Công suất hiệu quả là gì

Việc Làm Quản Trị Kinh Doanh

1. Hiệu suất là gì?

Chúng ta có thể hiểu hiệu suất là khả năng tránh lãng phí trong quá trình lao động và cuộc sống mà chúng ta có thể mất sức lao động, mất thời gian, mất tiền bạc. Hiệu suất lao động của một người nào đó được đánh đánh giá cao thì kết quả lao động của người đó tốt hay đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc.

Công suất hiệu quả là gì
Hiệu suất là gì?

Để hiểu hơn về khái niệm hiệu suất là gì chúng ta đi tìm hiểu những khái niệm liên quan.

- Hiệu suất được hiểu là khi bạn đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất có thể, là làm việc đúng cách, làm việc có kế hoạch.

- Hiệu quả lại quan tâm đến những kết quả đạt được khi đặt ra mục tiêu, làm được kết quả như thế nào so với mục tiêu, làm đúng việc thì được gọi là hiệu quả.

Tham khảo: Việc làm quản lý điều hành

2. Công suất tính hiệu suất là gì?

Chúng ta có thể hiểu hai khái niệm qua công thức tính sau đây:

Hiệu suất = Kết quả/ chi phí

Hiệu quả = kết quả/ mục tiêu

Công suất hiệu quả là gì
Công suất tính hiệu suất là gì?

Tóm lại chúng ta có thể hiểu đơn giản hai khái niệm hiệu suất và hiệu quả, phân biệt chúng một cách dễ dàng đó chính là hiệu quả là mức độ thực hiện/ đạt được các mục tiêu, còn hiệu suất lại được tính dựa vào kết quả trên cách thức thực hiện các mục tiêu đó.

3. Cách tăng hiệu suất lao động của người quản trị

HIệu suất công việc là cái mà doanh nghiệp quan tâm, các công ty đều muốn cải thiện năng suất của nhân viên mình. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiệu suất công việc là gì? Những cách làm để tăng hiệu suất công việc hãy cùng tham khảo nội dung bên dưới.

Công suất hiệu quả là gì
Cách tăng hiệu suất lao động của người quản tri

Chúng ta có thể hiểu hiệu suất công việc hay còn được gọi là năng suất lao động là khái niệm đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm đội hoặc của cá nhân. Hiệu suất có thể được đánh giá dựa trên khối lượng công việc mà một nhân viên thực hiện được trong khoảng thời gian nhất định.

Mỗi công ty, doanh nghiệp đều mong muốn cải thiện được năng suất lao động của nhân viên, người quản trị luôn tìm ra những cách quản trị hiệu quả nhất để mang đến hiệu suất công việc cao. Nhưng những người quản lý lại quên mất răng điểm quan trọng nhất của việc tăng hiệu suất công việc đó chính là kỹ năng quản lý của họ, đấy được xem là yếu tố chính mang đến hiệu suất công việc cao cho nhân viên.

Đã có nghiên cứu cho thấy răng những người lao động được quản lý sẽ mang lại hiệu suất công việc cao hơn những nhân viên không được quản lý. Chính vì vậy mà việc tăng hiệu suất công việc của nhân viên rất cần để sự tác động của người quản lý. Dưới đây là 7 đề xuất thực tế, các bước quản lý có thể áp dụng để tăng hiệu suất công việc bằng các cách sau đây.

- Thiết kế đòn bẩy kinh tế sao cho nhân viên thuộc mọi cấp của một tổ chức đều có cơ hội phát huy năng lực và vai trò của mình. Để những người nhân viên phát huy hết được thế mạnh của mình bạn cần phải đưa ra những nhận xét và động viên phù hợp từng người, hãy công nhận những thành tích mà họ đạt được. Hãy tạo những động lực, đòn bẩy để phát huy tinh thần cho nhân viên của mình. Nếu bạn chú trọng vào những động cơ kinh tế cấp cao thì hiệu suất lao động của nhân viên bạn sẽ được nâng lên.

- Quản lý hiệu suất công việc là một tiến trình: Tại đó các nhà quản lý xây dựng những mục tiêu, theo dõi giám sát, lên kế hoạch. Cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của nhân viên. Cũng như đóng góp của nó trong mục tiêu chung của một tập thể. Những người quản lý giỏi cần phải hiểu rõ hiệu suất công việc của mình là gì và để phát huy tối đa những vai trò của mình.

Tìm hiểu thêm:KPI là gì?

Công suất hiệu quả là gì
Cách tăng hiệu suất lao động của người quản tri

- Là người quản trị muốn hiệu suất lao động của nhân viên cao bạn còn phải thường xuyên đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng. Phản hồi là một kỹ năng quản lý quan trọng, kỹ năng quản lý cơ bản. Khả năng cung cấp các phản hồi hữu ích cho nhân viên trên tinh thần khuyến khích, thay vì làm họ nản lòng, là nền tảng của nghệ thuật quản lý nhân sự. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phản hồi luôn luôn phải tích cực. Đó không phải là cách làm của một người quản lý thực thụ. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, khen ngợi thành tích của nhân viên hay góp ý sửa đổi, giao tiếp cũng cần phải chân thành và cẩn trọng.

- Tôn trọng nhân viên, đừng chỉ quan tâm đến kết quả họ làm: Tôn trọng có thể là một động lực đơn giản nhưng mạnh mẽ. Người anh em sinh đôi tiêu cực của nó, thiếu sự tôn trọng, có tác dụng ngược lại cũng mạnh mẽ không kém. Khi nhân viên cảm thấy thực sự được tôn trọng (luôn luôn cảm thấy những nỗ lực của mình được đền đáp xứng đáng), họ có nhiều khả năng tiến xa hơn, bức phá giới hạn của bản thân để đem lại thành công cho doanh nghiệp của bạn.

- Hãy đảm bảo rằng quản lý ở tất cả các cấp của một tổ chức được đào tạo đầy đủ: Các công ty có xu hướng cho đầu tư mạnh vào đào tạo lãnh đạo. Trong khi có phần hơi lơ là vào công tác bồi dưỡng giám sát viên và người quản lý cấp trung. Tôi nghĩ tôi hiểu vấn đề này hơn ai hết. Bởi tôi đã từng trải bước qua từng cấp độ của một người quản lý. Tôi nhận được nhiều cơ hội đào tạo và phát triển đáng kể hơn trong các giai đoạn sau của sự nghiệp so với giai đoạn đầu. Nhưng giai đoạn đầu mới là lúc mà tôi cảm thấy cần chúng nhất.

- Hãy hỗ trợ nhân viên khi họ thật sự cần: Hỗ trợ có giá trị có thể có thể đến từ nhiều hình thức. Thay thế trang thiết bị bằng những cái mới khi nó đã lỗi thời hoặc không còn hiệu quả. Hỗ trợ về mặt tinh thần khi họ phải đối mặt với những lời chỉ trích không công bằng. Khi nhân viên của bạn mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Bạn cần hỗ trợ linh hoạt ở một mức độ hợp lý . Nhân viên sẽ khó lòng quên được sự giúp đỡ đúng lúc họ cần. Nó xây dựng thiện chí và lòng trung thành của nhân viên.

- Phong cách lãnh đạo thu phục lòng người: hãy để nhân viên tự hào khi được làm việc cho bạn: không có gì làm nản lòng nhân viên nhanh chóng hơn việc họ nhận thấy quản lý của họ có những hành động và biểu hiện không đáng được tôn trọng. Và cũng hiếm có điều gì tiếp thêm sinh lực cho nhân viên nhiều như một đội ngũ cấp cao mà họ ngưỡng mộ. Các nhà lãnh đạo luôn được theo dõi và đánh giá. Nhân viên cũng có con mắt tinh tường. Họ sẽ dõi theo và nhận định từng cử chỉ của người lãnh đạo.

- Đừng kiệm lời khen: Nếu như bạn cứ mãi tiết kiệm những lời khen ngợi và công nhận kể cả khi nhân viên của bạn thực sự xứng đáng. Bạn sẽ chẳng cảm nhận được hết giá trị và ý nghĩa của công việc quản lý. Một nghiên cứu trên nhân viên tôi vừa thực hiện gần đây. Kết quả thu được chỉ ra rằng sự công nhận đem lại động lực mạnh mẽ hơn nhiều so với tiền. Mặc dù điều này có thể ít đúng ở những bộ phận thuộc cấp cao hơn vì phần thưởng tiền mặt tăng lên. Nghiên cứu này tập trung vào năng suất của nhân viên nói chung. Bởi đó là bộ phận chính mang lại lợi ích cho một doanh nghiệp.

Đọc thêm:Hình thức khen thưởng là gì?

Công suất hiệu quả là gì
Cách tăng hiệu suất lao động của người quản tri

- Để làm tăng năng suất, sự gắn kết của nhân viên thực sự là một vấn đề. Quan trọng nhất, hầu hết các nhân viên sẽ thực sự muốn trở thành là một phần của một đội. Không chỉ đơn thuần là thành viên của một tổ chức. Phát triển và duy trì mối gắn kết khăn khít giữa những thành viên của một đội là mấu chốt để cải tiến hiệu quả công việc.

- Cân bằng giữa những thành quả khác nhau của mỗi người trong đội nhóm. Định hướng phát triển dựa trên sự thấu hiểu nhu cầu của từng người một. Cách quản lý này thực sự không dễ dàng, nhưng cũng không phải là không thể đạt được.

Trên là những cách làm để tăng hiệu suất lao động cho nhân viên mà mỗi người quản lý cần phải hiện những bước trên để có được một tập thể lao động có nhiều kết quả và thành tích cao. Còn rất nhiều cách quản lý khác nhau để mang đến hiệu suất cao trong quá trình làm việc.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn có thể trả lời được câu hỏi hiệu suất là gì? từ đó hiểu được tầm quan trọng của hiệu suất biết được những cách quản trị hiệu quả để mang lại hiệu suất công việc cao