Công thức hóa học của chất được tạo bởi fe2 và o2 là

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Lập công thức hoá học hợp chất được tạo bởi lần lượt từ các nguyên tố Na, Ca, Al với [ =O; -Cl ; =S; =SO4;-NO3 ; =SO3 ; =CO3; -HS; -HSO3 ; -HSO4 ; -HCO3 ; =HPO4 ; -H2PO4 ].

Các câu hỏi tương tự

DẠNG I: HÓA TRỊ
Câu 1:
Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba[OH]2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca[HCO3]2 Na2HPO4 ; Al[HSO4]3 ; Mg[H2PO4]2
Câu 2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi: P [III] và O; N [III]và H; Fe [II] và O; Cu [II] và [OH]; Ca và [NO3]; Ag và [SO4], Ba và [PO4]; Fe [III] và [SO4], Al và [SO4]; NH4 [I] và NO3

DẠNG II: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Câu 1:
Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt [III] oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt [III] oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra.


Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng [II] oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic. Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước. – Nếu thu được 6 g đồng [II] oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu?

DẠNG III: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Câu 1:
Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:

1/ Al + O2 → Al2O3 2/ K + O2 → K2O 3/ Al[OH]3 t0 → Al2O3 + H2O 4/ Al2O3 + HCl → AlCl3 + H20 5/ Al + HCl → AlCl3 + H2↑ 6/ Fe0 + HCl → FeCl2 + H20 7/ Fe203 + H2S04 → Fe2[S04]3 + H20 8/ Na0H + H2S04 → Na2S04 + H20 9/ Ca[0H]2 + FeCl3 → CaCl2 + Fe[0H]3 ↓ 10/ BaCl2 + H2S04 → BaS04↓ + HCl 11/ Fe[0H]3 t0→ Fe203 + H20 12/ Fe[0H]3 + HCl → FeCl3 + H20 13/ CaCl2 + AgN03 → Ca[N03]2 + AgCl ↓ 14/ P + 02 t0→ P205 15/ N205 + H20 → HN03 16/ Zn + HCl → ZnCl2 + H2↑ 17/ Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu 18/ C02 + Ca[0H]2 → CaC03↓ + H20 19/ S02 + Ba[0H]2 → BaS03↓ + H20 20/ KMn04 t0 → K2Mn04 + Mn02 + 02↑

DẠNG IV CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT


Câu 1: Hãy tính : Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 [đktc] Thể tích [đktc] của 9.1023 phân tử khí H2

Câu 2 Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi [đktc]

Có bao nhiêu mol oxi? Có bao nhiêu phân tử khí oxi? Có khối lượng bao nhiêu gam?

Câu 3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khó SO2.

Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc. Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên

DẠNG V TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al[OH]3, SO2, SO3, Fe2O3.
2: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O. [ĐS: P2O5]
3: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx[SO4]y .Xác định CTHH. [ĐS: Al2[SO4]3 ]
4:Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với hidro là 8,5. Hãy xác định công thức hóa học của X biết hợp chất khí có thành phần theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H.[ĐS: NH3]
Câu 5:một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207. a.Tính MX [ĐS: 64 đvC] b.Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng, còn lại là O. [ĐS: SO2]

DẠNG VI TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC


1: Cho 11,2gam Fe tác dụng với dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được Sắt [II] clorua [FeCl2] và khí hidro [H2] . c. Thể tích khí H2 thu được ở đktc.[ĐS:4,48 lít] d. Khối lượng HCl phản ứng.[ĐS:14,6 g] e. Khối lượng FeCl2 tạo thành.[ĐS:25,4 g]

2: Cho phản ứng: 4Al + 3O2 → 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng.

a. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.[ ĐS: 0,672 lít; 3,36 lít] b. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.[ĐS: 2.04 g]

3: Lưu huỳnh [S] cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ [SO2]. Phương trình hoá học của phản ứng là S + O2 SO2 . Hãy cho biết:

a] Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? Vì sao ? b] Thể tích khí oxi [đktc] cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.[ĐS: 33.6 lít]

c] Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí

em cần gấp!!! cứu em

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Lập công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi: P [hóa trị 5] và O; Fe [hóa trị 2] và Cl [hóa trị 1]; Al [hóa trị 3] và SO4 [hóa trị 2]; Ca [hóa trị 2] và PO4 [hóa trị 3]

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi hai nguyên tố Mg và Cl, biết trong hợp chất đó Mg có hóa trị 2, Cl có hóa trị 1.

- Nếu ý nghĩa của công thức hóa học vừa lập ở trên biết khối lượng mol của Mg là 24 và Cl là 35,5.

Câu 2: Lập các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:

a, P + O2 -------> T2O5

b, KClO3 --------> KCl + O2

c, P2O5 + H2O --------> H3TO4

d, Al + Cl2 ------> AlCl3

Câu 3: Khi cho 5,6 gam kim loại sắt vào dung dịch axit clohđric [ HCL] thì thu được muối sắt hai Clorua [ FECL2] và khí hiđro. Hãy

a, Lập phương trình hóa học

b, Tính thể tích khí sinh ra ở đktc

Chuyên đề: Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị

1. Công thức hóa học của đơn chất: Ax   

  • Với kim loại và một số phi kim ở trạng thái rắn thì x = 1. Ví dụ: Cu, Ag, Fe, Ca…
  • Với các phi kim ở trạng thái khí thường thì x = 2. Vi dụ: O2; Cl2; H2; N2

2. Công thức hóa học của hợp chất: AxByCzDt 

3. Ý nghĩa của CTHH: CTHH cho biết:

  • Nguyên tố nào tạo ra chất.
  • Số nguyên  tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
  • Phân tử khối của chất.

“ Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và  hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số   hóa trị của nguyên tố kia”

a    b

AxBy    => a.x = b.y.

5. Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị: 

Các bước thực hiện:
  • Viết CT dạng chung: AxBy.
  • Áp dụng qui tắc hóa trị: x.a = y.b
  • Rút ra tỉ lệ: xy = ba = ba [tối giản]
  • Viết CTHH.


Lập CTHH cho các hợp chất:

a.   Al và  O

b.   Ca và  [OH]

c.   NH4 và  NO3.

Giải:

     III  II

a.   CT dạng chung: AlxOy.

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị, ta có: x.III = y.II

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = IIIII => x = 2; y = 3

-     Suy ra CTHH: Al2O3

                                    II     I

      b. CT dạng chung: Cax[OH]y

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.II = y.I

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = III  => x = 1; y = 2

-     Suy ra CTHH: Ca[OH]2 [Chỉ số bằng 1 thì  không ghi trên CTHH]

c.   CT dạng chung: [NH4]x[NO3]y.

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.I = y.I

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = II => x = 1; y = 1

-     Suy ra CTHH: NH4NO3

Bài 1: Lập CTHH cho các hợp chất:

a. Cu[II]  và  Cl                        b. Al và  [NO3]                     c. Ca và  [PO4]

d. [ NH4] và  [SO4]                  e. Mg và  O                            g. Fe[III] và  [SO4].



Bài 2: Lập CTHH giữa sắt có  hóa trị tương ứng trong công thức FeCl2 với nhóm [OH].


Bài 3: Lập CTHH cho các hợp chất:

1. Al và  [PO4]                          2. Na và  [SO4]                    3. Fe [II] và  Cl
4. K và  [SO3]                          5. Na và  Cl                          6. Zn và  Br

7. Na và  [PO4]                                    8. Ba và  [HCO3]                          9. Mg và  [CO3]
10. K và  [H2PO4]                     11. Hg và  [NO3]                   12.Na và  [HSO4]


Cách làm khác:
  • Viết CT dạng chung: AxBy.
  • Tìm bội số chung nhỏ nhất của 2 hóa trị [a,b] = c
  • Suy ra:  x = c: a ; y = c:b
  • Viết CTHH.

Ví dụ:  Lập CTHH cho hợp chất: Al và  O

Giải:   

       III   II  

-     CT dạng chung: AlxOy.

-     BSCNN [3,2] = 6

-     x =  6: 3 = 2; y = 6 : 2 =3

-     Vậy CTHH: Al2O3

Ghi chú: Có thể lập nhanh một CTHH


- Khi a = 1 hoặc b = 1 hoặc a = b = 1 => x = b ; y = a.

- Khi a, b không phải là bội số của nhau [a không chia hết cho b và  ngược lại] thì x = b; y = a.


Chẳng hạn: Trong ví  dụ trên: 2 và 3 không phải là bội số của nhau => x = 2; y = 3 => CTHH: Al2O3

Video liên quan

Video liên quan

Chủ đề