Compliance Management là gì

1. Đi tìm câu trả lời cho Compliance officer là gì?

Thực tế, Compliance officer là một thuật ngữ tiếng Anh. Khi giải thích ra tiếng Việt thì cụm từ này có ý nghĩa là nhân viên tuân thủ. Câu hỏi được đặt ra lúc này chính là nhân viên tuân thủ là gì?

Compliance Management là gì
Compliance officer là gì?

Nhân viên tuân thủ hay compliance officer chính là những người chịu trách nhiệm giám sát, thúc đẩy toàn bộ nhân viên trong công ty thực hiện đúng các nguyên tắc điều hành công sở, thủ tục hay quy trình của công ty. Nói cách khác thì đây là người giúp cho các chính sách và quy định của công ty, việc làm giám sát, thúc đẩy nàyđược thực hiện theo đúng khuôn khổ đã đề ra. Điều này áp dụng với cả 2 phạm vi đó là nội bộ công ty và trong ngành mà công ty có hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực đó.

Một cách cụ thể và rõ ràng hơn thì nhân viên tuân thủ (compliance officer) sẽ là người đảm bảo cho các quy định, quyết định quản lýđược thực hiện và duy trì theo pháp luật cũng như theo các yêu cầu nội bộ được đặt ra. Cùng với đó chính là việc cập nhật và thiết kế các chính sách nhằm giảm thiểu độ rủi ro có thể xảy ra dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật hay vi phạm quy định nội bộ chung.

Đây được xem là một vị trí có ý nghĩa nhất định tới sự phát triển và duy trì hoạt động của một tổ chức. Thực tế thì bất cứ một tập thể nào, dù lớn hay nhỏ thì quy định, luật lệ hay nguyên tắc đều là điều bắt buộc phải có để đảm bảo cho sự gắn kết lâu dài cũng như khả năng phát triển bền vững. Và việc tuân thủ chính là một trong số các nguyên tắc cần được thực hiện để có thể làm được điều đó.

Compliance Management là gì
Nhân viên tuân thủ

Không chỉ trong công việc mà việc tuân thủ đạo đức hay các quy định về sự chuẩn mực trong xã hội đều cần các cá nhân thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm túc. Chỉ có như vậy thì một đất nước mới có thể có được sự phát triển bền vững nhất. Nếu mỗi cá nhân làm được điều đó thì sẽ tạo nên một cộng đồng rộng lớn cùng thực hiện. Và đó chính là một sự gắn kết vững chắc nhất mà khó có thứ vũ khí nào có thể phá hoại được.

Với vai trò và nhiệm vụ của mình thì Compliance officer mang trong mình sứ mệnh về việc tạo nên sự gắn kết, tuân thủ và phát triển bền vững. Đây sẽ là vị trí và việc làm mà các công ty, doanh nghiệp cần chú trọng và ưu tiên để tạo nên một nền tảng nội bộ vững chắc nhất cho mình.

2. Compliance Officer có nhiệm vụ như thế nào?

Những công việc mà nhân viên tuân thủ cần thực hiện là gì? Hay việc làm này có nhiệm vụ ra sao? Ngay sau đây sẽ là câu trả lời cho bạn về công việc của nhân viên tuân thủ.

Những nhiệm vụ của compliance officer có thể được kể đến như sau:

- Về nhiệm vụ chính:

Compliance Management là gì
Mô tả công việc

Nhân viên tuân thủ có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề, rủi ro xảy ra với việc liên lạc và làm việc với các nhàquản lý và nhân viên có sự liên quan. Mục tiêu hướng đến chính là việc đảm bảo cho tổ chức, công ty hay doanh nghiệp có đủ biện pháp để có thể kiểm soát các vấn đề nội bộ, giúp cho việc đo lường cũng như quản lý các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động. Chính vì nhiệm vụ này mà nhân viên tuân thủ còn được coi như một người cố vấn chung với việc bao quát toàn bộ những bộ phận trong công ty.

- Các nhiệm vụ cụ thể của Compliance Officer gồm:

+ Thực hiện việc thiết lập các tiêu chuẩn cho quá trình liên lạc với bên ngoài. Tức là bạn cần đảm bảo cho việc từ chối trách nhiệm ở trong email hay việc kiểm tra những cơ sở liên quan để đảm bảo cho kết nối truy cập an toàn.

+ Chịu trách nhiệm thiết kế và cập nhật những thông tin, chính sách trong phạm vi nội bộ nhằm đảm bảo cho các rủi ro về vi phạm pháp luật không thể xảy ra. Chính vì thế mà nhân viên tuân thủ cần là người hiểu rõ và sâu sắc về tình hình hoạt động của công ty cũng như pháp luật để có được sự cảnh giác với những vi phạm rất có thể được xảy ra.

+ Thực hiện truyền đạt các nguyên tắc về đạo đức và các quy định, quy chếquan trọng của công ty. Đảm bảo mọi người nắm bắt được những thông tin quan trọng để biết được mình cần làm gì và không được làm gì.

Compliance Management là gì
Nhiệm vụ chính

+ Tổ chức các buổi định hướng, đào tạo nhằm thông báo và cập nhật những thông tin mới cho sự thay đổi có thể xảy ra, nhất là trong một môi trường mà tính pháp lý luôn ở mức cao.

+ Có trách nhiệm làm việc với quản lý cùng các bộ phận kinh doanh liên quan để đảm bảo cho các kế hoạch dự phòng đã được đề xuất và có thể sử dụng bất cứ lúc nào trong những trường hợp khẩn cấp.

+ Thực hiện đề xuất các biện pháp kỷ luật với những nhân viên vi phạm để cho những rủi ro đó không tái phát lại. Đây cũng là một trong những điều giúp cho việc duy trì các nguyên tắc, quy định được đảm bảo thực hiện trong nội bộ công ty, tổ chức.

Về cơ bản thì những công việc, nhiệm vụ của Compliance officer là những điều được kể trên. Một cách khái quát thì công việc của họ vẫn là đảm bảo cho việc mọi người đều thực hiện đúng những nguyên tắc đã được đề ra, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

3. Nguyên tắc cần được tuân thủ trong kinh doanh

Kinh doanh là lĩnh vực hoạt động đem lại nguồn lợi kinh tế nhiều nhất hiện nay. Với mỗi một doanh nghiệp thì cho dù bạn đang kinh doanh bất cứ mặt hàng nào đi chăng nữa thì việc tuân thủ các nguyên tắc dưới đây luôn là điều cần thiết.

Compliance Management là gì
Nguyên tắc trong kinh doanh

- Số 1 luôn là marketing

Rất nhiều công ty, doanh nghiệp luôn lựa chọn những ứng viên có sự sáng tạo, thế nhưng, điều mà doanh nghiệp cần chính là chiến lược marketing hiệu quả. Vì thế, marketing là số 1, sáng tạo là số 2. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể phát huy được sự sáng tạo của mình nếu như không thực hiện việc nghiên cứu thị trường, khách hàng hay biết điều mình hướng đến là gì cả, đó là lý do tại sao việc làm Marketing luôn có nhu cầu tuyển dụng lớn với mức lương cao. Chỉ khi có được mục đích thì bạn mới có thể bắt đầu nghiên cứu và suy nghĩ để tìm ra những yếu tố nổi bật giúp bạn hoàn thành được điều đó.

- Nắm bắt về dòng chảy của tiền

Hiểu rõ dòngtiền luôn là yếu tố quan trọng của một ông chủ cũng như của toàn doanh nghiệp. Cho dù đó là tiền thật hay tiền ảo mà bạn không biết no có từ đâu, đi đâu và mình thu về như thế nào thì sẽ rất khó để có thể thành công với việc kinh doanh.

Chỉ khi thực sự hiểu rõ về đường đi của nó cũng như cách thức mà nó đến với bạn thì bạn mới có thể biết cách đưa tiền đến với mình nhiều hơn nữa.

- Biết điểm dừng là lúc nào

Compliance Management là gì
Gồm 5 điều

Đôi khi việc kinh doanh thực sự không như ý muốn, thương trường là chiến trường. Cho dù bạn có cố gắng tới hơi thở cuối cùng thì vẫn khó để có thể thay đổi được kết quả là bạn thua. Do vậy, biết mình cần dừng ở lúc nào, thời điểm buông tay là gì sẽ là cách giúp bạn có thể bảo toàn được một phần nào đó thay vì đánh mất tất cả. Sự cố chấp không phải là cách đưa bạn đến thành công, đôi khi, trong kinh doanh, bạn nên sẵn sàng từ bỏ để ươm mầm một hạt giống mới cho mình.

Việc làm quản trị kinh doanh

- Không bao giờ quên gia đình

Tại sao lại là gia đình? Gia đình chính là nơi mà bạn được sinh ra, được giáo dục và được lớn lên. Vì thế, bạn có nghĩa vụ đem lại những điều tốt đẹp cho gia đình chứ không phải là những gánh nặng. Vì thế, trong việc kinh doanh, nếu đó là mạo hiểm thì bạn cần suy nghĩ một cách cẩn thận và xem xét liệu nó có ảnh hưởng tới gia đình của bạn hay không.

Tốt nhất, hãy bắt đầu với việc kinh doanh bằng mong muốn đem lại các khoản lợi nhuận để giúp ích cho gia đình. Điều này giúp bạn có hướng đi chính xác hơn trên con đường đầy thăng trầm và cám dỗ này.

- Chia sẻ quyền lợi cho cấp dưới

Thực tế thì hoạt động kinh doanh cần có một tổ chức và nhiều người làm việc để hướng tới một mục tiêu chung đã được đặt ra. Với vai trò là một ông chủ thì bạn không nên giữ hết quyền lực trong tay mình mà hãy chia sẻ. Đây sẽ là cách giúp bạn có được những nhân viên sẵn sàng cống hiến và làm việc hết mình cho mục tiêu của bạn. Và tất nhiên, điều này giúp bạn có thêm thời gian cho những công việc quan trọng hơn nhiều. Đây chính là nghệ thuật quản lý mà bất cứ ông chủ doanh nghiệp nào cũng nên biết và có.

Compliance Management là gì
Cần được tuân thủ

Nhìn chung, việc tuân thủ nguyên tắc được xem như một yếu tố có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển cũng như hưng thịnh của một công ty, doanh nghiệp. Và compliance officer là vị trí có vai trò đảm bảo cho sự phát triển đó có thể được thực hiện và tiến hành một cách hiệu quả nhất. Đây sẽ là một vị trí, việc làm đầy hứa hẹn trong tương lai khi việc tuân thủ đang dần trở nên hời hợt hay mang tính chất chống đối nhiều hơn so với việc tuân thủ một cách nghiêm túc.

Trên đây là những thông tin về compliance officer. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu được compliance officer là gì và ý nghĩa của vị trí này trong một tổ chức, công ty ra sao. Cùng với đó chính là những nguyên tắc mà các doanh nghiệp có thể tham khảo để áp dụng cho chính mình.

Training manager là gì? Yếu tố để trở thành một quản lý đào tạo?

Với mỗi công ty, doanh nghiệp hiện nay thì việc training, đào tạo nhân viên là một quá trình không thể thiếu. Không chỉ nhân viên mới mà cả nhân viên cũ cũng cần những chương trình phát triển nhằm có thể phát huy được tối đa tiềm, năng của mình. Và đó chính là nhiệm vụ của một training manager. Vậy, training manager là gì? Vị trí này có ý nghĩa ra sao và làm gì để trở thành một training manager? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Training manager là gì?