Công thức tính tổng lương trong Excel

Nếu như hàm SUM dùng để tính tổng các giá trị thì hàm SUMIF giúp bạn thực hiện phép toán tính tổng có điều kiện. Do đó, với những bài toán tính tổng nhưng chứa điều kiện kèm theo thì bạn buộc phải sử dụng đến hàm SUMIF.

Nội dung bài viết gồm có 2 phần:

  • Giới thiệu về hàm SUMIF
  • Ví dụ minh họa về hàm SUMIF

1. Giới thiệu về hàm SUMIF

Như đã nói ở trên, hàm SUMIF là hàm tính tổng chứa một điều kiện trong Excel.

Lưu ý: Với những hàm chứa hai điều kiện trở lên bạn phải sử dụng đến hàm SUMIFS, với hàm SUMIFS này bạn chỉ sử dụng từ  phiên bản Excel 2007 trở lên mà thôi.

Cú pháp như sau:

=SUMIF(range, criteria,sum_range)

Trong đó:

  • Range (bắt buộc): Là vùng chọn có chứa các ô điều kiện. Các ô trong phạm vi được chọn phải là số hoặc tên, mảng hay tham chiếu chứa số…
  • Criteria (bắt buộc): Là điều kiện để thực hiện hàm. Tiêu chí ở đây có thể ở dạng số, biểu thức, tham chiếu số, ô văn bản hoặc hàm xác định sẽ cộng các ô nào. Mọi tiêu chí đó phải bao gồm biểu tượng Logic, hoặc toán học đều phải được đặt trong dấu ngoặc kép (“) ngoại trừ những tiêu chí dạng số.
  • Sum_range : Vùng cần tính tổng.

Ví dụ: Ta có bảng số liệu sau:

Công thức tính tổng lương trong Excel

Bạn hãy tính tổng số điểm của những bạn học sinh nữ?

Từ bảng đó ta có công thức:

=SUMIF(C2:C6,"nữ",D2:D6) bạn sẽ nhận được bảng kết quả như sau:

Công thức tính tổng lương trong Excel

2. Ví dụ minh họa về hàm SUMIF

Ta có bảng số liệu như sau:

Công thức tính tổng lương trong Excel
 

Yêu cầu bạn:

  • Tính tổng tiền lương, tiền thưởng của nhân viên cần phải trả?
  • Tính tổng tiền thưởng của những người có mức thưởng thấp hơn 3 triệu đồng?

Để giải bài toàn này ta làm như sau:

Thứ nhất, tính tổng tiền lương của nhân viên:

Trước hết ta cần xác định:

  • Vùng chứa điều kiện đó chính là cột chức vụ từ C2->C8.
  • Điều kiện: chỉ tính với những ai là “nhân viên”.
  • Vùng tính tổng chính là cột tiền lương từ E2->E8.

Từ đó ta nhập công thức như sau:

=SUMIF(C2:C8,”nhân viên”,E2:E8) ta được kết quả là 35,000,000.

Công thức tính tổng lương trong Excel

Tương tự bạn có công thức tính tiền thưởng như sau:

=SUMIF(C2:C8,”nhân viên”,D2:D8) ta được kết quả là: 5,000,000.

Công thức tính tổng lương trong Excel

Tiếp đến, để tính tổng tiền thưởng của những ai có tiền thưởng thấp hơn 3 triệu đồng bạn tiến hành như sau:

Trước hết, đây là dạng tính tổng với điều kiện giá trị lớn hơn nhỏ hơn. Do đó, bạn phải thực hiện khác hơn một chút.

Ta thấy, điều kiện ở đây chính là nhỏ hơn 3 triệu, bạn không thể nhập vào công thức với dòng chữ như vậy. Mà thay vào đó, bạn cần phải sử dụng đến các dấu trong toán học đó là : <, >, = để tiến hành so sánh.

Trong trường hợp này, điều kiện là nhỏ hơn 3 triệu, do đó bạn cần sử dụng đến toán tử “<” để thực hiện.

Từ đó ta có công thức như sau:

=SUMIF(D2:D8,”<”&3000000,D2:D8) ta được kết quả là 5000000.

Công thức tính tổng lương trong Excel

Lưu ý: Khi viết những công thức so sánh bạn nên dùng dấu đóng mở ngoặc kép cho toán tử bạn dụng và thêm “&” để Excel hiểu được ý bạn muốn nói đến.

Như vậy, ta được bảng kết quả hoàn chỉnh cho bài toán như hình dưới đây. Khi bạn click vào từng ô kết quả nó sẽ hiện công thức trên thanh công cụ. Do đó, nếu muốn xem lại công thức bạn có thể thực hiện thao tác đó để xem.

Công thức tính tổng lương trong Excel

Như vậy, mình đã hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng hàm SUMIF. Với hàm này, khi bạn xác định được điều kiện thì bạn có thể viết được công thức nhanh chóng. So với cách sử dụng hàm SUM hay sử dụng hàm AVERAGE, thì hàm SUMIF có phần khó hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chưa hiểu bạn có thể cmt dưới bài mình sẽ hướng dẫn cụ thể hơn cho các bạn. Ngoài ra, nếu cảm thấy bài viết có ích bạn có thể Like và chia sẻ để mọi người cùng biết đến. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Thanh Hoàng 01/11/2021

Công thức tính tổng lương trong Excel

Tiệc Sale Lớn Nhất Năm - Xả Kho Giảm Hết

Mở tài liệu Excel, chọn cột mà bạn muốn. Sau đó, bạn sẽ thấy kết quả tính tổng ở góc dưới bên phải màn hình.

Cách tính tổng một cột trong Excel nhanh nhất

XEM NGAY bộ phần mềm chính hãng, sử dụng thả ga tại Thế Giới Di Động:

Mở tài liệu Excel, chọn AutoSum. Màn hình sẽ tự động nhập hàm tính tổng.

Cách tính tổng trong Excel với AutoSum

Nhấn Enter để hiển thị kết quả.

Cách tính tổng bằng nhập hàm SUM

Mở file Excel, nhập hàm =SUM(B2:B10) tại vị trí bạn muốn > Nhấn Enter để hiển thị kết quả.

Trong đó, B2:B10 là vị trí vùng dữ diệu bạn muốn tính tổng.

Bước 1: Mở file Excel, nhập hàm =SUM(B2:B10) tại vị trí bạn muốn.

Trong đó, B2:B10 là vị trí vùng dữ diệu bạn muốn tính tổng.

Cách tính tổng bằng nhập hàm SUM

Bước 2: Nhấn Enter để hiển thị kết quả.

Cách tính tổng bằng nhập hàm SUM

Mở file Excel, chọn vị trí bất kỳ > Chọn Data > Chọn Filter > Chọn biểu tượng hình tam giác ngược cột muốn lọc > Bấm chuột tích vào các mục muốn tính tổng > Bấm OK > Chọn AutoSum để tính tổng sau khi đã lọc.

Bước 1: Mở file Excel, chọn vị trí bất kỳ > Chọn Data > Chọn Filter.

Tính tổng các ô được lọc bằng Subtotal trong Excel

Bước 2: Chọn biểu tượng hình tam giác ngược cột muốn lọc > Bấm chuột tích vào các mục muốn tính tổng > Bấm OK.

Tính tổng các ô được lọc bằng Subtotal trong Excel

Bước 3: Chọn AutoSum > Bấm Enter để tính tổng sau khi đã lọc.

Tính tổng các ô được lọc bằng Subtotal trong Excel

Sau đó bạn sẽ nhận được kết quả tính tổng mình muốn.

Tính tổng các ô được lọc bằng Subtotal trong Excel

Mở file Excel, bôi đen bảng bạn muốn tính tổng > Bấm tổ hợp phím Ctrl + T > Bấm OK > Tích chuột vào mục Total row là phần mềm sẽ tự động thêm 1 hàng và tính tổng cho bạn.

Bước 1: Mở file Excel, bôi đen bảng bạn muốn tính tổng > Bấm tổ hợp phím Ctrl + T > Bấm OK.

Chuyển đổi dữ liệu của bạn vào bảng Excel để có được tổng số của các cột

Bước 2: Tích chuột vào mục Total row là phần mềm sẽ tự động thêm 1 hàng và tính tổng cho bạn.

Chuyển đổi dữ liệu của bạn vào bảng Excel để có được tổng số của các cột

Trên đây là hướng dẫn 5 cách tính tổng trong Excel nhanh nhất, đơn giản giúp bạn xử lý số liệu dễ dàng. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và đừng quên để lại bình luận phía dưới nhé!

Những hàm, công thức Excel nào thường sử dụng trong công việc kế toán tiền lương, hành chính nhân sự? Nội dung này đã được tổng hợp qua bài viết: Hàm, công thức excel sử dụng trong kế toán tiền lương.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể cách ứng dụng các hàm đó vào công việc như thế nào nhé.

Bài 5: Hàm SUMIF(range, criteria, [sum_range])

Hàm SUMIF là hàm tính tổng theo một điều kiện, ứng dụng hàm SUMIF vào các trường hợp:

  • Tính số công làm việc trong bảng chấm công khi chấm công theo số giờ làm việc với các điều kiện như Loại ngày, bộ phận…
  • Tính số công làm việc theo tháng của 1 cá nhân cụ thể để phục vụ cho việc tính lương.
  • Lập các báo cáo lương, phiếu lương cá nhân…

Ví dụ như sau:

Công thức tính tổng lương trong Excel

Tính số giờ làm vào ngày thường?

Tính số giờ làm ngày chủ nhật?

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Công thức tính tổng lương trong Excel

Công thức tính tổng lương trong Excel

Xét các thành phần để sử dụng hàm SUMIF:

  • Range: là vùng chứa điều kiện cần tính, ở đây là vùng B3:O3 là dòng về Loại ngày
  • Criteria: là loại ngày. Với ngày chủ nhật thì Criteria = “Chủ nhật”, nếu là ngày thường thì Criteria = “<>Chủ nhật”
  • [Sum_range]: là vùng cần tính tổng. Vùng này có thể có hoặc không (trường hợp range chính là vùng cần tính tổng thì không cần sum_range). Ở đây sum_range là vùng B4:O4 với nhân viên A, B5:O5 với nhân viên B

Chúng ta xây dựng hàm SUMIF như sau:

Trường hợp giờ làm ngày thường

P4=SUMIF($B$3:$O$3,”<>Chủ nhật”,$B4:$O4)

Công thức tính tổng lương trong Excel

Trường hợp giờ làm ngày chủ nhật

Q5=SUMIF($B$3:$O$3,”Chủ nhật”,$B5:$O5)

Công thức tính tổng lương trong Excel

Vùng B3:O3 cần cố định để không thay đổi khi copy công thức sang những ô khác

Vùng B4:O4 cần cố định cột B và O để khi copy công thức cho những nhân viên khác thì chỉ thay đổi dòng, không thay đổi cột để đảm bảo tham chiếu vẫn đúng.

Như vậy chúng ta đã có thể thực hiện việc ứng dụng hàm SUMIF vào công việc thật dễ dàng và chuyên nghiệp.

Để có thể nâng cao kỹ năng Excel trong công việc kế toán tiền lương, nhân sự, các bạn có thể tham gia khóa học Excel kế toán với những kiến thức về công việc kế toán tiền lương, hành chính, nhân sự trong thực tế và các kỹ năng excel kết hợp với VBA để giải quyết công việc, tối ưu hiệu suất của bạn.

Xem thêm: Cách lập báo cáo chi phí lương theo bộ phận và theo tháng với hàm SUMIFS trên Excel

Cách lập báo cáo tổng hợp theo từng tháng với hàm SUMIFS