Cống hiến của tiến sỷ khác giáo sư thế nào năm 2024

Là cựu học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP.Đà Nẵng), anh Đạt sở hữu nhiều thành tích đáng nể. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh theo học tại Trường ĐH Bách khoa (Đà Nẵng). Một năm sau đó, theo định hướng của gia đình, anh Đạt sang Úc và theo học ngành kinh tế tại Trường ĐH La Trobe.

Sau khi hoàn thành chương trình ĐH với tấm bằng xuất sắc, anh Đạt được xét thẳng nghiên cứu sinh. Đến cuối năm 2015, anh tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH La Trobe. Mặc dù có nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài nhưng anh chọn quay về nước cống hiến và công tác tại Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng). Nói về lý do quyết định quay về VN, anh Đạt chia sẻ: "Thứ nhất là do nguyện vọng của gia đình, kế đến là bản thân cũng mong muốn được đóng góp cho quê hương".

Cống hiến của tiến sỷ khác giáo sư thế nào năm 2024

Tiến sĩ Nguyễn Thành Đạt vừa Hội đồng Giáo sư Nhà nước phong tặng danh hiệu phó giáo sư ở tuổi 35

Sau nhiều năm công tác với những đóng góp tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu, mới đây, anh Đạt được phong tặng danh hiệu phó giáo sư. "Đó là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài. Chức danh phó giáo sư như một dấu mốc quan trọng ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của tôi trong suốt thời gian qua. Đây cũng sẽ là động lực để tôi cố gắng hơn nữa trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy", anh chia sẻ.

Vị phó giáo sư trẻ nhận thức rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học là dựa trên tính cấp thiết để tạo nên những đóng góp, đưa ra các phương pháp và kết quả mới gắn liền với thực tiễn. Do vậy anh Đạt luôn mong muốn những sáng kiến của mình sẽ ứng dụng và góp phần giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống.

Nhiều công trình được ghi nhận

Đến nay, anh Đạt đã hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên. Đồng thời, đã công bố 32 bài báo khoa học, trong đó, có 14 bài đăng trên tạp chí quốc tế uy tín.

Chia sẻ về các hướng nghiên cứu của mình trong thời gian qua, anh Đạt cho biết: "Tôi theo đuổi 3 hướng nghiên cứu chính, đó là chính sách tài khóa và tiền tệ; ảnh hưởng của rủi ro đối với thị trường chứng khoán và quá trình ra quyết định tài chính của các công ty; hoạt động của các ngân hàng".

Nói về đề tài nghiên cứu mà bản thân tâm đắc nhất, anh Đạt cho biết đó là Running Out of Bank Runs, được công bố trên tạp chí Journal of Financial Services Research. "Đề tài này nghiên cứu về hành vi của những người gửi tiền ở ngân hàng và động cơ của họ khi rút tiền là gì. Từ đó, mình có thể đưa ra những hàm ý chính sách làm sao để các ngân hàng có thể phòng ngừa được việc người dân rút tiền ào ạt. Đề tài kéo dài 8 năm liền và dù gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi không bỏ cuộc. Tuy ở đề tài này bản thân không phải là tác giả chính nhưng vì công sức mình bỏ ra và có tính ứng dụng thực tế cao nên tôi rất tâm đắc", anh Đạt cho biết.

Cống hiến của tiến sỷ khác giáo sư thế nào năm 2024

Anh Đạt (thứ 2 từ phải qua) có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động khoa học và công nghệ

NVCC

Phó giáo sư trẻ cũng nhắn nhủ: "Những bạn trẻ muốn theo đuổi nghiên cứu khoa học thì cần phải có nền tảng tốt, nắm được các phương pháp. Những điều đó cần được hình thành từ sớm trong quá trình học tập, rèn luyện qua cách đọc tài liệu. Ví dụ, khi đọc một bài báo công bố khoa học phải có tư duy phản biện, phân tích được công trình đó có những mặt tốt và còn hạn chế chỗ nào. Ngoài ra, cũng cần phải có thái độ cầu thị, kiên trì, sự quan sát và cách nhìn nhận vấn đề. Từ đó, mới phát sinh ra những ý tưởng nghiên cứu".

Anh Đạt đã trực tiếp hướng dẫn 7 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ. Năm 2022, anh Đạt vinh dự nhận được danh hiệu Nhà giáo trẻ cấp T.Ư do T.Ư Đoàn trao tặng.

Không chỉ có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy, anh còn là một Bí thư Đoàn rất năng nổ, trách nhiệm và không ngại xông pha. Gắn bó với công tác Đoàn từ năm 2016, anh Đạt đã phát động nhiều phong trào, kêu gọi các bạn trẻ phát huy tinh thần xung kích và tình nguyện.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, phó giáo sư trẻ cho biết sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, tích cực tạo ra những phong trào có ích cho sinh viên. Đồng thời, tiếp tục duy trì, hoàn thiện các dự án, đề tài nghiên cứu.

(TBKTSG Online) – Vẫn biết đỉnh cao nhất của những người làm khoa học là các công trình, sáng chế, cống hiến có lợi ích cho nhân loại, dân tộc, cộng đồng. Song họ cũng mong mỏi được xã hội thừa nhận qua các học hàm và học vị.

Tranh cãi xung quanh chuyện xem xét bổ nhiệm giáo sư

Chức danh giáo sư ở các nước

Cống hiến của tiến sỷ khác giáo sư thế nào năm 2024

Nhìn chung, trên thế giới có ba cấp học hàm, theo thứ tự từ trên xuống: giáo sư (Full Professor), phó giáo sư (Associate Professor), giáo sư trợ tá (Assistant Professor). Tiêu chuẩn về học hàm của mỗi nước khác nhau. Tại các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, các chức danh này được nhà nước cấp duyệt thông qua các cấp hội đồng khoa học, đây là các chức danh được cấp suốt đời.

Điều kiện cần để trở thành phó giáo sư ở Việt Nam là: sau khi có bằng tiến sĩ 3 năm, đạt thâm niên giảng dạy đại học 6 năm, thực hiện ít nhất hai đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hoặc một đề tài cấp bộ, có các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng thế giới, hướng dẫn thành công ít nhất là hai thạc sĩ hoặc một tiến sĩ. Điều kiện cần trở thành giáo sư là gấp đôi phó giáo sư. Sau đó qua các vòng xét duyệt của các hội đồng.

Tại Hàn Quốc, Nhật Bản, các chức danh giáo sư, phó giáo sư chỉ là vị trí tuyển dụng ở các trường đại học. Có nghĩa là nếu anh chỉ là thạc sĩ ở Việt Nam, anh trúng tuyển vào vị trí giáo sư ở một trường tại Nhật Bản thì anh sẽ được gọi là giáo sư. Nhưng chức danh này chỉ có giá trị khi anh đang giảng dạy ở trường đó.

Ở Úc, chức danh giáo sư, phó giáo sư cũng chỉ có giá trị khi anh đang giảng dạy ở trường, nhưng tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn nhiều. Mỗi trường chỉ được phân bố số lượng giáo sư và phó giáo sư nhất định, số lượng này nói nên đẳng cấp của trường đó trong hệ thống giáo dục. Cho dù trường có nhiều người giỏi đến đâu, chỉ khi các giáo sư và phó giáo sư nghỉ hoặc chuyển đi nơi khác, trường mới xét duyệt người mới thế vào chỗ trống.

Tại Mỹ, Canada, châu Âu, các chức danh giáo sư gắn rất chặt với công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở trường đại học. Khi anh tạm rời công tác ở trường để làm công việc khác cho chính phủ, do dù cũng ở ngành đó, ví dụ giáo sư trường luật đi làm cho bộ tư pháp, thì trong thời gian đó, anh không được mang danh giáo sư. Làm xong công việc chính phủ, trở lại trường, anh vẫn chưa thể có lại ngay danh hiệu giáo sư, mà phải mất một thời gian tái chứng minh năng lực nghiên cứu, giảng dạy để trường thẩm định lại.

Mỹ có khái niệm “tenure professor”, trong đó “tenure” nghĩa là biên chế, một người được bổ nhiệm theo quy chế “tenure” sẽ được mang chức danh giáo sư suốt đời, trường không có quyền đuổi việc họ nếu họ không phạm sai lầm gì đáng kể (ví dụ như các tội hình sự) để cho họ cảm thấy an toàn, tự do theo đuổi học thuật, tri thức, phản biện xã hội…

Ở các nước châu Âu cũng có quy chế tương tự như “tenure” nhưng sau đó họ bãi bỏ, với lý giải rằng các giáo sư mới đầu rất chăm chỉ, phấn đấu để đạt được “tenure”, sau khi đạt được thì họ bắt đầu lười biếng, không cho ra được những công trình nghiên cứu gì đáng kể nữa. Các trường châu Âu giờ áp dụng quy chế “non-tenure”, giống như là ký các hợp đồng có thời hạn với các giáo sư, có các ràng buộc cụ thể.

Trở thành một giáo sư khó thế nào?

Trở thành một giáo sư ở Mỹ, châu Âu rất khó khăn. Trang Smart Science Career nêu ra 10 “tham số” mà hội đồng tuyển chọn giáo sư thường dựa vào để đánh giá các ứng viên khi chọn giáo sư mới.

1 -Khả năng tự gây quỹ: Đầu tiên là phải có tiền để nghiên cứu, anh không thể bỏ vài ngàn đô la mỗi năm cho nghiên cứu hầu mong cơ hội tỏa sáng. Có tiền thì anh mới có các thiết bị, công nghệ, dữ liệu, người trợ giúp tốt để nghiên cứu. Ngân sách từ các viện trường có hạn, không thể cấp cho anh nghiên cứu, anh phải tìm tài trợ từ các tổ chức, công ty bên ngoài.

2 -Chọn ngạch chuyên môn thích hợp: Trước khi trở thành giáo sư, các nhà khoa học đều làm việc 5-10 năm hoặc hơn trong một lĩnh vực nào đó, có các bằng sáng chế và các công trình nhất định. Chọn ngạch rộng quá không tốt vì kiến thức dàn trải nhiều, khó có những sản phẩm cốt lõi. Chọn ngạch hẹp quá ảnh hưởng đến việc gây quỹ nghiên cứu.

3- Các bài báo khoa học: Nếu không có trình độ lý luận thì làm sao có thể tồn tại trong môi trường học thuật, hầu như không có cơ hội trở thành giáo sư cho những nhà khoa học không có xuất bản nào về khoa học.

4- Kinh nghiệm giảng dạy: Một trong những việc chính của giáo sư là giảng dạy. Thâm niên giảng dạy, đánh giá từ sinh viên và kể cả bài giảng mẫu trước hội đồng tuyển chọn sẽ là cơ sở để hội đồng chấm điểm.

5- Trải nghiệm với nhiều nền văn hóa: Đi nhiều ra nước ngoài dự các hội thảo khoa học và giảng dậy giúp các nhà khoa học mở rộng tầm nhìn về khoa học và văn hóa ở các nước khác, từ đó thấu hiểu hơn về những khó khăn, thách thức, khác biệt mà các sinh viên nước ngoài phải đối mặt khi đến trường mình học tập.

6- Quan hệ tốt trong lĩnh vực mình nghiên cứu: Quan hệ ở đây là với các công ty, tập đoàn cùng lĩnh vực, thứ nhất là tốt cho anh trong việc gây quỹ, tìm dữ liệu, thứ hai là tốt cho trường trong việc hợp tác nghiên cứu, sản xuất, chế tạo.

7- Danh tiếng và mạng lưới quốc tế: Tăng khả năng hợp tác nghiên cứu, đồng tác giả, đồng sáng chế với các đối tác nước ngoài, đa dạng hóa nguồn lực.

8- Các kỹ năng về công nghệ: Nhằm để thích nghi với những thay đổi liên tục trong công nghệ. Tiêu chí này không hề thừa, những ngành nghe có vẻ “xưa” nhất như khảo cổ học lại luôn dùng những công nghệ mới nhất.

9- Tầm nhìn, khả năng lãnh đạo, sự độc lập trong khoa học: Nghe các tiêu chí này có vẻ trừu tượng, khó đong đếm. Nhưng nghiên cứu là để phục vụ tương lai, nếu anh không có tầm nhìn thì nghiên cứu của anh phục vụ ai. Nếu anh không có các kỹ năng lãnh đạo như xây dựng đội ngũ, chọn đúng người thì các dự án của anh luôn xảy ra xung đột và chẳng đạt được kết quả nào.

10- Từng có kinh nghiệm quản lý viện trường: Đây là một điểm không cần thiết lắm, nhưng là một điểm cộng cho ứng viên khi hội đồng xét duyệt. Nếu có kinh nghiệm này, anh sẽ biết các khó khăn và giải pháp khi kết hợp mọi người với nhau.

Giáo sư và tiến sĩ ai cao hơn?

Mặt dù giáo sư và tiến sĩ thuộc 02 phạm trù khác nhau. Tuy nhiên, thực tế, giáo sư thường có vị trí cao hơn tiến sĩ trong các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu.

Chức danh khoa học cao nhất là gì?

Theo vtudien thì: tiến sĩ khoa học là "học vị cao nhất trong hệ thống học vị dành cho những người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (x. Luận án) ở một số nước. Ở Việt Nam, theo Nghị định 90/CP ngày 24/11/1999, chỉ có một học vị gọi là tiến sĩ (tương đương với phó tiến sĩ khi còn chế độ hai học vị).

Giáo sư và phó giáo sư ai cao hơn?

Phó Giáo sư (associate professor) là một chức danh khoa học dành cho người nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học nhưng ở cấp thấp hơn giáo sư (professor). Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Phó Giáo sư còn được gọi là "Giáo sư cấp I".

Cả nước hiện nay có bao nhiêu giáo sư?

Thống kê đến hết năm 2022 cho thấy Hội đồng giáo sư nhà nước đã công nhận 15.004 giáo sư, phó giáo sư. Như vậy cùng với 29 giáo sư được Nhà nước phong chức danh trước năm 1980, Việt Nam có 15.033 giáo sư, phó giáo sư.