Công thức tính nhu cầu năng lượng của trẻ

Theo thông tin của PGS. Ninh Thị Ứng, Bệnh viện Nhi Trung ương, dinh dưỡng trẻ em phải đảm bảo yêu cầu cơ bản: đủ số lượng, chất lượng, các chất cần thiết và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối theo lứa tuổi.

5 trào lưu hot đang “hút hồn” các mẹ nuôi con nhỏ

Dưới đây là cách tính và lưu ý cụ thể để biết được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Nhu cầu năng lượng:

Trẻ dưới 1 tuổi: 100 - 200 Kcal/Kg/ngày

Trẻ lớn cách tính: 1000 Kcal + 100 x tuổi. ( X là số tuổi).

Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu là chất bột đường, có ở trong gạo, bột mỳ, khoai, đường, mật.

Nhu cầu chất bột đường 10 - 15gram /kg/ngày, 1 gram bằng 4Kcal

Chất béo: một gram cho 9 Kcal

Chất đạm: một gram cho 4 Kcal

Nhu cầu chất protein (đạm):

Trẻ em cần nhiều đạm để xây dựng chất myelin, phát triển các mô, đổi mới tế bào, tổng hợp các men cho chuyển hoá các hooc môn, các khoáng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.

Chất đạm bao gồm các loại axit amin. Trứng, sữa, thịt, cá tôm, chứa axit amin cơ bản thiết yếu. Chất đạm của đậu nành và các loại đậu khác có chất lượng gần bắng đam thịt .

100 ml sữa mẹ cung cấp 61 Kcal , 88,3 gram nước, 1,5 gram protein, 3 gram lipid, 7 gram glucid. 100 gram thịt lợn cá nạc cung cấp trung bình 20gram protein; thịt bò 100gram cho 26 gram protein.

Cách tính nhu cầu protein: trọng lượng cơ thể x 3.

Trung bình 2-3 gram/kg/ngày.

Nhu cầu chất đạm chiếm 12-14% nhu cầu năng lượng một ngày.

Trẻ 6-7 tháng khi đã ăn bổ xung, mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 20 gram protein ( 70 gam thịt, hoặc cá, tôm). Nếu ăn trứng tương đương nửa lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.

Ảnh minh họa

Nhu cầu chất béo (lipid):

60% thành phần của não là chất béo, axit photpho chứa nhiều nhất trong não. Chất này không chuyển thành năng lượng mà nó tạo thành chất myelin góp phần vào dẫn truyền các xung động thần kinh.

Dầu, bơ, lạc, vừng, dầu thực vật, sữa chứa axit béo chuỗi dài và không nọ rất cần cho sự phát triển, tăng trưởng não bộ.

Trẻ càng nhỏ nhu cầu về chất béo so với % năng lượng càng cao.

Người ta thấy nhu cầu lipit có thể tính tương đương như lượng protein.

0-12 tháng : 1,5 - 2,3 gram /kg cân nặng/ngày.

1-3 tuổi : 1,5 - 2 g ram 1 kg cân nặng/ngày.

Axit béo còn để hoà tan các vitamin A, D, E, K.

Chất đường:

Chất đường sẽ cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn, giúp người no lâu. Glucid chủ yếu do ngũ cốc ( cơm), rau, của, quả cung cấp. Năng lượng do glucid nên chiếm khoảng 55-60% tổng số năng lượng của khẩu phần ăn hàng ngày.

Nhu cầu sinh tố (vitamin):

Trong các vitamin thì vitamin A, B1, B2, B12, C, E là các vitamin mà não trực tiếp cần đến.

Vitamin A liên quan đến sự hợp thành abbumin của hệ thần kinh. Nếu thiếu vitamin A mắt sẽ nhìn không rõ. Vitamin A có nhiều trong gan gà, lươn, lá tía tô, rau chân vịt, rau cải, lá su hào, cây cải dầu, cà rốt, trứng gà.

Vitamin B1: là chất không thể thiếu được cho sự phát triển của não và khả năng tư duy. Có nhiều trong gạo, men rượu, lạc, nấm, thịt lợn, hạt đậu, tằm, sữa tách bơ, tỏi.

Vitamin B2: Đường Gluco được dùng làm nguồn năng lượng cho não, khi đường Gluco tiến hành quá trình trao đổi chất, cần một lượng Vitamin nhóm B rất lớn. Vitamin B2 có nhiều trong men, gan bê, gan lợn, thịt gà, xúc xích thịt cá, cá tươi, sữa bò, cá chạch, lá su hào.

Vitamin B6: Chủ yếu liên quan đến quá trình trao đổi chất của An-bu-min, có tác dụng bổ trợ cho các chất xúc tác trong não, có nhiều trong các loại cá, hạnh đào, yến, hạt đậu, , gạo chưa giã.

Vitamin B12: Nếu thiếu Vitamin này sẽ dẫn đến thiếu máu, làm cho não không lấy được ôxy và các chất dinh dưỡng. Nó có trong gan bò, gan lợn, sữa tách bơ, dê, cá trích.

Vitamin C: Là nguyên tố rất cần thiết cho việc hợp thành và liên kết các tế bào não. Nó có trong rau cần hà lan, cải bắp, súp lơ, ớt tròn, lá su hào, cải dầu, rau chân vịt, quả hồng ngọt.

Vitamin E: Có thể cản trở quá trình lão hoá của não. Có nhiều trong hạt đậu, lạc, vừng đen, trứng gà, bánh mì, bột tiểu mạch, gan bò, đậu Hà Lan.

Nhu cầu về chất khoáng và các yếu tố vi lượng

Sắt: Cấu thành các sắc tố hồng cầu. Nhiệm vụ chính của nó là đưa ô-xy lên não. Có nhiều trong rau câu, cá, tôm, gan lợn, hải thảo, vừng, sợi cà rốt,, hạt đậu, đậu phụ miếng, cần Hà Lan, bột đậu vàng v..v..

Canxi: Có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh. Có trong tôm khô, cá khô, hải thảo, sữa tách bơ, vừng, tôm nõn, tảo quần đới, v..v..

Phốt pho: 80% lượng phốt pho thường kết hợp với canxi. Mỡ phốt pho là thành phần trọng yếu của não. Có trong gạo, cá khô, bột cá, cá ướp muối rồi phơi khô, phôi tiểu mạch, cá mực khô, và một số loại cá khác.

Kẽm: Trong não chứa rất nhiều chất dung môi, mà kẽm là thành phần cấu tạo nên các dung môi này, có tác dụng rất quan trọng. Có trong đậu phụ bì, đậu phụ miếng, cá khô, con hầu, rau câu, men, thịt lợn, chân giò, cam , hạt đậu, nấm, sò biển v..v..

Đồng: Có liên quan đến việc hấp thụ sắt, nó là vật chuyển ôxy tới não, có tác dụng rất quan trọng.

Men: Có trong mộc nhĩ, con hàu, rau câu, cá khô, trứng gà, sữa tách bơ, thịt lợn.

Mar-gar: Nó có tác dụng làm linh hoạt hoá các chất dung môi. Có chứa trong mộc nhĩ, rau câu, đậu phụ, rau câu xanh, mạch phiến, vừng, hạnh đào, cá khô.

Nhu cầu về nước

Trẻ sơ sinh nước chiếm 75% khối lượng cơ thể, trẻ lớn chiếm 65%. Do tầm quan trọng như vậy nên cần cung cấp hàng ngày đủ nước cho trẻ em.

Trẻ nhỏ trung bình 120 - 150ml/Kg. Trẻ lớn 50ml/Kg. Trời nóng cần gấp 2 gấp 3. H. Tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần ăn.

Chất đạm 10 - 14% tổng năng lượng (trong đó đạm động vật nên 50%) - Chất béo 30 - 40%, trong đó chât béo thực vật nên 30% tổng số chất béo đưa vào.

Chất bột, đường: 50-60%, trong đó đường chỉ nên dưới 30% tổng số chất bột đường.

(Theo VnMedia)

Việc tính được nhu cầu năng lượng cả ngày để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý là vấn đề khá quan trọng trong dinh dưỡng. Đây chính là cốt lõi của một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh nhằm tránh tình trạng thiếu hụt cũng như dư thừa năng lượng - căn nguyên của các căn bệnh liên quan đến lối sống.

1. Nhu cầu năng lượng là gì?

Nhu cầu năng lượng là số năng lượng cần thiết để đảm bảo quá trình sống, hoạt động và phát triển của cơ thể. Tất cả tế bào cần năng lượng để chuyển hóa và cơ thể cần năng lượng cho nhu cầu vận động hằng ngày.

Mỗi cá thể, mỗi độ tuổi, mỗi giới tính, mỗi loại hình công việc khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau. Kể cả khi hai người cùng độ tuổi, cùng giới tính, cùng làm một loại công việc giống nhau nhưng hai người này sẽ có nhu cầu năng lượng khác nhau. Sự khác nhau này là do:

  • Nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản khác nhau.
  • Hoạt động hàng ngày khác nhau.
  • Di truyền, khả năng phát triển và tăng trưởng khác nhau.
  • Nhu cầu năng lượng cho tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa năng lượng khác nhau do khẩu phần ăn khác nhau.

Ở trẻ em, năng lượng còn cần để lớn lên và phát triển nên nhu cầu năng lượng của chúng cao hơn người lớn một cách tương đối. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng sẽ có nhu cầu năng lượng cao hơn so với người trưởng thành.

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (Nguồn ảnh: ST)

2. Cách tính năng lượng tiêu hao trong ngày (TEE)

Tổng năng lượng tiêu hao trong ngày (TEE - Total Energy Expenditure) sẽ bao gồm nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (BEE) và nhu cầu năng lượng cho các hoạt động.

2.1. Nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (BEE)

Là phần năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể ở trang thái hoạt động tối thiểu (khi cơ thể ở trạng thái không hoạt động thể lực lẫn tinh thần (ngủ sâu). Nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản thường chiếm 50 - 75% nhu cầu năng lượng toàn bộ trong ngày.

► Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ bản

- Cấu trúc cơ thể:

Trong cơ thể, các cơ quan khác nhau có nhu cầu năng lượng khác nhau. Ví dụ: cơ, não, gan có nhu cầu năng lượng cao. Còn xương và mô mỡ có nhu cầu năng lượng thấp. Vì vậy, đối với người có hoạt động thể lực nhiều hơn, có khối cơ nhiều hơn thì sẽ có nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản cao hơn.

Người có cơ bắp sẽ có nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản cao hơn (Nguồn ảnh: ST)

- Giới tính:

Do nữ có mô mỡ nhiều hơn nam nên nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản của nữ thấp hơn nam từ 10 - 12%.

- Tuổi:

Sự giảm dần chuyển hóa cơ bản theo lứa tuổi có liên quan chặt chẽ với sự giảm khối nạc của cơ thể. Do đó, chuyển hóa cơ bản theo độ tuổi sẽ giảm dần theo thời gian từ 10 - 20%. Chuyển hóa cơ bản ở trẻ em > người lớn > người già.

Ví dụ: Người đàn ông độ tuổi từ 18 - 30 có chuyển hóa cơ bản 24 kcal/kg/ngày sẽ giảm dần đều từ 30 đến 60 tuổi chỉ còn 20 kcal/kg/ngày.

Nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản sẽ giảm dần theo thời gian (Nguồn ảnh: ST)

- Phụ nữ mang thai: 

Từ tháng thứ 6 đến tháng 9 chuyển hóa cơ bản tăng lên 20% so với bình thường.

- Thiếu và thừa dinh dưỡng:

Sau một thời gian bị thiếu dinh dưỡng, năng lượng ăn vào thấp hơn nhu cầu thì chuyển hóa cơ bản có thể giảm xuống tới 20 - 30% so với bình thường.

- Nhiệt độ cơ thể:

Nhiệt độ cơ thể tăng 1 độ C, chuyển hóa cơ bản tăng 10%. 

Nhiệt độ cơ thể cũng ảnh hưởng chuyển hóa cơ bản của cơ thể (Nguồn ảnh: ST)

Chúng ta có thể đo năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (BMR hoặc BEE) bằng các thiết bị chuyên biệt nhưng các phương pháp đo này thường khá tốn kém nên để tính nhanh, chúng ta có 2 cách tính như sau:

♦ Công thức tính chỉ số chuyển hóa cơ bản (BMR) theo trọng lượng và chiều cao:

- Nữ: BMR = 655 + [9,6 x số cân nặng] + [1,8 x chiều cao] - [4,7 x số tuổi].

- Nam: BMR= 66 + [13,7 x số cân nặng] + [5 x chiều cao] - [6,8 x số tuổi].

(Đơn vị: Cân nặng (kg); chiều cao (cm)).

♦ Hoặc chúng ta có thể tính nhanh theo công thức đơn giản sau đây (mức độ chính xác kém hơn công thức trên):

- Nam: BEE (Basal Energy Expenditure) = Cân nặng * 24 kcal/kg/ngày.

- Nữ: BEE (Basal Energy Expenditure) = Cân nặng * 22 kcal/kg/ngày.

Ví dụ: Nam có cân nặng 62kg thì BEE =  24*62 = 1.488 kcal/ngày.

(Lưu ý: Nếu chỉ số BMI nằm ngoài chuẩn bình thường (<18.5 hoặc > 22,9) thì cần quy đổi về cân nặng lý tưởng để tính. Công thức tính nhanh cho cân nặng lý tưởng = Chiều cao (cm) - 105).

2.2. Nhu cầu năng lượng cho hoạt động hàng ngày

Nhu cầu năng lượng cho hoạt động hàng ngày được tính bằng một hệ số tùy thuộc vào loại hình lao động, ngành nghề, công việc..., còn gọi là chỉ số hoạt động.

Mức độVí dụHệ số
Thụ độngNhững công việc chỉ ngồi hay đứng một chỗ trong thời gian dài như thợ may, nghề thêu, nhân viên đánh máy, nhân viên văn phòng, bảo vệ, thu ngân, họa sĩ, nhạc công, tài xế, nhân viên làm phòng thí nghiệm...1,2
NhẹNhững công việc đòi hỏi phải thường xuyên đi lại nhẹ nhàng và không mang vác nặng trong một thời gian dài.1,375
Trung bìnhGiữ trẻ, nhân viên vệ sinh nhà cửa, phục vụ nhà hàng...1,55
Năng độngNhững ngành nghề lao động chân tay như thợ hồ, nông dân, nghề mộc.1,725
Rất tích cựcVận động viên trong thời gian tập luyện chuẩn bị thi đấu, phu bốc xếp hàng hóa... nói chung, đây là mức rất khó đạt được, đòi hỏi vận động cơ bắp tích cực trong thời gian dài.1,9

=> Vậy tổng nhu cầu năng lượng tiêu hao trong ngày: TEE = BEE *chỉ số hoạt động.

3. Cách tính nhu cầu năng lượng cho người trưởng thành

TE = TEE + E (tập luyện) + E (nhu cầu đặc biệt)

  • TE: tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày.
  • TEE: tổng năng lượng tiêu hao.
  • E (tập luyện): nhu cầu năng lượng cho tập luyện thể dục thể thao ngoài công việc hàng ngày.
  • E (nhu cầu đặc biệt): nhu cầu cho các trạng thái cơ thể đặc biệt: trẻ em đang phát triển, phụ nữ mang thai, hoặc cho con bú…

3.1. Nhu cầu năng lượng cho tập luyện thể lực

Mức tiêu hao năng lượng trung bình mỗi giờ cho các môn thể thao theo các mức độ sau:

  • Nặng (chạy bộ pace dưới 6; bơi lội; judo; boxing…): 400 kcal/giờ.
  • Trung bình (chạy bộ pace từ 7 trở lên; cầu lông; đá bóng; bóng rổ; bóng chuyển; tennis; chạy xe đạp…): 300 kcal/giờ.
  • Nhẹ (đi bộ chậm; bowling; golf; cưỡi ngựa; bóng chày…): 200 kcal/giờ.

Chạy bộ với tốc độ trung bình tiêu hao 300 kcal/giờ (Nguồn ảnh: ST)

3.2. Nhu cầu cho các trạng thái cơ thể đặc biệt

Tại thời điểm 1 tháng sau sinh, nhu cầu năng lượng cho sự sinh trưởng chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu năng lượng, sau đó giảm còn khoảng 3% lúc 12 tháng tuổi và duy trì ở mức thấp cho đến tuổi dậy thì tăng lên 4%.

Nhu cầu năng lượng cho thai phụ trong 3 tháng đầu tương đương với mức chưa có thai (tức là người trưởng thành). Trong 3 tháng giữa tăng thêm 360 kcal/ngày và 3 tháng cuối tăng 475 kcal/ngày.

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2012, nhu cầu năng lượng ở phụ nữ trong thời kỳ cho con bú được chia làm hai nhóm: Nhóm bà mẹ ăn uống tốt và tăng cân đủ trong quá trình mang thai cần tăng thêm 505 kcal/ngày. Và nhóm ăn uống kém và tăng cân kém là 675 kcal/ngày.

Phụ nữ mang thai có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường (Nguồn ảnh: ST)

4. Thực hành cách tính nhu cầu năng lượng cho người trưởng thành

Ví dụ: Nữ có cân nặng 52kg (cân nặng chuẩn theo chiều cao), làm việc văn phòng thường xuyên đi lại nhẹ nhàng và có chạy bộ 30 phút mỗi ngày với tốc độ trung bình. Tính nhu cầu năng lượng và phân bổ các chất dinh dưỡng cho hợp lý?

Cách tính nhu cầu năng lượng cho nhân viên văn phòng (Nguồn ảnh: ST)

4.1 Xác định nhu cầu năng lượng

- Nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản: BMR hoặc BEE (Nữ) = 22 * 52 = 1.144 kcal/ngày.

- Tổng nhu cầu cho tiêu hao hàng ngày: TEE =  BEE*1,375 = 1.144*1,375 = 1.573 kcal/ngày.

- Nhu cầu cho tập luyện: E = 300*0.5 = 150 kcal/ngày.

- Tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày: TE = TEE + E = 1.573 + 150 = 1.723 kcal/ngày.

4.2. Phân bổ năng lượng cho các chất dinh dưỡng chính

Giả sử tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng (bột đường -  đạm - béo) của cô nhân viên văn phòng này với tình trạng sức khỏe bình thường là 60:15:25 thì ta tính được năng lượng tương ứng như sau:

- Chất bột đường: 1.723 * 60% = 1.033 kcal/ngày (~ 258,45 g/ngày).

- Chất đạm: 1.723 * 15% = 258,45 kcal/ngày (~ 64,6 g/ngày) => chất đạm thực vật 70% (45g/ngày) và chất đạm động vật 30% (20g/ngày).

- Chất béo: 1.723 * 25% = 430,75 kcal/ngày (~ 48 g/ngày).

5. Kết luận

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách tính nhu cầu năng lượng và cách phân bổ các chất dinh dưỡng chính cho bữa ăn hàng ngày một cách hợp lý để luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ đề