễn Hữu Tính (2008), đối với cây hoa hồng nhung Rosa chinensis L: sử dụng 1,5
mg/l BA kết hợp với 0,15 mg/l NAA cho hệ số nhân chồi cao nhất; sử dụng 0,5 mg/l
NAA kết hợp với 2 mg/l than hoạt tính để tạo cây hoàn chỉnh là tốt nhất.
Ngoài ra, dự án tạo hoa hồng nở trong ống nghiệm của Nguyễn Hồng Vũ thành công


cũng mở ra khả năng nuôi cấy tạo giống hồng mới, nhân nhanh giống hoa hồng trong ống
nghiệm, tiết kiệm diện tích và thời gian nuôi trồng ngoài vườn.
III.
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA HỒNG:
12


1. Đặc tính cây thực vật của cây hoa hồng:

- Hoa hồng (Rosa L.) có thể trồng nhiều nơi trên thế giới từ ôn đới đến cận nhiệt đới, tuy
nhiên hoa hồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu ôn hòa, ẩm độ
không quá thấp vào mùa xuân và mùa đông, không có sương muối cũng như nhiệt độ quá
cao (> 250C) và không quá thấp (<60C).
- Rễ: hoa hồng thuộc loại rễ chùm, phân nhánh mạnh, chiều ngang tương đối rộng, khi bộ
rễ lớn phát sinh nhiều rễ phụ, phân bố nông trên lớp đất mặt từ 5-30 cm, bộ rễ hoa hồng
không chịu được ngập úng, ưa đất ẩm, song phải thông thoáng, thoát nước.
- Thân: thuộc loại thân gỗ, dạng cây bụi hoặc cây leo, đa số các loài hoa hồng đều có thân
rỗng giữa khi thân đã hóa gỗ. Cây hoa hồng có khả năng phân cành rất mạnh, trên thân có
gai hoặc không có gai.
- Lá: hoa hồng thuộc loại lá kép lông chim với 3, 5, 7, 9, 11, 13 lá chét và có đính lá kèm
nhẵn ở cuống lá; lá chét có răng cưa ở mép lá và thường có những gai nhỏ ở trên gân lá.
Chiều dài lá của hầu hết các loài hoa hồng là từ 5-15cm. Tùy theo giống mà lá có màu
sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu, hoặc nhiều dạng khác.
- Gai: có hình dáng móc câu. Gai hoa hồng thường là một gai hoặc bụi gai. Nó giúp hoa
hồng có khả năng chống chịu tốt với côn trùng đồng thời thích nghi với hạn hán.
- Hoa: thuộc loại hoa lưỡng tính, nhụy hoa thường dài hơn nhị hoa, màu sắc nhụy thường
đẹp hơn màu sắc của nhị để hấp dẫn côn trùng đế thụ phấn, thụ tinh. Các nhị đực đính
vào nhau bao xung quanh vòi nhụy, khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ
phấn. Tuy nhiên cây hoa hồng là cây khó thụ phấn và tỉ lệ kết hạt thấp trong điều kiện tự
nhiên do hoa hồng có tỉ lệ hạt phấn dị dạng khá cao trong điều kiện bình thường.


- Đài hoa phân hóa rõ rệt, có màu xanh. Cụm hoa chủ yếu có một hoa hay tập hợp ít hoa
trên cuống dài, cứng, có gai.
- Hoa lớn có cánh dài thường tập hợp thành chén ở gốc, xếp thành một hay nhiều vòng,
sít chặt hay lỏng tùy theo giống.
Hoa hồng có màu sắc và cấu tạo rất đa dạng, đa số các loại hoa hoang dại và bán hoang
dại có màu hoa trắng, 1 vòng cánh hoặc 2-3 vòng cánh, nhưng số lượng cánh hoa ít, sắp
xếp cũng đơn giản. Hoa hồng có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm, dễ bị dập nát và gãy.
- Quả hoa hồng là quả hạch (rose hip). Quảcó cánh đài-màu xanh lưu lại, khi chín có
màu nâu, nâu vàng hoặc đỏ tùy theo màu sắc của hoa, nhưng hầu hết các loài hoa thường
có màu đỏ, một số khác như Rosa pimpineltifoli có màu đỏ thẫm hoặc màu đen.
- Hạt: mỗi quả hoa hồng bao gồm một tầng cùi phía ngoài, bên trong chứa từ 5-25 hạt
bao bọc trong noãn mịn, có lông màu trắng bao phủ. Khả năng nảy mầm của hạt rất kém
do vỏ dày, cứng, nên phải xử lí hạt trước khi gieo.
2. Yêu cầu ngoại cảnh:
- Đa số giống hoa hồng rất chịu nắng. Ánh nắng trong ngày chiếu càng nhiều giờ càng
tốt. Do đó, trồng nên trồng nơi thoáng đãng trong mùa nắng, hoa hồngsẽ ít bị sâu bệnh
tấn công, cây rất sung sức, cho hoa nhiều và sắc hoa tươi tắn. Mùa nắng phải tưới nước
đầy đủ, nên tưới nhiều lần nếu không cây sẽ bị xuống sức, dẫn đến chết héo.
- Hoa hồng cũng chịu mưa nhưng lượng mưa trung bình từ 1500mm-2000mm mới thích
hợp. Mưa nhiều và mưa kéo dài, thì hoa hồng càng bị nhiều loại nấm và sâu bệnh tấn
công. Hoa hồng lại không chịu úng ngập, do đó khi trồng phải khai thông mương rãnh
giúp việc thoát nước hữu hiệu. Trồng vào vùng có độ ẩm không khí cao, có mùa đông
khá lạnh mới tốt.
13


- Cây hồng cũng yếu ớt, chỉ đứng vững trước gió nhẹ(3m/s), vì vậy vào những tháng mưa
to gió lớn cần phải có nhiều que chống đỡ mới được.

 Điều kiện với từng yếu tố ngoại cảnh:



Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa hồng.
Ánh sáng không những có tác động trực tiếp đến cây mà còn làm thay đổi một loạt các
nhân tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, sự thoát hơi nước.
Nhiệt độ tối thích cho hoa hồng tuỳ theo giống, nhìn chung là từ 18-25 oC. Nhiệt độ
đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày, đa số các giống thích hợp với nhiệt độ đêm là 16 oC.
Thấp hơn nhiệt độ này, cây sinh trưởng chậm, sản lượng thấp nhưng chất lượng hoa cao
và ngược lại.
Độ ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước. Độ ẩm đất 60-70% và độ ẩm
không khí 80-85% là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây hoa hồng.
3. Kỹ thuật trồng hoa hồng:
a. Tiêu chuẩn cây giống:
- Hoa Hồng có hơn 350 loài được phân bố ở khắp các bán cầu. Hiện nay ở Việt Nam
đang trồng khoảng 50 chủng loại giống Hồng chính theo màu sắc, có thể phân chúng
thành các nhóm giống sau:
1- Nhóm giống đỏ: Đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ
2- Nhóm giống Phấn Hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ
3- Nhóm giống vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam
4- Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt
5- Nhóm giống trắng:trắng trong, trắng sữa, trắng ngà
6- Nhóm hệ nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất
nhiều màu trung gian.
- Nên chọn giống có màu sắc đẹp, hương thơm nhẹ, sinh trưởng khoẻ và có khả năng
chống chịu sâu bệnh.
- Cây giống phải dựa trên các tiêu chuẩn về độ tuổi của cây trong vườn ươm; chiều cao;
đường kính cổ rễ;số lá, mầm; sức sinh trưởng thân, ngọn, tình trạng và kết quả ghép: vết
ghép liền da chưa, có dị hình không, có sâu bệnh không...
b. Chuẩn bị đất, làm luống và trồng hoa:
- Đất thích hợp cho hoa hồng là đất thịt hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn đất nơi cao ráo không
bị ngập úng, bằng phẳng, tơi xốp. Đất phải trảng nắng, đất luôn ẩm nhưng không ướt.


Trồng nơi thiếu ánh sáng, thiếu oxy hoa sẽ không có màu đẹp, mùi thơm sẽ mất.
- Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây, rễ cây trên ruộng. Sau đó cày
sâu 30 - 45cm, bừa kỹ 2 lần, bón vôi cải tạo độ chua của đất kết hợp bón lót phân chuồng
hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân trùn quế, lân khi làm đất lần cuối.
- Đánh luống: Trồng hàng đôi thì đánh luống 1,3m (rãnh 30cm), còn trồng hàng đơn thì
đánh luống 70cm. Luống hình chóp nón, cao 25-30 cm, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng.
- Khoảng cách trồng: cây cách cây 20 – 30 cm, hàng cách hàng 50 cm, hàng cách mép
luống 15 – 20 cm. Trồng cây giống thẳng đứng, nên trồng theo kiểu nanh sấu( kiểu từng
hàng so le với nhau).

14


- Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây
đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất. Trồng xong tưới thật đẫm
nước.Nếu trồng vào những ngày nắng nóng thì phải che bằng lưới đen hoặc rơm, rạ 2– 3
tuần để cây nhanh hồi phục, nâng cao tỷ lệ sống cho cây.
- Có thể sử dụng cây giống nhân bằng phương pháp giâm cành hoặc cây ghép. Cây ghép
có ưu điểm nhanh phục hồi, khoẻ nhưng dễ thoái hoá, cây giâm thời gian đầu chậm hơn
cây ghép nhưng sản lượng hoa cao, lâu bị thoái hoá giống và dễ áp dụng các biện pháp
canh tác khác.
c. Phân bón và cách bón phân:
- Sản lượng hoa càng nhiều nhu cầu phân bón càng lớn. Hoa hồng là loại cây cho hoa liên
tục vì thế quá trình hút dinh dưỡng tương đối đều đặn, ít biến động đối với cả nguyên tố
đa lượng và vi lượng. Mặt khác hoa hồng là cây cho hoa nhiều năm, hoa liên tục bị cắt đi
nên tiêu hao một lượng lớn chất dinh dưỡng. Nếu không bổ sung kịp thời thì sinh trưởng
chậm, năng suất và chất lượng hoa kém. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ N, P, K là 18,
8, 17 đối với hoa hồng có ảnh hưởng tốt tới việc tăng diện tích lá, số cành hoa, chiều dài
hoa. Nhiều K có tác dụng rõ rệt: tăng số lượng và chất lượng hoa vì K tăng vận chuyển
sản phẩm quang hợp, tăng khả năng tổng hợp prôtêin và đường. Hoa hồng cũng cần


nguyên tố vi lượng, các nguyên tố này có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sự sinh
trưởng của cây.Nhìn chung ít khi cây bị thiếu vi lượng nhưng nếu trồng trong chất nền
không đất thì cần bón bổ sung vi lượng.Bón thêm N kích thích sự hút Zn, Fe, Ca và Mo.
Ngoài ra có thể bón thêm phân hữu cơ: phân chuồng, bã đậu tương, phân bùn…kết hợp
với phân vô cơ sẽ cho kết quả tốt. Đặc biệt có thể bón phân gà để tăng pH của đất.
- Cách bón:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, phân vi sinh
+ Bón thúc: 2 tuần bón một lần vớilượng Ure và KCl theo tỉ lệ thích hợp
+ Ngoài ra định kỳ hàng tháng bổ sung 1 lần phun vi lượng.
+ Với cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nhiều năm nên hàng năm phải bón
phân chuồng, phân vi sinh, lân, vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây
+ Hoa hồng rất ưa phân hữu cơ, sau khi trồng 1 – 2 tháng là phải tưới phân cho cây. Có
thể dùng phân hữu cơ ngâm ủ với phân vi sinh sông gianh theo tỷ lệ 2m 3 nước cần 300 kg
phân hữu cơ + 50 kg phân vi sinh tưới cho 5.000m 2. Sử dụng phân chuồng đầy đủ sẽ tăng
năng suất, chất lượng hoa đồng thời kéo dài tuổi thọ của vườn hồng.
Vôi: Hoa hồng thích pH trung tính, đầu vụ nên bón lót 1500 – 2000 kg/ha và định kỳ 4
tháng/lần cần bón bổ sung 400 – 500kg vôi để điều hòa độ chua của đất. Bón vôi đầy đủ
còn giúp cho cành hoa được cứng cáp và tăng khả năng hút dinh dưỡng của cây.
d. Kỹ thuật tưới nước:
- Trồng hoa hồng phải đảm bảo được nguồn nước tưới vì hoa hồng rất cần nước, nhưng
cũng từng trường hợp để việc tưới nước có hiệu quả hơn. Mùa nắng mỗi ngày nên tưới 2
lần: sáng sớm trước 9 giờ và buổi chiều trước 5 giờ. Nếu gặp ngày nắng gắt nên tưới
thêm buổi trưa và phải tưới thật đẫm, nếu không đất nóng lên là cây sẽ chết. Ban đêm
không nên tưới nước, vì nước đọng trên lá sẽ là cơ hội tốt cho các loài nấm mốc xâm
nhập. Vào mùa mưa, chỉ tưới cho hồng trong những ngày nắng gắt, đồng thời phải có
mương rảnh thoát nước tốt vì nếu để nước ngập gốc chỉ trong một buổi là cây hồng đã bị
thối rễ rồi chết.
- Có 2 phương pháp tưới:
15



+ Tưới nước ngập rãnh tức là bơm nước vào 2/3 các rãnh để 2 tiếng đồng hồ sau đó rút
hết nước.
+ Tưới bằng vòi bơm vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh bắn nước nhiều lên bộ lá và
nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền. Nếu tưới bằng vòi bơm thì giữa 2 hàng cây
ta tạo ra 1 rãnh nhỏ để khi tưới nước vào phân không chảy ra ngoài.
e. Diệt cỏ dại:
- Môi trường sống của hoa hồng rất thích hợp với sự sinh trưởng mạnh của cỏ dại.Đất
vừa ẩm vừa nhiều chất bổ dưỡng làm cho cỏ tranh giành thức ăn với cây trồng,sự tốn
kém không sao tránh được. Vậy nên nếu trồng hoa hồng đại trà thì nên làm cỏ đúng định
kì, còn trồng trong giỏ, trong chậu thì nên nhổ hàng ngày hoặc hàng tuần. Nên lợi dụng
lúc tưới nước cho hồng, tiện tay, nếu gặp cỏ dại ta nên nhổ luôn. Nếu tập được thói quen
này thì công việc diệt cỏ dại trở nên nhẹ nhàng.
f. Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành, tỉa nụ điều tiết sinh trưởng:
- Hiệu quả của việc trồng hoa hồng phụ thuộc vào số lượng cành và chất lượng những
cành đó. Muốn nâng cao hiệu quả của việc trồng hồng cần phải thực hiện các công việc
sau:
+ Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả
đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tăm,
cành hương, lá già, bị sâu bệnh mặt khác hết sức bảo vệ và duy trì những cành lá còn lại,
không được cắt trụi cả cây, chỉ thu hoa ở những cành mầm có chiều cao> 70cm, đường
kính > 0,3 cm, những cành còn lại thì khi ra nụ cần vặt bỏ và đè cành ra để nuôi dưỡng
cây.
- Phương pháp bấm ngọn, vít cành ta có thể đạt được 3 mục đích sau:
+ Làm tăng năng suất từ 3 – 4 lần (có thể thu từ 7 - 9 bông/1gốc/lần thu).
+ Tăng chất lượng cành hoa (chiều dài cành hoa > 70 cm)
+ Điều khiển ra hoa theo ý muốn, tuỳ từng loại giống, từng thời vụ khác nhau mà có thể
ấn định trước thời gian thu hái bằng cách: Tiến hành cắt, uốn, bẻ những cành dùng làm
cành mẹ trước thời gian định thu hoạch 50 – 60 ngày, sau cắt từ 5 – 7 ngày các mắt ngủ
sẽ bắt đầu bật mầm và phát triển cành hoa, để tập trung dinh dưỡng cho những cành


mang hoa cần kết hợp cắt tỉa những cành già, sâu bệnh.
*Lưu ý: Vít cành chỉ áp dụng đối với cây giâm
- Ngoài ra cần thường xuyên tỉa nụ để ổn định số nụ trên cành cây, giúp cho bông hoa to,
đủ dinh dưỡng, giảm sâu bệnh. Phương pháp tỉa cành, ngắt ngọn, ngắt nụ, tạo hình cho
cây hoa hồng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.
- Sửa cành cắt nụ xong nên dùng hóa chất để kích thích cành gốc phát triển.
g. Kỹ thuật bao hoa trên đồng ruộng:
- Mục đích: Để tránh côn trùng và các tác động của môi trường xung quanh, đồng thời
giữ hoa nhanh nở trong vài ngày. Có 2 cách bao hoa là
+Bao bằng giấy báo (cắt 1 mảnh giấy báo quấn quanh bông hoa và buộc hoặc dán lại).
+Bao bằng lưới bao có sẵn.
- Tuy hoa hồng không mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng, có thể sản xuất quanh năm, nhưng
trong năm có một chu kỳ ngủ nghỉ, có tác dụng tích cực đến sinh lý của cây. Bởi vì quá
trình cắt hoa đối với bộ rễ cần có thời gian để bù lại dinh dưỡng, đồng thời cũng cần có
thời gian để cân bằng kích tố giữa phần trên và phần dưới mặt đất. Tuy hoa được cắt
16


quanh năm nhưng không chắc có hiệu quả kinh tế cao, vì vậy người trồng hoa thường chỉ
trồng vào những vụ nhất định trong năm
 Trồng hoa hồng trong chậu
- Chậu không cần lớn, cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4.
Nếu đóng hộc bằng gỗ hoặc trồng trực tiếp xuống đất thì càng hay. Đất phải thoát nước.
Chậu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một ít. Đất để
trống hoa hồng gồm các thành phần như sau: 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân
chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục. tốt nhất là phân bò; 1%
phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa.Tất cả được trộn đều đổ vào chậu
khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. Tưới một lon nước.
Trồng cây hồng vào giữa. Thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Đem phơi nắng dần dần, cuối
cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.


- Cách chăm sóc:
+ Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay; che nắng hoặc
để chỗ râm mát. Trồng hoa hồng trong chậu thì mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm
và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng vì tưới ban đêm, nước thường đọng
trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Nên dùng vòi sen để tưới cho đều.
+ Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước,
tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc... sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1
lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân
bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật
đẹp. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng, đậm màu ta nên bón thêm phân kali
(phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên
cánh hoa.
Đối với hồng trồng chậu, hàng ngày ta nên quan sát lỗ thóat nước ở đáy chậu có thông
hay không, nếu có sự bế tắc là phải khai thông ngay.
h. Thu hoạch và bảo quản hoa:
- Xử lí cận thu hoạch:
+ Sử dụng Atonik 1, 8 DD, nồng độ 0,15 %, phun lên toàn bộ thân lá và gốc cây trớc thu
hoạch 7 - 10 ngày.
+ Khi cây có nụ cần phải giảm hoặc ngừng bón đạm, tăng cường bón kali, lân với tỉ lệ 2 :
1 (100kg kali clorua, 50kg lân cho 1ha ).
+ Trước khi thu hái 1 - 2 ngày (mùa khô 1 ngày, mùa ẩm 2 ngày) tưới đủ nước cho cây
(đảm bảo độ ẩm đất đạt 85%) để các cành lá được hút no nước.
- Thu hái hoa: Thu hoạch hoa đúng kỹ thuật thì mới đảm bảo độ bền, đẹp và đảm bảo
năng suất cho các lần thu sau.
+ Tiêu chuẩn thu hái: Tiêu chuẩn thu hái phụ thuộc vào từng giống, cự ly vận chuyển và
thời vụ thu hái. Thông thường các giống nở chậm thì hái muộn giống nở nhanh thì hái
sớm. Bán tại chỗ hoặc vận chuyển gần thì thu hoạch khi cánh hoa ngoài đã nở, vận
chuyển xa thì hái lúc còn đang nụ...
+ Thời gian thu hái:
Hoa hồng thường thu hoạch khi hoa vừa mới nở. Nên thu hái vào lúc sáng sớm (5 - 6h)


hoặc chiều tối, vào các ngày khô ráo. Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời
gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. Trước khi cắt nên tưới
17


nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt
hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước).
+ Vị trí thu hái:
Nghệ thuật cắt cành hồng là giữ vết cắt khỏi bị giập nát. Muốn vậy phải sử dụng dao
hay kéo bén và vết cắt nên vát xéo, tạo được bề mặt hút nước của cuống hoa rộng hơn,
giúp hoa tươi lâu hơn.Vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành, cuống hoa, tới
sự nảy mầm chồi dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau. Thông thường chừa lại trung bình từ
2-4 đốt. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi, còn lại 2 nhánh
khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư... sau 1
tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa.
- Xử lý sau cắt:
Sau khi cắt xong phải cắm ngay 1/3 cuống vào trong thùng nước sạch hoặc dung dịch
cắm hoa, sau đó đặt vào nơi mát (nhà có mái che) thông thoáng để xử lý sơ bộ (loại bỏ
những cành hoa già, cành hoa bị sâu bệnh…).
- Bảo quản hoa:
Sau khi cắt hoa nhúng ngay vào thùng nước có chứa chất khử Etylen khoảng 30 phút,
sau đó ngâm vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng cho hoa no khoảng 1 – 3 giờ, nếu có
điều kiện thì bảo quản trong kho lạnh, còn không thì phải để hoa ở chõ thoáng mát, sạch
sẽ và đóng gói trước khi vận chuyển đi xa.
Ngoài ra còn có thể:
+ Bảo quản bằng hóa chất: sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5% trong thời
gian bảo quản.
+ Bảo quản trong phòng điều chỉnh không khí: Hình thức bảo quản này hiện đại và hiệu
quả nhưng chỉ có ở những cơ sở sản xuất lớn mới có điều kiện áp dụng vì chi phí cho hệ
thống bảo quản này là rất lớn.


- Phân loại và đóng gói hoa hồng:
Sau khi thu hoa tiến hành phân loại và đóng gói. Phân loại hoa dựa vào chiều dài
cành, đường kính cành, độ lớn của hoa, sạch bệnh… để đóng gói.Thông thường khi
vận chuyển cành đi xa mới cần đóng gói: dùng hộp carton dài 80 cm rộng 50 cm, cao 50
cm, mỗi hộp như vậy chứa được 700 - 1.000 cành, dùng màng polytylen gói kín cả hoa
để giữ ẩm. Khi đóng thùng cần tránh để gai làm xước vỏ. Mỗi hộp đục 4 lỗ đường kính
2cm để hoa tiếp tục hô hấp.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
Nguyên tắc chung:
- Chọn lọc bộ giống chống chịu tốt với những loại sâu bệnh nguy hiểm.
- Luân canh với các cây trồng khác.
- Bón phân N: P: K cân đối, kết hợp với phân chuồng.
- Luôn cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và vệ sinh xung quanh ruộng hồng.
- Khi sâu bệnh phát sinh cần phòng trừ kịp thời.
a. Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ:

18


Sâu xanh (Helicoverpa armigera):
- Đặc điểm hình thái sinh học:
+ Trưởng thành: Thân dài 15-20mm, màu nâu vàng. Cánh trước màu nâu vàng có 3 vân
ngang hình lượn sóng, mép ngoài có 7 điểm đen xếp thành hàng.
+ Trứng: Hình bán cầu, đường kính 0,5mm. Lúc mới đẻ có màu trắng sữa, về sau chuyển
sang màu vàng tro, mặt trên có nhiều gân dọc.
+ Sâu non: Có 6 tuổi, màu xám nhạt hoặc màu vàng nhạt. Đẫy sức dài 40mm
+ Nhộng: Dài 18-20mm, màu nâu sáng, nhẵn bóng, phía cuối bụng có một đôi gai ngắn
màu đen.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu xanh phá hại như lá, cành, nụ


hoa… Luân canh với một số cây trồng khác họ.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Abamectin ( Plutel 1.8, 3.6 EC; Reasgant 1.8EC,
3.6EC; Delfin WG; Thuricide HP) để phòng trừ.
Sâu khoang (Spodoptera litura):
- Đặc điểm gây bệnh: Sâu đẻ trứng từng ổ dưới mặt lá.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Có thể ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại
+ Biện pháp hóa học: Supracide 10-15 ml/bình 8 lít, Pegacus 500 SC 1-10 ml/bình 8 lít,
Cyperin 5EC 10-13 ml/bình 8 lít.
Sâu đục thân:
- Đặc điểm hình thái sinh học:
+ Sâu đục thân là giống sâu nhỏ nhưng có
ngàm khỏe, phá hại cây hoa hồng bằng cách
đục một lổ nhỏ ở cành hay thân cây để từ lổ
đó chui vào đục khoét sâu vào lõi gỗ khiến
cành hay thân bị héo và chết khô.
- Biện pháp phòng trừ: Những cành hay
thân bị sâu đục thân tấn công, nếu phát giác
kịp thời thì bơm xịt thuốc trừ sâu vào để
giết chết, may ra cứu được cành bị hại. Nếu
cành nào bị chết thì nên cắt bỏ và đem ra
khỏi vùng trồng Hồng đốt bỏ.
Rầy mềm:
- Đặc điểm gây bệnh: Rầy mềm hay còn gọi
là rầy mềm đen vì thân nó màu đen. Lúc
đầu chúng chỉ xuất hiện trên mặt lá hoa
hồng với một đốm nhỏ màu vàng sậm, nhưng sau đó lại
ăn lan rộng ra khiến lá bị héo do bị hút hết nhựa.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc trừ rầy Kasuran để trị.
Rệp sáp:


- Đặc điểm gây bệnh: Giống rệp này trên mình phủ chất
sáp trắng chuyên hút nhựa cây hoa hồng mà sống. Chúng
thường đóng bám từng đoạn dài trên cuống lá, cuống hoa, hoặc thân cành để hút nhựa
19


khiến cây kiệt sức dần.Loại rệp này sống cộng sinh với kiến. Lũ kiến tha rệp lên thân cây
Hồng để hút nhựa cây mà sống và rệp này lại tiết ra một số chất sữa có vị ngọt để nuôi lại
kiến.
- Biện pháp phòng trừ: Tìm cách diệt kiến trong khu vực trồng hồng. Trừ kiến bằng thuốc
Basudin rải ngay tổ kiến hoặc xung quanh gốc cây hồng .
Nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch)
- Đặc điểm sinh thái và khả năng gây bệnh:
+ Nhện đỏ rất nhỏ, nhện non màu vàng cam. Trưởng thành, con cái mình tròn màu đỏ
tươi ở phần bụng và đỏ xẫm ở phần hông. Hai bên lưng có nhiều đốm đen chạy dài từ
ngực xuống cuối bụng. Nó có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là
0.2mm. Con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ
chói.
+ Cư trú ở mặt dưới của lá, chích hút dịch trong mô lá tạo thành vết hại có màu nâu làm
cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng.
- Biện pháp phòng trừ:
Dùng các loại thuốc như: Azadirachtin( Agiaza 4.5EC); Dầu hạt bông 40% + dầu đinh
hương 20% + dầu tỏi 10% (GC - Mite 70DD); Emamectin benzoate( Map Winer 5WG;
Tasieu 1.0 EC, 3.6 EC); Emamectin benzoate + Matrine ( Rholam super 12 EC));
Fenpyroximate (Ortus 5 SC); Fenpropathrin(Vimite 10EC), Milbemectin (Benknock 1
EC) liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.
Bọ trĩ: (Frankliniella sp.)
- Đặc điểm sinh thái và khả năng gây bệnh:
Bọ trưởng thành rất nhỏ, dài dưới 1mm, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh,
xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành,


màu xanh vàng nhạt. Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo
vết chích trên cánh hoa, hoa xấu, cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối. Mật độ cao vào
thời gian nụ, hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng hoa.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Khi thấy có triệu chứng trên lá non, phun thuốc liên tiếp 3 ngày, sau đó phun phòng
ngừa 2-3 tuần 1 lần.
+ Sử dụng thuốc: Emamectin benzoate(Susupes 1.9 EC); Imidacloprid + Pyridaben
(Hapmisu 20EC), Spinetoram (Radiant 60 EC)nồngđộ, liều lượng theo khuyến cáo.
Bọ phấn (Bemisia)
- Đặc điểm hình thái sinh học:
+ Trưởng thành: Con đực dài 0,75-1mm, sải cánh dài 1,1-1,5mm. Con cái dài 1,11,4mm, sải cánh dài 1,75-2mm. Hai đôi cánh trước và sau dài gần tương đương nhau,
toàn thân phủ một lớp phấn trắng, dưới lớp phấn trắng thân màu vàng nhạt.
+ Trứng: Hình bầu dục có cuống, dài 0,18-0,2mm (trừ phần cuống). Vỏ mỏng, mới đẻ
trong suốt, sau 24 giờ chuyển sang màu vàng sáp trong, sau 48 giờ chuyển thành màu nâu
xám. Trứng được cắm vào lá và xếp dựng đứng trên lá.
+ Sâu non: Màu vàng nhạt, hình ovan. Mới nở có chân và bò dưới mặt lá, tuổi 2 không
còn chân và ở cố định một chỗ mặt dưới lá. Sâu non có 3 tuổi, ở những tuổi đầu ấu trùng
thường tập trung trên các lá non nhưng khi đẫy sức thường tập trung ở các lá già. Kích
thước con non đẫy sức dài 0,7-0,9mm; rộng 0,5-0,6mm; chưa có phấn bao phủ.
+ Nhộng giả: Màu sáng, hình bầu dục.
20


- Biện pháp phòng trừ:
+ Trồng vành đai cây dẫn dụ và bảo vệ. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá
già, các bộ phận bị hại và tiêu hủy.
+ Dùng bẫy keo màu vàng để dẫn dụ bọ phấn.
+ Sử dụng thuốc: Diafenthiuron (Pegasus 500 SC); Dinotefuran (Oshin 100SL); nồng
độ, liều lượng theo khuyến cáo.
b. Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ:


Bệnh đốm đen(Diplocarpon rosae)
- Đặc điểm hình thái và khả năng gây bệnh:
+ Bệnh đốm đen do nấm Dipbocarpon Rose gây ra là một trong những bệnh nguy hiểm
trên cây hoa hồng, phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm ướt.
Vết bệnh hình tròn (đường kính từ một vài mm đến hơn 1,5 cm) hoặc hình bất định, ở
giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen và trên mô bệnh thường hình thành nhiều chấm
đen nhỏ li ti đó là những ổ bào tử nấm hại.
+ Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Nếu nặng
nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành những mảng lớn, làm cho lá bị rụng (những
lá già phía dưới bị rụng trước, sau đó là những lá phía trên), làm cho cây hồng sinh
trưởng và phát triển kém, còi cọc, cho hoa nhỏ, xấu và ít hoa.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Hạ thấp nhiệt độ, giảm thời gian đọng nước trên mặt lá
+ Trước khi làm đất, phải thu gom sạch sẽ tàn dư của cây hồng ở vụ trước đưa ra khỏi
vườn tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan qua vụ sau.
+ Thiết kế liếp trồng hình mai rùa, để vườn thóat nước
tốt trong mùa mưa.
+ Nên dùng cây giống ghép trên gốc ghép là cây tầm
xuân dại, vì những cây này bị bệnh gây hại ít hơn.
+ Ở những vùng thường bị bệnh gây hại nhiều, không
nên trồng những giống bị bệnh gây hại nặng như giống
hồng vàng Trung Quốc, Rola, Vạn tuế đỏ, Malina,
Samansa, Car đỏ.
+ Trong quá trình chăm sóc thường xuyên thu gom
những lá rụng dưới vườn tiêu hủy để giảm bớt lây lan.
+ Bón cân đối đạm, lân và kali, không bón quá nhiều phân đạm, tăng cường phân lân,
kali, phân hữu cơ mục và tro bếp.
+ Tưới vừa đủ nước, tránh để nước ứ đọng nhiều trên mặt lá (nhất là ban đêm).
+ Phải kiểm tra vườn hồng thường xuyên, để phát hiện sớm và phun xịt thuốc phòng trị
bệnh kịp thời.


+ Có thể dùng một trong các thuốc sau: Carbendazim (Carbenzim 500 FL) ; Cucuminoid
(Stifano 5.5 SL), Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil 5SC), Imibenconazole (Manage 5
WP) Mancozeb (Cadilac 75 WG), Triforine ( Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo
khuyến cáo.
Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)

21


- Đặc điểm triệu chứng:
+ Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định, bao phủ trên bề mặt các
bộ phận lá, cành non, nụ hoa... Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá,
mép lá uốn cong, lá dày thô, chồi nụ nhỏ, ít và dễ rụng hoa không nở,thân khô, thậm chí
chết cây.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Chọn giống kháng bệnh
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm thông thoáng mặt luống
+ Trồng đúng mật độ, không trồng quá dày để giảm độ ẩm mặt luống, cây và lá nhận
được nhiều ánh sáng.
+ Nếu trồng trong nhà lưới, nhà
kính cần chú ý tăng cường thông
gió, giảm bớt nhiệt độ và độ ẩm.
+ Bón phân cân đối, không bón
dư thừa đạm.
+ Ngắt bỏ lá bị bệnh đem tiêu
hủy để tránh lây lan tăng cường
lượng phân Kali để tăng sức chịu
đựng cho cây.
-Có thể dùng một trong các
thuốc


:
Azoxystrobin
+
Difenoconazole( Amistar top
325SC) Hexaconazole (Anvil
5SC); Chlorothalonil (Daconil 75WP); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo
750WG ), Triforine ( Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum )
- Đặc điểm triệu chứng:
+ Vết bệnh dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ, thường hình thành ở mặt
dưới lá, cành non làm lá úa vàng. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường, chuyển
sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, cây còi cọc.
Giai đoạn bào tử có hại có màu đỏ cam tồn tại 10-14 ngày trong điều kiện môi trường
thuận lợi, đôi khi hại cả hoa.
- Nguyên nhân: do nấm Phragmidium mucronatum. Bào tử lan truyền tỏng không khí,
trên tàn dư cây bệnh còn sót lại, nhiệt độ cho nấm phát triển là 18-21oC.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Loại bỏ tàn dư cây bệnh và cỏ dại.
+ Có thể dùng một trong các thuốc: Hexaconazole (Anvil 5SC, Dibazole 10 SL) nồng
độ, liều lượng theo khuyến cáo.
Khuyến cáo cho 3 bệnh lớn ở trên
- Các bệnh đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt thường xuất hiện phát triển phá hại mạnh trong
điều kiện thời tiết có độ ẩm cao (> 80%), lá ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 18 - 25 oC. Vì
vậy ở vụ thu đông và đông xuân ở nước ta, bệnh đốm đen thường xuất hiện phá hại mạnh
từ tháng 9 - tháng 12.
- Bào tử nấm dễ lan truyền nhờ gió, nước mưa, nước tưới, đặc biệt nấm dễ dàng xâm
nhập vào các bộ phận lá, thân cành qua các vết thương sây sát hoặc vết cắn phá của côn
22



trùng. Bệnh phấn trắng và gỉ sắt thường xuất hiện phá hại muộn hơn song tác hại cũng
không nhỏ, tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và giống hoa hồng.
* Để chủ động phòng trừ các bệnh hại hoa hồng, chú ý áp dụng một số biện pháp kỹ thuật
như sau:
- Ngoài việc lựa chọn trồng giống hoa hồng chống chịu, cần chú ý chọn vườn ươm, vườn
trồng cao ráo, khơi rãnh thoát nước tốt, tránh để ứ đọng nước sau mưa.
- Chú ý vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại thường xuyên vì cỏ dại là ký chủ phụ tích lũy
nhiều nguồn bệnh hại hoa hồng.
- Kịp thời tỉa cành, ngắt bỏ lá bệnh, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh, tạo vườn hồng luôn thông
thoáng làm giảm độ ẩm trên ruộng, tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng cho cây để
nâng cao năng suất và phẩm chất hoa.
- Bón phân NPK cân đối, hạn chế bón quá nhiều phân đạm, tăng cường bón phân hữu cơ,
phân chuồng hoai mục, phân lân, kali hoặc tro bếp.
- Tưới nước đủ, tránh để nước ứ đọng nhiều trên mặt lá tạo điều kiện thuận lợi cho nấm
bệnh lây lan, xâm nhập phá hại.
Khi thấy bệnh đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt hại hoa hồng chớm xuất hiện, cần chú ý phun
một số thuốc đặc trị cụ thể như sau:
- Dùng thuốc Nativo 750 WG, có thể luân phiên với thuốc Antracol 70
- Ngoài ra để phòng trừ bệnh phấn trắng và gỉ sắt hại hoa hồng, bà con có thể dùng thuốc
Bayfidan 250 EC với liều lượng 0,5 lít/ha (50 ml/bình 16 lit). Thuốc này cũng có tác
dụng tốt đặc trị các bệnh gỉ sắt, phấn trắng đồng thời còn giúp cây xanh lá và hoa đẹp
hơn.
- Để khắc phục tình trạng cây hoa hồng còi cọc, suy yếu, thiếu dinh dưỡng bà con nên bổ
sung các loại vi khoáng tinh khiết cho cây bằng cách phun Bayfolan (khoáng chất 11-8-6)
để tăng cưòng sức sống và sức đề kháng cho cây dẫn đến tăng năng suất và phẩm chất
hoa hồng.
Bệnh mốc xám(Botrytis cinerea )
- Đặc điểm triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên hoa. Vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám
trên nụ và hoa, thường làm hoa bị thối.
- Biện pháp phòng trừ:


+ Cắt bỏ và tiêu hũy các bộ phận bị bệnh, dọn vệ sinh và những lá bệnh rơi rụng trong
vườn.
+ Có thể sử dụng thuốc Lilacter 0.3 SL, Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các loại
thuốc có hoạt chất: Carbendazim, Benomyl, Chlorothalonil, Propineb, ThiophanateMethyl
Bệnh thán thư(Sphaceloma rosarum)
- Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chót lá,
mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạc hơi lõm, xung quanh có viền
màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh về sau thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti.
Bệnh hại lá bánh tẻ và là già. Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau
chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh
nhưng ít gặp hơn. Bệnh gây hại nặng vào mùa xuân, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, bào từ lan
truyền nhờ nước tưới.
- Biện pháp phòng trừ:
23


+ Khi xuất hiện bệnh phải giảm lượng nước tưới, tránh để nước đọng trên lá. Thu dọn
các bộ phận bị hại.
+ Có thể dùng một trong các thuốc: Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole +
Trifloxystrobin (Nativo 750WG ); Trichoderma + K-Humate + Fulvate + Chtosan +
Vitamin B1(Fulhumaxin 5.65SC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
Bệnh sương mai(Peronospora sparsa)
- Đặc điểm triệu chứng: Trên lá,vết bệnh lan rộng từ màu đỏ tía đến nâu sẫm, dạng hình
bất định. Lá non cong lại màu vàng và khác với bệnh phấn trắng là bào tử màu xám chỉ
phát triển ở mặt dưới của bộ lá.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Tỉa bỏ và tiêu hủy những phần lá cây bị bệnh. Tạo mật độ thông thoáng, bảo đảm ánh
sáng và không khí lưu thông tốt.
+ Có thể dùng một trong các thuốc: Cucuminoid ( Stifano 5.5 SL), Ethaboxam ( Danjiri
10 SC), Eugenol (Genol 0.3 SL, 1.2 SL), Iprovalicarb + Propineb (Melody duo


66.75WP), nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
Bệnh mốc sương: Vết bệnh có hình dạnh bất định màu vàng, khi gặp điều kiện thời tiết
thuận lợi vết bệnh ăn lan dần ra, liên kết với nhau làm lá vàng rụng. Bệnh xuất hiện ở
những lá già và lan dần lên phần trên.
- Biện pháp phòng trừ:Benex 50 WP, Bendazol 50WP, Folpan, Ridomil Gold….
Bệnh khô cành (Coniothyrium spp.)
- Đặc điểm triệu chứng: Bệnh chủ yếu hại cành non. Vết bệnh lúc đầu là các đốm màu
đen, giữa có bột trắng, xung quanh viền đỏ, đốm bệnh lồi lên và nứt ra. Bệnh lan dần
xuống phía dưới thành đốm lớn, trên đó có nhiều đốm đen, đó là các ổ nấm.
- Biện pháp phòng trừ:Định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gãy hoặc bị bệnh.
Bệnh sùi cành, u rễ do vi khuẩn:
- Đặc điểm triệu chứng: Bệnh gây hại trên thân, cành và rễ hoa Hồng:
+ Trên thân, cành: Đốt thân co ngắn lại, có những u sưng sần sùi, vỏ nứt ra tạo thành
những vết khía chằng chịt, bên trong gỗ cũng nổi u. Nhiều vết sần sùi có thể nối liền
thành một đọan dài, có khi bao phủ quanh cả cành, có khi chỉ một phía, cành dễ gãy và
khô chết.
+ Trên rễ: Xuất hiện nhiều vết u sần sùi nối liền nhau thành từng đọan dài làm cản trở
khả năng hút dinh dưởng của rễ.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Trồng cây ở mật độ vừa phải, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vườn cây.
+ Dùng cây giống không bị bệnh. Hủy bỏ kịp thời những thân và cành bị bệnh.
+ Không trồng lại trên đất đã bị nhiễm bệnh, nếu phải trồng lại thì cần khử trùng đất thật
kỹ, ruộng phải thoát nước tốt. Tốt nhất nên luân canh với cây trồng khác.
Bệnh sưng rễ do tuyến trùng:
- Đặc điểm triệu chứng: Tuyến trùng xâm nhập vào rễ, tạo thành các nốt sưng nhỏ trên rễ
(giống như các nốt sần trên rễ cây họ đậu), ngăn cản sự hấp thu, vận chuyển chất dinh
dưỡng, cây còi cọc, lá vàng, giống triệu chứng thiếu dinh dưỡng, hoa ít, nhỏ và biến màu.
Bị hại nặng rễ đen thối, cây có thể chết.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Đất có tuyến trùng gây bệnh cần luân canh với cây trồng khác.


24


+ Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Carbosulfan, Ethoprophos ,
Diazinon để xử lý đất phòng trừ tuyến trùng
Bệnh đốm vòng:
- Vết bênh là những đốm nhỏ, hình tròn đồng tâm, màu nâu nhạt. Bệnh hại cả lá bánh tẻ
và lá già.
- Để phun phòng trừ 2 loại bệnh trên dùng thuốc Score 250 EC, 2S sea & see 12WP,
12DD, Champion 77WP Daconil 550 SC, Altracol 70 BHN,...
Bệnh héo Verticillium.
- Đặc điểm gây bệnh: Trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng,
ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng
sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên hoa bị
những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa. Bệnh hại nặng trong mùa hè khi thời tiết
bị khô hạn, hoa hồng trồng ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong nhà
kính.
- Biện pháp phòng trừ: do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên trước khi trồng cần
khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin...
Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn.
Bệnh chết khô
- Đặc điểm gây bệnh:
+ Cây bệnh nụ không nở được, bên ngoài phủ một lớp nấm màu xám nâu làm cho nụ hoa
bị gẫy gục xuống, bên trong nụ bị rỗng., mong manh, yếu ớt. Khi bệnh nặng các vết bệnh
lan dần xuống cuống làm có màu thâm tím.
+ Trên hoa xuất hiện những đốm nhỏ có màu nâu, mọc riêng lẻ hay liên kết lại với nhau
thành đám phồng lên, các giống hoa có màu trắng rất dễ bị hại (hoa bị khô cháy).
+ Bệnh lây nhiễm qua vết cắt, vết thương trong khi chăm sóc, tỉa cành. Khi điều kiện
môi trường thuận lợi thì hại cả thân cây làm cây bị đổ gãy hoặc thân cây bị sần sùi.
- Biện pháp phòng trừ:


+ Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh như nụ, hoa, cuống, thân.
+ Dùng một số thuốc hóa học Kasuran, Daconil, Carbenzim... định kỳ 1 tuần/lần.
Bệnh đốm lá: do rất nhiều nguyên nhân.
- Do nấm Alternaria alternata: Thường gây hại nặng trong mùa mưa, ban đầu trên lá xuất
hiện những đốm tròn có màu vàng nâu sau chuyển sang nâu sậm, các vết đốm này lan
rộng theo các đường đồng tâm, trên có đính những chấm đen nhỏ liti. Đôi khi hại cả trên
nụ hoa và hoa, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 300C.
- Do nấm Cercospora puderi B. H. Davis: vết bệnh lớn có kích thước lên tới 5mm, trung
tâm vết bệnh có màu xám nâu xung quanh viền nâu đỏ, nấm gây hại chủ yếu trên mặt lá ở
những nơi rậm rạp.
- Do nấm Colletotrichum capsici (Syd)Butl Bisby: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ
có màu nâu, về sau lan rộng có màu nâu nhạt, nhiều vết bệnh tập hợp lại thành mảng phủ
đầy trên mặt lá làm cho lá bị khô rách và rụng sớm.
Bệnh do virus.
- Bệnh hoa lá (Tobaco Mosaic Virus - TMV): cây bệnh thân ngắn, lá có màu loang lổ
từng đám, chỗ xanh xen lẫn chỗ vàng, phiến lá dày, mỏng không đều có thể bị biến dạng,
đưa lá bệnh lên ánh sáng thấy gây lá mất màu, nhợt nhạt, thịt lá xanh vàng.
25